Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975
PREMIUM
Số trang
112
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1526

Diễn ngôn tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHAN THỊ CẨM HIỀN

DIỄN NGÔN TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT

NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

BÌNH ĐỊNH – NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHAN THỊ CẨM HIỀN

DIỄN NGÔN TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT

NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8.22.01.21

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Sơn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong

bất cứ một công trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận văn

Phan Thị Cẩm Hiền

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cảm ơn toàn thể quý thầy cô giáo Khoa Khoa học Xã hội và

Nhân văn, phòng Đào tạo sau Đại học, thƣ viện trƣờng Đại học Quy Nhơn đã

tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy

giáo, TS. Nguyễn Thanh Sơn – ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn khích lệ

tôi hoàn thành luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã tạo mọi điều kiện

giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn

Phan Thị Cẩm Hiền

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 6

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 7

5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 7

6. Cấu trúc của luận văn................................................................................ 8

CHƢƠNG 1.VỀ LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN VÀ SỰ TRĂN TRỞ ĐỔI

MỚI TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN MINH CHÂU .................................... 9

1.1. Về lý thuyết diễn ngôn ........................................................................... 9

1.1.1. Khái niệm diễn ngôn ....................................................................... 9

1.1.2. Diễn ngôn văn học ........................................................................ 11

1.1.3. Tình hình giới thiệu, vận dụng lý thuyết diễn ngôn trong nghiên

cứu văn học ở Việt Nam ......................................................................... 13

1.2. Nguyễn Minh Châu và sự trăn trở đổi mới tiểu thuyết........................ 18

1.2.1. Nguyễn Minh Châu và hành trình sáng tạo nghệ thuật................. 18

1.2.2. Hành trình sáng tạo tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975..... 23

1.2.3. Sự trăn trở đổi mới tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu .............. 30

Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................ 36

CHƢƠNG 2. DIỄN NGÔN TIỂU THUYẾT NGUYỄN MINH CHÂU SAU

1975 DƢỚI GÓC ĐỘ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG ........................................... 38

2.1. Thức nhận về hiện thực cuộc sống....................................................... 38

2.1.1. Sự kiếm tìm một tiếng nói mới ..................................................... 38

2.1.2. Thức nhận về cuộc chiến đã qua................................................... 40

2.1.3. Sự chuyển dịch nhận thức về hiện thực cuộc sống sau chiến tranh.... 42

2.2. Diễn ngôn về quyền lực dân sự, thế sự................................................ 43

2.2.1. Hƣớng đến các vấn đề rộng lớn của hiện thực xã hội................... 43

2.2.2. Hƣớng đến những vấn đề cá nhân, bản thể................................... 51

2.2.3. Hƣớng đến những đối thoại với diễn ngôn chính trị..................... 62

Tiểu kết Chƣơng 2....................................................................................... 66

CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CHIẾN LƢỢC DIỄN NGÔN CỦA TIỂU THUYẾT

NGUYỄN MINH CHÂU SAU 1975 QUA NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG

ĐIỆU ............................................................................................................... 68

3.1. Chiến lƣợc diễn ngôn trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975

qua ngôn ngữ trần thuật............................................................................... 68

3.1.1. Ngôn ngữ mang màu sắc thế sự.................................................... 69

3.1.2. Ngôn ngữ mang chất thông tục, suồng sã ..................................... 73

3.1.3. Ngôn ngữ mang dấu ấn văn hóa, vùng miền ................................ 76

3.2. Chiến lƣợc diễn ngôn trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975

qua giọng điệu trần thuật............................................................................. 82

3.2.1. Giọng điệu bình thản, khách quan ................................................ 82

3.2.2. Giọng điệu triết lý, phẩm bình ...................................................... 87

3.2.3. Giọng điệu mỉa mai, chua xót....................................................... 91

Tiểu kết Chƣơng 3....................................................................................... 95

KẾT LUẬN..................................................................................................... 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 98

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

DANH MỤC VIẾT TẮT

Nxb : Nhà xuất bản

tr : trang

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại,

nhà văn Nguyễn Minh Châu có một vị trí quan trọng. Không chỉ là một tác

gia lớn với nhiều tác phẩm xuất sắc, ông còn đƣợc xem là “ngƣời mở đƣờng

tinh anh và tài năng nhất” (Nguyên Ngọc), “nhà văn tiên phong của văn học

đổi mới” (Trần Đình Sử). Sáng tác của ông thể hiện rõ thái độ thức nhận về

thực tiễn theo nguyên tắc minh họa của một thời. Nhà văn phủ nhận nguyên

tắc sáng tác ấy bằng cách nỗ lực đổi mới nhận thức về chính trị cũng nhƣ tƣ

duy nghệ thuật, cách viết. Các tác phẩm ra đời sau 1975 của ông đã tạo ra

bƣớc ngoặt hết sức quan trọng cho sự đổi mới văn học dân tộc. Nghiên cứu

Nguyễn Minh Châu để thấy đƣợc giá trị nghệ thuật phong phú cũng nhƣ

những đóng góp to lớn của ông đối với văn học Việt Nam hiện đại, do đó, là

công việc cần thiết, mang ý nghĩa lí luận và thực tiễn.

Trong nhà trƣờng, Nguyễn Minh Châu cũng là một tác giả lớn với

nhiều tác phẩm ƣu tú đƣợc lựa chọn đƣa vào giảng dạy ở nhiều cấp bậc học.

Trong chƣơng trình Ngữ văn phổ thông hiện hành, hai truyện ngắn Bến quê và

Chiếc thuyền ngoài xa đƣợc giảng dạy ở lớp 9 và lớp 12. Sắp tới đây, trong

chƣơng trình tổng thể Ngữ văn (ban hành năm 2018), truyện ngắn Mảnh trăng

cuối rừng của ông lại sẽ đƣợc đƣa vào giảng dạy ở trung học phổ thông.

Nghiên cứu Nguyễn Minh Châu, vì thế, còn có ý nghĩa nhất định đối với hoạt

động dạy và học của giáo viên và học sinh.

Là một tác giả tài năng có nhiều đóng góp lớn, Nguyễn Minh Châu

đƣợc chú ý ngay từ những tác phẩm đầu tiên. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, đã có

hàng trăm công trình lớn nhỏ về Nguyễn Minh Châu đƣợc công bố. Tuy

nhiên, lịch sử nghiên cứu Nguyễn Minh Châu vẫn chƣa dừng lại. Những năm

2

gần đây, nhiều lý thuyết nghiên cứu văn học mới cũng đã đƣợc áp dụng để

khai thác, khám phá các tầng vỉa trong tác phẩm của ông. Bên cạnh nghiên

cứu theo hƣớng thi pháp học, tự sự học, ký hiệu học…; sáng tác của Nguyễn

Minh Châu cũng bắt đầu đƣợc nhìn nhận dƣới lăng kính của phê bình sinh

thái, lý thuyết diễn ngôn…

Nghiên cứu sáng tác Nguyễn Minh Châu dƣới góc độ lý thuyết diễn

ngôn là một hƣớng đi tiềm năng, hứa hẹn mở ra con đƣờng tiếp cận mới đầy

triển vọng. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, việc vận dụng lý

thuyết diễn ngôn vào nghiên cứu Nguyễn Minh Châu mới dừng lại ở một số

tác phẩm riêng biệt và ở thể loại truyện ngắn. Nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn

Minh Châu nói chung, các tiểu thuyết sau 1975 nói riêng dƣới góc độ lý

thuyết diễn ngôn vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Xuất phát từ thực tiễn

trên cùng mong muốn khám phá tiểu thuyết của ông bằng lý thuyết diễn ngôn,

chúng tôi kế thừa các nhà nghiên cứu đi trƣớc và phát triển luận văn Diễn

ngôn tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu sau 1975.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

2.1. Tình hình nghiên cứu văn học dưới góc nhìn lý thuyết diễn ngôn ở

Việt Nam

Trên thế giới, trào lƣu vận dụng lý thuyết diễn ngôn vào nghiên cứu

văn học diễn ra rầm rộ từ những năm 60 của thế kỷ XX. Ở nƣớc ta, đây là một

hƣớng nghiên cứu còn tƣơng đối mới mẻ. Khởi đi từ các công trình ngôn ngữ

học liên quan đến lý thuyết diễn ngôn và các công trình dịch thuật, giới thiệu

về diễn ngôn văn học, những công trình nghiên cứu văn học Việt Nam dƣới

góc độ lý thuyết diễn ngôn bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỷ XX. Trong vòng

hơn 10 năm trở lại đây, hƣớng nghiên cứu ngày càng quan tâm, với nhiều

công trình quan trọng ra đời. Có thể kể ra những công trình tiêu biểu nhƣ

Diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến

3

1945 của Trần Văn Toàn (2009), Quy ước diễn ngôn giai đoạn 1986-1991

(2010) và Diễn ngôn về sự thật trong văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới

(2015) của Trần Thiện Khanh, Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn của

Nguyễn Thị Ngọc Minh (2012), Luận văn thạc sĩ Diễn ngôn lịch sử trong

tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội thề của Nguyễn

Quang Thân của Trƣơng Thị Nhung (2014), Luận văn thạc sĩ Đổi mới diễn

ngôn văn hóa trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh của Khuất

Thị Thu Hiền (2015), Luận văn thạc sĩ Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu từ

góc nhìn lý thuyết diễn ngôn của Trần Văn Lực (2015), Bản chất xã hội và

thẩm mĩ của diễn ngôn văn học và Bước ngoặt diễn ngôn và sự thay đổi hệ

hình trong nghiên cứu văn học của Trần Đình Sử (2016), 22 định nghĩa về

diễn ngôn của Lã Nguyên (2016), Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ

góc độ diễn ngôn của Nguyễn Thị Hải Phƣơng (Nxb Giáo dục Việt Nam,

2016), Luận án tiến sĩ Diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội

chủ nghĩa Việt Nam của Nguyễn Thị Vân Anh (2017), Luận văn thạc sĩ Diễn

ngôn về giới nữ trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại (khảo sát sáng tác

của Dạ Ngân, Y Ban, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ) của Nguyễn Thùy Hòa

(2018), Luận án tiến sĩ Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương

đại của Vũ Thị Hƣơng (2019), Diễn ngôn thân thể trong thơ nữ đương đại

Việt Nam của Hồ Tiểu Ngọc (2020)… Nhìn chung, các công trình đã tổng

thuật một cách khá đầy đủ về lý thuyết diễn ngôn và có những hƣớng tiếp

cận, cách lý giải mới mẻ đối với việc nghiên cứu văn học Việt Nam.

Có thể thấy, tuy “sinh sau đẻ muộn” so với nhiều hƣớng nghiên cứu

khác nhƣ thi pháp học, tự sự học, phân tâm học, sinh thái học… nhƣng bức

tranh nghiên cứu văn học Việt Nam từ góc độ lý thuyết diễn ngôn trong vòng

hơn 10 năm qua khá đa dạng, phong phú. Nhiều tác phẩm, tác giả, trào lƣu,

hiện tƣợng văn học ở tầm vĩ mô cũng nhiều vấn đề cụ thể trong các tác phẩm

4

ở tầm vi mô đƣợc nhiều nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên cao học

tiếp cận, soi chiếu, lý giải từ lý thuyết diễn ngôn và đạt đƣợc nhiều thành tựu

quan trọng.

2.2. Tình hình nghiên cứu Nguyễn Minh Châu nói chung và tiểu

thuyết Nguyễn Minh Châu từ góc nhìn diễn ngôn nói riêng

Nguyễn Minh Châu là một tài năng lớn của văn học Việt Nam hiện đại.

Các sáng tác của ông ngay từ lúc công bố đã gây đƣợc nhiều sự chú ý lớn

trong công chúng văn học cũng nhƣ giới nghiên cứu, phê bình. Hơn nửa thế

kỷ qua, đã có nhiều công trình tiếp cận sáng tác Nguyễn Minh Châu trên

nhiều phƣơng diện. Trong phạm vi của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi xin

điểm qua một số công trình quan trọng sau:

Năm 1993, trong bài viết “Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi

mới cách nhìn con ngƣời” [29], Nguyễn Văn Hạnh từ việc quan sát sự đổi

mới tƣ duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong những năm 80 đã đi đến

khẳng định nhà văn có sự dũng cảm phủ định chính mình để thay đổi cách

nhìn về con ngƣời và cuộc sống, từ đó thay đổi cách viết. Đây là một trong

những công trình sớm nhất nghiên cứu quá trình chuyển biến, đổi mới tƣ duy

nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau 1975.

Năm 1999, Lại Nguyên Ân, Tôn Phƣơng Lan tập hợp, tuyển chọn từ

các bài viết quan trọng về Nguyễn Minh Châu đã công bố trên các báo, tạp

chí thành cuốn Nguyễn Minh Châu con người và tác phẩm [5]. Đây là một

trong những công trình cập nhật kịp thời, thể hiện khá đầy đủ chân dung

Nguyễn Minh Châu và sự nghiệp văn học của ông.

Cũng trong năm này, Tôn Phƣơng Lan công bố Phong cách nghệ thuật

Nguyễn Minh Châu [54]. Đây là một trong những chuyên luận quan trọng về

Nguyễn Minh Châu. Công trình tập trung nghiên cứu đặc sắc trong truyện,

tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu để khái quát, kiến giải, làm nổi bật phong cách

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!