Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
69
Kích thước
529.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1850

Điều chỉnh pháp luật mối liên kết giữa công ty mẹ và công ty con trong mô hình nhóm công ty

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT MỐI LIÊN KẾT

GIỮA CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON

TRONG MÔ HÌNH NHÓM CÔNG TY

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Huy Hồng

Học viên: Đặng Thị Tuyết Mai

Lớp: Cao học Luật Kinh tế

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2007

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

1- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:

Với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ

nghĩa, những chỉ số phát triển kinh tế khá cao và ổn định trong những năm vừa qua,

cùng với sự kiện gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) vào tháng 11/2006,

Việt Nam đã chứng tỏ là đất nước đã, đang và sẽ thu hút đầu tư nước ngoài. Để tăng

cường tập trung vốn, nguồn lực khoa học kỹ thuật, công nghệ… nhằm tăng khả

năng cạnh tranh với các tập đoàn, doanh nghiệp của nước ngoài, đã có nhiều mô

hình nhóm công ty (tập đoàn kinh tế, công ty mẹ - công ty con) của Nhà nước và tư

nhân được thành lập trong thời gian qua. Nhóm công ty là một thực thể kinh tế với

sự liên kết của các pháp nhân kinh tế độc lập, trong đó, mối liên kết giữa công ty mẹ

và công ty con là xương sống, quyết định sự tồn tại và hình hài của mô hình.

Tuy nhiên, do loại hình này còn khá mới và trong giai đoạn thử nghiệm, các

quy định pháp luật để điều chỉnh vẫn còn chưa đầy đủ nên không thể tránh khỏi

những thiếu sót, vướng mắc. Mặc dù đã được chính thức đưa vào Luật Doanh

nghiệp năm 2005 nhưng vấn đề này mới chỉ được đề cập ở dạng sơ khởi, với những

quy định cơ bản nhất. Trong khi đó, nhiều công ty mẹ - công ty con và tập đoàn

kinh tế cả nhà nước lẫn tư nhân ngày càng tăng nhanh về số lượng và quy mô, lại

phải tự tìm tòi, áp dụng những cách thức phù hợp để tồn tại và phát triển, điều này

không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn. Ngoài ra, do thiếu sự điều chỉnh của

pháp luật, sẽ có những nhà quản trị công ty mẹ chọn lựa những cách hành xử không

đúng đắn, gây thiệt hại cho lợi ích của các cổ đông thiểu số - là những nhà đầu tư

nhỏ, với tiếng nói không có nhiều trọng lượng trong công ty. Vì vậy, nghiên cứu

một cách toàn diện về sự liên kết giữa công ty mẹ và công ty con trong mô hình

nhóm công ty từ thực tiễn những nhóm công ty đã được thành lập hiện nay, qua đó

đề xuất những định hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là vô cùng cần thiết.

Trang 3

Từ các lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài ”ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT

MỐI LIÊN KẾT GIỮA CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON TRONG MÔ

HÌNH NHÓM CÔNG TY” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học luật.

2- Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:

Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về mối liên kết giữa

công ty mẹ và công ty con trong pháp luật hiện hành, đối chiếu với thực tiễn hoạt

động của các nhóm công ty. Qua đó, chỉ ra những điểm mạnh cần phát huy, các vấn

đề khó khăn vướng mắc cũng như những điểm mà pháp luật chưa đề cập, đồng thời,

đề xuất những giải pháp nhằm điều chỉnh các mối liên kết này trong khuôn khổ

pháp lý nhưng đồng thời vẫn khuyến khích và tạo điều kiện để mô hình phát triển.

Với những mục đích này, đề tài có nhiệm vụ:

Một là, nghiên cứu về bản chất, các đặc điểm và cách thức hình thành nhóm

công ty cũng như những ưu, khuyết điểm và sự cần thiết phải áp dụng mô hình này

vào điều kiện Việt Nam.

Hai là, nghiên cứu quy định của pháp luật về mối liên kết giữa công ty mẹ và

công ty con, phân tích những bất cập và điểm mạnh của pháp luật hiện hành.

Ba là, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, tạo điều kiện cho

nhóm công ty phát triển.

3- Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu về sự liên kết giữa công ty mẹ và công ty con

trong mô hình nhóm công ty (cả Nhà nước lẫn tư nhân), bao gồm: Quan hệ về sở

hữu (chi phối vốn), quan hệ liên kết thông qua hợp đồng kinh tế, quan hệ hợp tác

nghiên cứu khoa học, …

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu những công trình khoa học, quyển

sách, bài báo, tạp chí, đánh giá của các chuyên gia kinh tế, pháp lý trong và ngoài

nước, ý kiến của những nhà quản lý, các doanh nghiệp (trên các bài báo, tạp chí,

trang web…) về nhóm công ty (công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế) cũng

Trang 4

như sự liên hệ giữa công ty mẹ và công ty con. Tổng hợp những vấn đề này, đối

chiếu với quy định của pháp luật Việt Nam, qua đó phát hiện ra những điểm bất

cập, những vấn đề mà pháp luật chưa đề cập đến cũng như những vướng mắc, khó

khăn trong quá trình thực hiện pháp luật để đề xuất giải pháp hoàn thiện.

4- Tình hình nghiên cứu:

Việc liên kết công ty dưới hình thức công ty mẹ - công ty con và tập đoàn

kinh tế là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Đã có một số quyển sách, đề tài

chuyên khảo về vấn đề này, như:

1. Vũ Huy Từ, "Mô hình tập đoàn kinh tế trong CNH-HĐH".

2. Nguyễn Đình Phan (chủ biên), "Thành lập và quản lý tập đoàn kinh tế ở

Việt Nam".

3. Trần Tiến Cường (chủ biên), "Lý luận và kinh nghiệm quốc tế về tập đoàn

kinh tế ứng dụng vào Việt Nam".

4. Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Bình Trọng về “Hoàn thiện tổ chức quản lý

doanh nghiệp Nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con trong điều kiện Việt

Nam (vận dụng vào Tổng công ty cơ khí xây dựng)”.

5. Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Dương Mỹ An về "Địa vị pháp lý của

các doanh nghiệp trong Tổng công ty Nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty

con".

6. Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Trâm về "Mô hình công

ty mẹ - công ty con và vấn đề chuyển đổi mô hình hoạt động của các tổng công ty

Nhà nước hiện nay"…

Và ngoài ra, còn nhiều bài viết, ý kiến của những nhà chuyên môn đăng trên

các tờ báo, tạp chí. Tuy nhiên, những quyển sách, bài viết, công trình nghiên cứu

này chỉ tập trung về khía cạnh kinh tế của tập đoàn kinh tế, hoặc về địa vị pháp lý

của các doanh nghiệp Nhà nước trong mô hình công ty mẹ - công ty con, chưa tập

Trang 5

trung nghiên cứu chuyên sâu về sự liên kết giữa công ty mẹ và công ty con. Do đó,

có thể nói đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về đề tài này.

5- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:

Về mặt lý luận, luận văn tập trung nghiên cứu một cách khá đầy đủ về các

vấn đề lý luận cũng như phân tích thực trạng của việc liên kết giữa công ty mẹ và

công ty con.

Các nội dung và kết quả nghiên cứu được đề cập tại luận văn có thể dùng

làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, sinh viên và doanh nghiệp.

Các kiến nghị được đề ra có thể là những đề xuất, gợi ý cho việc xây dựng và

hoàn thiện pháp luật về nhóm công ty.

6- Kết cấu của luận văn:

Luận văn bao gồm:

- Lời mở đầu.

- Phần nội dung với 02 chương:

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH NHÓM CÔNG TY.

CHƯƠNG 2: SỰ LIÊN KẾT GIỮA CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON

TRONG MÔ HÌNH NHÓM CÔNG TY - THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN

THIỆN.

- Phần kết luận.

- Danh mục tài liệu tham khảo.

Trang 6

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH NHÓM CÔNG TY

1.1 Bản chất của mô hình nhóm công ty

1.1.1 Khái niệm về nhóm công ty

1.1.1.1 Quan niệm của một số nước trên thế giới

Được hình thành vào rất sớm, từ nửa đầu thế kỷ 19 tại các nước Tây Âu và

Bắc Mỹ, tập đoàn kinh tế dần dần phát triển mở rộng ra các khu vực khác và được

coi là hình thức lý tưởng để phát triển kinh tế. Đến thế kỷ 20, kinh tế thế giới chứng

kiến sự phát triển hùng mạnh của những con rồng châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), và

cùng với sự kiện này, keiretsu, chaebol là những từ dần dần trở nên quen thuộc trên

các phương tiện thông tin đại chúng.

Để có một cái nhìn toàn diện về mối liên kết trong tập đoàn kinh tế, tác giả

chọn nghiên cứu về các tập đoàn kinh tế ở những nước khởi thủy của mô hình này ở

khu vực châu Âu và Bắc Mỹ (Đức, Hoa Kỳ) và những nước châu Á đã áp dụng mô

hình một cách thành công trong việc phát triển kinh tế (Nhật Bản, Hàn Quốc). Dĩ

nhiên, không thể không nhắc đến nước láng giềng Trung Quốc, vốn có nhiều điểm

tương đồng về xuất phát điểm, chế độ kinh tế, xã hội, đường lối phát triển…, và

cũng đang sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hóa, xây dựng

các tập đoàn kinh tế mạnh như Việt Nam.

- Trung Quốc: Liên kết công ty tại nước này được khởi đầu từ những năm

1950 và thực hiện dưới hình thức tập đoàn xí nghiệp. Công cuộc này đã dừng lại

trong giai đoạn cách mạng văn hóa và sau đó được tiếp tục vào đầu những năm 80

bằng sự ra đời của hàng loạt tập đoàn doanh nghiệp. Với sự giúp đỡ mạnh mẽ của

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!