Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
206
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1498

Điều chỉnh pháp luật đối với thương lượng tập thể trong doanh nghiệp tại Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Bích

ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI

THƢƠNG LƢỢNG TẬP THỂ TRONG DOANH NGHIỆP

TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ

Mã số: 62.38.01.07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS-TS TRẦN HOÀNG HẢI

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu

trong luận án này (Luận án) là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận

án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của ai khác. Nếu có

sự gian đối, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả Luận án

Nguyễn Thị Bích

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................6

2.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................................6

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................7

3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................7

3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................7

4. Kết quả nghiên cứu của luận án ..............................................................................8

5. Kết cấu của luận án .................................................................................................9

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ

THƢƠNG LƢỢNG TẬP THỂ TRONG DOANH NGHIỆP..............................10

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .........................................................................10

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................10

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................13

1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................20

1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu .....................................................21

1.2.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................21

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................24

ẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................26

CHƢƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƢƠNG LƢỢNG TẬP THỂ

TRONG DOANH NGHIỆP VÀ ĐIỀU CHỈNH BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI

THƢƠNG LƢỢNG TẬP THỂ TRONG DOANH NGHIỆP..............................27

2.1. Những vấn đề chung về thương lượng tập thể trong doanh nghiệp...................27

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thương lượng tập thể trong doanh nghiệp ..........27

2.1.2. Vai trò của thương lượng tập thể trong doanh nghiệp ....................................34

2.1.3. Những điều kiện cần thiết cho việc thương lượng tập thể trong doanh nghiệp

...................................................................................................................................35

2.2. Những vấn đề chung về điều chỉnh bằng pháp luật đối với thương lượng tập thể

trong doanh nghiệp....................................................................................................39

2.2.1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với thương lượng tập thể

trong doanh nghiệp....................................................................................................39

2.2.2. Những nội dung cơ bản cần điều chỉnh bằng pháp luật đối với thương lượng

tập thể trong doanh nghiệp........................................................................................44

2.3. Các công ước, khuyến nghị, hướng dẫn của ILO về thương lượng tập thể trong

doanh nghiệp .............................................................................................................50

2.4. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về thương lượng tập

thể trong doanh nghiệp..............................................................................................53

2.4.1. Trước năm 1994 ..............................................................................................53

2.4.2. Từ năm 1994 đến năm 2012............................................................................54

2.4.3. Từ năm 2012 đến nay......................................................................................55

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................58

CHƢƠNG 3 CHỦ THỂ THƢƠNG LƢỢNG TẬP THỂ TRONG DOANH

NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN .............................................................................59

3.1. Xác định chủ thể được qu ền thương lượng tập thể trong doanh nghiệp theo

qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành.............................................................59

3.1.1. Đối tượng được ph p hoặc hông được ph p thành lập và gia nhập tổ chức

đại diện của người lao động trong doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành

...................................................................................................................................60

3.1.2. Nguyên tắc thành lập tổ chức đại diện của người lao động trong doanh nghiệp

theo pháp luật Việt Nam hiện hành...........................................................................62

3.1.3. Thủ tục thành lập tổ chức đại diện của người lao động trong doanh nghiệp

theo pháp luật Việt Nam hiện hành...........................................................................64

3.1.4.Công nhận tổ chức đại diện của người lao động tham gia thương lượng tập thể

và quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện của người lao động trong doanh

nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành...............................................................65

3.2. Chủ thể c qu ền đàm phán, thương lượng tập thể trong doanh nghiệp theo qu

định của pháp luật Việt Nam hiện hành....................................................................69

3.3. Thực tiễn thực hiện các qu định về chủ thể thương lượng tập thể trong doanh

nghiệp tại Việt Nam thời gian qua. ...........................................................................70

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................76

CHƢƠNG 4 CÁC NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THƢƠNG

LƢỢNG TẬP THỂ TRONG DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA

PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN .......78

4.1. Nguyên tắc thương lượng tập thể trong doanh nghiệp theo qu định của pháp

luật Việt Nam hiện hành ...........................................................................................78

4.1.1. Nguyên tắc tự nguyện .....................................................................................78

4.1.2. Nguyên tắc thiện chí........................................................................................79

4.1.3. Nguyên tắc bình đẳng......................................................................................82

4.1.4. Nguyên tắc hợp tác..........................................................................................84

4.1.5. Nguyên tắc công khai và minh bạch ...............................................................85

4.2. Nội dung thương lượng tập thể trong doanh nghiệp theo qu định của pháp luật

Việt Nam hiện hành ..................................................................................................86

4.3. Qu trình thương lượng tập thể trong doanh nghiệp theo qu định của pháp luật

Việt Nam hiện hành ..................................................................................................90

4.4. Thực tiễn thực hiện các qu định về nguyên tắc, nội dung và qu trình thương

lượng tập thể tại Việt Nam thời gian qua..................................................................94

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4......................................................................................106

CHƢƠNG 5 BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ

.................................................................................................................................107

5.1. Phân loại tranh chấp về thương lượng tập thể trong doanh nghiệp theo qu định

của pháp luật Việt Nam hiện hành ..........................................................................108

5.2 Cách thức giải quyết tranh chấp về thương lượng tập thể trong doanh nghiệp

theo qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành...................................................110

5.2.1. Giải quyết tranh chấp thương lượng tập thể trong doanh nghiệp thông qua h a

giải theo qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành............................................111

5.2.2. Giải quyết tranh chấp thương lượng tập thể trong doanh nghiệp thông qua thủ

tục trọng tài theo qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành...............................120

5.2.3. Giải quyết tranh chấp thương lượng tập thể trong doanh nghiệp tại Tòa án

theo qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành...................................................128

5.3. Biện pháp thúc đẩy giải quyết tranh chấp thương lượng tập thể trong doanh

nghiệp theo qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành (đình công và giải quyết

đình công)................................................................................................................131

5.3.1. Đình công theo qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành .......................132

5.3.2. Giải quyết đình công theo qu định của pháp luật Việt Nam hiện hành ......138

5.4. Thực tiễn thực hiện các qu định về biện pháp thúc đẩy và giải quyết tranh

chấp thương lượng tập thể trong doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua.............150

CHƢƠNG 6 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ N NG CAO HẢ NĂNG

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THƢƠNG LƢỢNG TẬP THỂ

TRONG DOANH NGHIỆP .................................................................................154

6.1. Định hướng và yêu cầu hoàn thiện pháp luật về thương lượng tập thể trong

doanh nghiệp ...........................................................................................................154

6.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về thương lượng tập thể trong

doanh nghiệp ...........................................................................................................154

6.1.2. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về thương lượng tập thể

trong doanh nghiệp..................................................................................................156

6.1.3. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thương lượng tập thể trong doanh nghiệp

.................................................................................................................................161

6.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương lượng tập thể

trong doanh nghiệp..................................................................................................163

6.2.1. Hoàn thiện các qu định về chủ thể tham gia thương lượng tập thể trong

doanh nghiệp ...........................................................................................................163

6.2.2. Hoàn thiện các qu định về nguyên tắc, nội dung và qu trình thương lượng

tập thể trong doanh nghiệp......................................................................................167

6.2.3. Hoàn thiện các qu định về biện pháp thúc đẩy và giải quyết tranh chấp

thương lượng tập thể trong doanh nghiệp ...............................................................173

6.3. ột số iến nghị nhằm nâng cao khả năng thực hiện pháp luật về thương lượng

tập thể trong doanh nghiệp......................................................................................186

KẾT LUẬN CHƢƠNG 6......................................................................................189

KẾT LUẬN............................................................................................................191

DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ..................................................1

LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ...........................................................................1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................2

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Viết đầy đủ

1. BLLĐ Bộ luật Lao động ngà 18 tháng 6 năm 2012

2. ILO Tổ chức Lao động quốc tế

3. TLTT Thương lượng tập thể

4. GQTCLĐ Giải quyết tranh chấp lao động

5. NLĐ Người lao động

6. NSDLĐ Người sử dụng lao động

7. HĐTTLĐ Hội đồng trọng tài lao động

8. HGVLĐ Hòa giải viên lao động

9. TTVLĐ Trọng tài viên lao động

10. LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội

11. QHLĐ Quan hệ lao động

12. TƯLĐTT Thỏa ước lao động tập thể

13. UBND Ủy ban nhân dân

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, TLTT có vai trò quan trọng trong việc xây

dựng QHLĐ ổn định và là một trong các công cụ chủ yếu g p phần điều tiết hài hòa

mối quan hệ lợi ích giữa các bên trong QHLĐ.

Vấn đề TLTT được định nghĩa như sau trong Công ước số 154 năm 1981 của

ILO về thúc đẩy TLTT:

TLTT áp dụng cho mọi cuộc thương lượng giữa một bên là một NSDLĐ,

một nhóm NSDLĐ hoặc một hay nhiều tổ chức của NSDLĐ, với một bên

là một hay nhiều tổ chức của NLĐ, để: a) Quy định những điều kiện lao

động và sử dụng lao động; b) Giải quyết những mối quan hệ giữa những

NSDLĐ với những NLĐ; c) Giải quyết những mối quan hệ giữa những

NSDLĐ hoặc các tổ chức của họ với một hoặc nhiều tổ chức của NLĐ1

.

Tại Việt Nam, vấn đề TLTT hiện na được đề cập tại mục 2, mục 3 Chương

V của BLLĐ năm 2012 và một số văn bản hướng dẫn thi hành BLLĐ. Nhưng trên

thực tế, việc triển khai thực hiện các qu định về TLTT vẫn mang tính chất hình

thức, biểu hiện ở chỗ nhiều bản thỏa ước được ký kết sau TLTT chưa thực sự c

chất lượng. Đ là một trong các ngu ên nh n hiến các tranh chấp lao động tập thể

và đình công trái pháp luật gia tăng. Có nhiều l do dẫn đến tình trạng TLTT chưa

thực sự g p phần vào việc xây dựng QHLĐ hài h a, ổn định, trong đ nổi lên hai l

do chủ yếu là năng lực của tổ chức đại diện của NLĐ (với tư cách là chủ thể của

TLTT) còn hạn chế và các qu định pháp luật về TLTT tại Việt Nam c n nhiều bất

cập.

Trong bối cảnh nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Điều chỉnh pháp luật đối

với TLTT trong doanh nghiệp tại Việt Nam” là cần thiết, góp phần nâng cao tính

khả thi của các qu định pháp luật về TLTT, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và

những đ i hỏi hách quan của quá trình hội nhập quốc tế. Cụ thể là, sự cần thiết

phải nghiên cứu pháp luật về TLTT xuất phát từ những l do cơ bản sau đ :

Thứ nhất, việc nghiên cứu đề tài “Điều chỉnh pháp luật đối với TLTT trong

doanh nghiệp tại Việt Nam” nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn QHLĐ ở Việt

Nam hiện na .

1

Điều 2 Công ước số 154 về thúc đẩy TLTT

2

C thể thấ , thực tiễn TLTT ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế như

chưa c thương lượng thực chất nên chất lượng TƯLĐTT chưa tốt, nhiều bản

TƯLĐTT chỉ mang tính hình thức với các nội dung sao chép luật... Một trong

những nguyên nhân của tình trạng nà là quá trình thương lượng chưa thực sự bình

đẳng, nội dung thỏa thuận chưa cụ thể và c nhiều ếu tố chưa minh bạch. Tại một

số doanh nghiệp, NLĐ thậm chí hông được biết thông tin về việc doanh nghiệp có

TLTT, nội dung thương lượng gồm những vấn đề gì. Ở nhiều nơi, NSDLĐ c n n

tránh việc thương lượng, cố tình không ký kết TƯLĐTT. Số doanh nghiệp tiến

hành ký kết TƯLĐTT vẫn còn chiếm số lượng ít.

Như vậy, trong bối cảnh thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, việc

nghiên cứu và hoàn thiện các vấn đề pháp luật về TLTT là hết sức cần thiết và là

nhu cầu mang tính hách quan nhằm hạn chế những bất ổn trong quan hệ lao động

tập thể.

Thứ hai, việc nghiên cứu đề tài “Điều chỉnh pháp luật đối với TLTT trong

doanh nghiệp tại Việt Nam” nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế Việt Nam

theo cơ chế thị trường. Điều nà c ng hoàn toàn ph hợp với quan điểm của Đảng

Cộng sản Việt Nam về xây dựng QHLĐ hài h a, ổn định thể hiện trong một số văn

bản sau đ :

Kết luận số 09/KL-TW ngày 16/9/2011 của Bộ Chính trị về đề án nghiên cứu

sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về QHLĐ, cơ chế phối hợp giữa Nhà nước,

chủ doanh nghiệp, công đoàn để giải quyết các vấn đề tranh chấp lao động, bảo

hiểm xã hội và tiền lương tối thiểu. Đề án nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện về

QHLĐ và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, chủ doanh nghiệp, công đoàn

để giải quyết vấn đề tranh chấp lao động, vấn đề bảo hiểm xã hội, vấn đề tiền lương

tối thiểu của Đảng đoàn Quốc hội năm 2011 là văn bản nhấn mạnh đến vai trò của

tổ chức đại diện của NLĐ c ng như tầm quan trọng của việc TLTT nhằm nâng cao

vị thế của tổ chức đại diện tập thể NLĐ. Theo đ , quan điểm của Đảng về đề án của

Đảng đoàn Quốc hội là: “Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về

QHLĐ, cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, chủ doanh nghiệp, công đoàn để giải quyết

các vấn đề tranh chấp lao động, bảo hiểm xã hội và tiền lương tối thiểu”, điều này

được thể hiện trong Kết luận 09/KL-TW như sau: “Để xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn

định tiến bộ trong doanh nghiệp, giải pháp lâu dài có tính quyết định chính là xây

3

dựng và phát triển tổ chức công đoàn thực sự đại diện cho tập thể NLĐ tại các

doanh nghiệp”.

Năm 2015, Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2015 và Chỉ

thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai Nghị quyết 22 của

Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế ngà 07 7 2015 đã ác định phương hướng để

nước ta tiếp tục phát triển theo định hướng c sẵn và quan t m hơn tới việc phát

triển QHLĐ hài h a.

Tiếp đ , tại Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 về thực

hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã

hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã

khẳng định rõ quan điểm hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam và việc Nhà nước

Việt Nam cần chủ động điều chỉnh các văn bản pháp luật cho phù hợp với các cam

kết mà Việt Nam tham gia để đảm bảo vấn đề hội nhập quốc tế và tận dụng những

cam kết có lợi cho Việt Nam để phát triển kinh tế.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã

hội, nhất là tổ chức công đoàn trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đổi mới tổ chức,

hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của tình hình

mới, tạo điều kiện về nguồn lực đủ mạnh để bảo đảm hiệu quả các hoạt động đại

diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, thu hút NLĐ

và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp tham gia Tổng Liên đoàn Lao động Việt

Nam. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức của NLĐ nằm ngoài hệ

thống của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng

hợp của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.

Ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về phân công

trách nhiệm quản l nhà nước để đổi mới, tăng cường quản lý có hiệu quả sự ra đời

và hoạt động của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp, chính đáng của NLĐ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn

định, thành công.

Bảo đảm sự ra đời, hoạt động của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp phù hợp

với quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, kiện toàn các công cụ, biện pháp quản

lý nhằm tạo điều kiện để tổ chức này hoạt động thuận lợi, lành mạnh theo đúng qu

4

định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Lao động

quốc tế (ILO), đồng thời giữ vững ổn định chính trị - xã hội

2

.

Như vậ , c thể thấ Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện sự quan t m đến vấn

đề xây dựng các tổ chức đại diện của NLĐ và tiến hành TLTT tại các doanh nghiệp,

ác định đ là một trong các công cụ chủ ếu để phát triển QHLĐ hài h a trong

thời mới. Điều nà cho thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài TLTT nói

chung, đặc biệt là TLTT ở các doanh nghiệp tại Việt Nam n i riêng trong bối cảnh

hiện na .

Thứ ba, việc nghiên cứu đề tài “Điều chỉnh pháp luật đối với TLTT trong

doanh nghiệp tại Việt Nam” nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập tế. Trong bối cảnh

kinh tế thế giới đang c sự hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam đã và đang trong quá trình

đàm phán, ết và gia nhập nhiều hiệp định thương mại song phương và đa

phương, trong đ c các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới – là các hiệp

định có những nội dung cam kết về lao động, yêu cầu thực thi các tiêu chuẩn lao

động quốc tế cơ bản của ILO, trong đ c các tiêu chuẩn về TLTT.

Trước đ , trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình

Dương giữa 4 nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore (còn gọi là TPSEP

hoặc P4), tiền thân của Hiệp định TPP - có hiệu lực từ tháng 01 năm 2006 - không

c chương riêng về lao động. Theo đ , vấn đề lao động chỉ được qu định theo cơ

chế “mềm” trong Bản ghi nhớ về hợp tác lao động, các nước tham gia hiệp định này

cam kết thúc đẩy việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động đã nêu trong Tu ên bố năm

1998 của ILO và hông qu định về vấn đề giải quyết tranh chấp c ng như chế tài

nếu vi phạm các cam kết về lao động. Nhưng đến na , các FT thế hệ mới đã đưa

ra các điều khoản ràng buộc về lao động chặt chẽ hơn rất nhiều so với các FT

trước ia.

Việt Nam đã gia nhập 17 FT , trong đ 6 FT hu vực (ASEAN, ASEAN -

Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Ô-xtrây-li-a -

Niu Di-lân, ASEAN - Ấn Độ); 2 FT song phương (FT Việt Nam - Nhật Bản

(VJEPA) và FTA Việt Nam - Chi-lê) và còn nhiều FTA khác. Trong các FTA thế hệ

mới, đáng chú là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ u ên Thái Bình Dương

(CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu

2 Mục 2.10 Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội

nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định

thương mại tự do thế hệ mới

5

(EVFTA). Ngày 08/3/2018, Hiệp định CPTPP đã được ký kết. Các quốc gia thành

viên đã và đang đang trong quá trình tiến hành các thủ tục phê chuẩn để Hiệp định

có thể có hiệu lực từ đầu năm 2019. Tính đến ngà 10 12 2018 đã c 7 11 quốc gia

thành viên phê chuẩn Hiệp định CPTPP gồm Newzeland, Canada, Australia, Nhật

Bản, Mexico, Singapore và Việt Nam (Quốc hội Việt Nam đã thông qua Hiệp định

CPTPP vào ngày 12/11/2018 tại k học thứ 6 Quốc hội khóa XIV). Đối với

EVFTA, sau khi kết thúc đàm phán cuối năm 2015, hai bên đã hoàn tất quá trình rà

soát pháp lý toàn bộ Hiệp định. Dự kiến, Hiệp định sẽ được ký kết và phê chuẩn vào

cuối năm 2018, đầu năm 2019. Đ là hai hiệp định có những nội dung cam kết về

lao động ở mức độ cao. Theo Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên

minh Châu Âu (EVFTA), các bên cam kết: (i) tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện có

hiệu quả các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, trong đ c các tiêu chuẩn về tự do

liên kết và TLTT; (ii) tiến hành các nỗ lực liên tục nhằm tiến tới phê chuẩn các công

ước quốc tế của ILO, trong đ c 2 Công ước rất quan trọng liên quan đến việc đảm

bảo quyền thành lập các tổ chức đại diện cho mình và quyền TLTT của NLĐ là

Công ước số 87 và Công ước số 98. Theo Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ

u ên Thái Bình Dương (CPTPP), tại điều 19.3 Chương 19 về Lao động của Hiệp

định CPTPP qu định mỗi bên sẽ thông qua và du trì trong các đạo luật và quy

định c ng như trong thực hiện các đạo luật và qu định đ ở nước mình về quyền tự

do liên kết và công nhận một cách thực chất quyền TLTT3

.

Trên cơ sở đ , ngày 08/3/2018 Việt Nam đã cam ết riêng về lao động

trong Hiệp định CPTPP được thể hiện trong thư trao đổi của Bộ trưởng Bộ Công

thương Việt Nam với Bộ trưởng của 10 nước, gồm 4 đoạn:

Việt Nam cam kết thực hiện đầ đủ các nghĩa vụ (cam kết chung) trong

Chương 19 (Lao động) kể từ ngày Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam.

Đối với các vi phạm của Việt Nam (nếu c ) đối với các cam kết chung trong

Chương 19 (Lao động) thì các nước sẽ không áp dụng các biện pháp ngưng ưu đãi

thương mại đối với Việt Nam trong thời gian 3 năm ể từ khi Hiệp định CPTPP có

hiệu lực.

Đối với các vi phạm của Việt Nam (nếu c ) đối với quyền tự do hiệp hội và

TLTT thì các nước sẽ không áp dụng các biện pháp ngưng ưu đãi thương mại đối

với Việt Nam trong thời gian 5 năm ể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

3 Điều 19.3 trong Chương 19 của Hiệp định CPTPP

6

Trong thời gian từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực 5 năm đến trước khi

Hiệp định CPTPP có hiệu lực 7 năm, các vấn đề liên quan tới vi phạm của Việt

Nam (nếu có) về quyền tự do hiệp hội sẽ tiếp tục được các bên rà soát trong khuôn

khổ Hội đồng lao động của Hiệp định CPTPP theo Điều 19.12.4

Như vậy, với các cam kết của Việt Nam trong thư của Bộ trưởng nêu trên,

Việt Nam cần phải nhanh chóng nội luật h a các qu định về các tổ chức đại diện

của NLĐ, qu định về TLTT trong doanh nghiệp và c cơ chế giải quyết các tranh

chấp về TLTT đang là vấn đề cấp thiết cần xử l để đảm bảo các cam kết của Việt

Nam sau khi chính thức gia nhập Hiệp định CPTPP được thực thi. Hơn nữa, Việt

Nam đã là thành viên của ILO, đã tham gia vào nhiều công ước quan trọng của thế

giới về bình đẳng, hài hòa các quan hệ. Vì vậy, trong xu thế hội nhập có sự giao lưu

với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cần phải có những động thái tích cực để tạo

ra môi trường lao động hài hòa, ổn định và đáp ứng yêu cầu hội nhập inh tế quốc

tế.

Tóm lại, uất phát từ những lý do nêu trên, có thể thấy việc nghiên cứu đề tài

“Điều chỉnh pháp luật đối với TLTT trong doanh nghiệp tại Việt Nam” là hết sức

cần thiết trong bối cảnh hiện na .

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở của việc luận giải một số vấn đề

lý luận về TLTT trong doanh nghiệp, trên cơ sở ph n tích các qu định của pháp

luật về TLTT trong doanh nghiệp, đối chiếu và đánh giá thực tiễn thực hiện pháp

luật về TLTT, từ đ chỉ ra các hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành

về TLTT trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đ , tìm hiểu các qu định và inh nghiệm của các quốc gia, c ng

như tham hảo hướng dẫn của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) nhằm tìm iếm

những giải pháp hoàn thiện và thực thi hiệu quả các qu định pháp luật về TLTT

trong doanh nghiệp c ng là một mục đích nghiên cứu quan trọng nhằm đề xuất

những giải pháp hoàn thiện pháp luật ph hợp, g p phần xây dựng QHLĐ hài h a,

ổn định trong doanh nghiệp.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Dịch từ Thư trao đổi của Bộ trưởng Bộ công thương Việt Nam ký với Bộ trưởng 10 nước ngày 08/3/2018

về cam kết riêng của Việt Nam về lao động trong Chương 19 Hiệp định CPTPP

7

Để thực hiện các mục đích trên, tác giả ác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ

thể như sau:

Thứ nhất, phân tích, luận giải về tầm quan trọng của TLTT trong doanh

nghiệp. Từ đ , đánh giá về vai tr của TLTT trong các doanh nghiệp ở Việt Nam và

ác định các điều iện cần thiết cho TLTT phát triển thực chất tại các doanh nghiệp.

Thứ hai, phân tích làm rõ khái niệm và đặc điểm của TLTT trong doanh

nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu so sánh với pháp luật quốc tế về TLTT trong doanh

nghiệp. Cụ thể là, qu định của ILO trong các công ước quốc tế c liên quan đến

TLTT, kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về TLTT trong doanh nghiệp.

Từ đ , ác định những nội dung cơ bản cần điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn

đề TLTT trong doanh nghiệp.

Thứ ba, ph n tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện các

qu định về TLTT trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. ết hợp với việc nghiên

cứu quá trình hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam về TLTT trước đ nhằm

làm rõ những ết quả và bất cập trong việc ban hành và thực hiện pháp luật về

TLTT tại doanh nghiệp.

Thứ tư, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về

TLTT trong doanh nghiệp.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm:

- Qu định của BLLĐ hiện hành và các văn bản pháp luật của Việt Nam liên

quan đến TLTT trong doanh nghiệp;

- Thực trạng TLTT trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay;

- Các công ước, khuyến nghị, hướng dẫn của ILO về TLTT trong doanh

nghiệp;

- Qu định của một số quốc gia trên thế giới về TLTT trong doanh nghiệp.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn ở tên gọi của đề tài luận án

“Điều chỉnh ph p uật đối với thư ng thư ng tập th trong doanh nghiệp tại iệt

Nam”. Cụ thể là, luận án chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề điều chỉnh pháp luật đối

với TLTT trong các doanh nghiệp, hông nghiên cứu vấn đề TLTT diễn ra ở đơn vị

sử dụng lao động hác hông phải là “doanh nghiệp”, không nghiên cứu về

8

TƯLĐTT trong doanh nghiệp mặc d TƯLĐTT là ết quả các bên đạt được sau

TLTT, tác giả chỉ đề cập đến kết quả mà các bên đạt được sau quá trình TLTT là gì.

Đồng thời, luận án chỉ tập trung vào vấn đề TLTT trong doanh nghiệp tại Việt Nam.

Những vấn đề về điều chỉnh pháp luật đối với TLTT tại Việt Nam được luận án tập

trung nghiên cứu bao gồm: chủ thể TLTT, các nguyên tắc, nội dung và quy trình

TLTT, các biện pháp thúc đẩy và cách thức giải quyết tranh chấp về TLTT.

Như vậy, luận án sẽ không nghiên cứu các vấn đề khác về điều chỉnh pháp

luật đối với TLTT như ử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp

luật về TLTT, TLTT ngoài phạm vi doanh nghiệp. Những vấn đề này sẽ được tác

giả nghiên cứu ở những đề tài hác hi c điều kiện.

4. Kết quả nghiên cứu của luận án

Thứ nhất, luận án đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của vấn đề thương

lượng tập thế trong doanh nghiệp như hái niệm, đặc điểm, vai trò của thương

lượng tập thể, những điều kiện cần thiết cho việc thương lượng tập thể trong doanh

nghiệp. Bên cạnh đ , luận án c ng làm rõ sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng

pháp luật đối với vấn đề thương lượng tập thể trong doanh nghiệp; nghiên cứu

những nội dung cơ bản cần điều chỉnh bằng pháp luật đối với TLTT trong doanh

nghiệp. Ngoài ra, luận án còn tìm hiểu các Công ước, khuyến nghị, hướng dẫn của

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về thương lượng tập thể để làm cơ sở đánh giá sự

phù hợp giữa qu định của pháp luật Việt Nam với qu định của ILO; nghiên cứu

quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về thương lượng tập thể

trong doanh nghiệp để làm tiền đề cho các nội dung nghiên cứu tiếp theo của luận

án.

Thứ hai, luận án đã ph n tích và đánh giá được thực trạng ban hành và thực

tiễn thực hiện các qu định pháp luật Việt Nam về thương lượng tập thể trong

doanh nghiệp như: chủ thể TLTT, nguyên tắc TLTT, nội dung TLTT và quy trình

thương lượng tập thể, biện pháp thúc đẩy và giải quyết tranh chấp thương lượng tập

thể trong doanh nghiệp. Đ là một trong các căn cứ quan trọng để luận án đề xuất

các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương lượng tập thể trong doanh

nghiệp tại các chương sau của Luận án.

Thứ ba, luận án đã đưa ra các định hướng và yêu cầu hoàn thiện pháp luật về

thương lượng tập thể trong doanh nghiệp; đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện

pháp luật Việt Nam về thương lượng tập thể trong doanh nghiệp và nâng cao hiệu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!