Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết nguyễn đình tú qua “hoang tâm” và “xác phàm”
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ THỊ KIM
DIỄN NGÔN TÍNH DỤC
TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ
QUA “HOANG TÂM” VÀ “XÁC PHÀM”
Chuyên ngành: Văn học Việt
Nam Mã số: 8220121
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ MINH HIỀN
Phản biện 1: TS. Bùi Bích Hạnh
Phản biện 2: TS. Thái Phan Vàng Anh
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Trường
Đại học Sư phạm vào ngày 31 tháng 03 năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
- Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Diễn ngôn (discourse) là một đối tượng thu hút sự quan
tâm của nhiều ngành khoa học như: ngôn ngữ học, xã hội học, nhân
chủng học, triết học, tâm lí xã hội, nghiên cứu giao tiếp, phương
pháp luận dân tộc, khoa học chính trị, văn hóa học,... Riêng ở lĩnh
vực văn học, thời gian gần đây, khái niệm diễn ngôn đã bắt đầu xuất
hiện trong các bài nghiên cứu, ở nhiều góc độ khác nhau. Nghiên cứu
diễn ngôn là một cách tiếp cận văn chương mới, không chỉ dừng lại ở
bề mặt văn bản mà là siêu văn bản nên đầy hứa hẹn.
1.2. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, tính dục đã trở thành
một chủ đề lớn của văn học nghệ thuật. Các nhà văn hiện đại đã chủ
động vận dụng yếu tố tính dục để khám phá sự đa chiều, đa diện của
hiện thực, bóc mở những ẩn ức khác nhau của đời sống nhân sinh.
Trong tác phẩm văn học, tính dục không còn là điều phải né tránh mà
đã được nhìn nhận một cách đầy đủ và khách quan dưới cái nhìn giàu
tính nhân bản. Dưới mỗi nguồn sáng soi chiếu, tính dục lại phát ra
những luồng tán sắc nhất định. Tính dục trong văn chương không chỉ
dừng lại ở những yếu tố nhỏ lẻ mà đã trở thành các diễn ngôn tính
dục, có tính đối thoại với các giá trị, lịch sử, văn hóa, đạo đức, tín
ngưỡng... hiện tồn cố hữu trong đời sống. Thực tế đó đã đặt các nhà
nghiên cứu văn học đứng trước một hướng tiếp cận mới: diễn ngôn
tính dục.
1.3. Nguyễn Đình Tú là một nhà văn trẻ nhưng được đánh
giá là “một nhà văn có nghề” khi sử dụng tính dục để mã hóa tư
tưởng. Bởi vậy, giải mã tiểu thuyết của nhà văn này dưới góc độ diễn
ngôn tính dục là một hướng nghiên cứu thú vị và có hiệu quả cho
2
việc khai mở nhiều tầng giá trị ý nghĩa của tiểu thuyết Nguyễn Đình
Tú.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Diễn ngôn tính
dục trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú qua “Hoang tâm” và “Xác
phàm” để nghiên cứu. Chúng tôi mong sẽ góp một tiếng nói vào việc
khẳng định diễn ngôn tính dục đã trở thành một loại diễn ngôn mới
thực sự có giá trị. Đồng thời, qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi
mong sẽ nêu bật được những nét khác biệt trong “kĩ thuật xử lí yếu
tố tính dục” của Nguyễn Đình Tú so với các nhà văn đương thời. Đó
là cơ sở để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh năng lực của nhà văn trẻ
này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Những năm gần đây, việc nghiên cứu về diễn ngôn tính dục
trong văn học Việt Nam đã không còn là một vấn đề quá mới mẻ.
Thuật ngữ diễn ngôn tính dục đã xuất hiện trong các bài nghiên cứu.
Một số công trình nghiên cứu có giá trị như: Bài viết Những hình
thái diễn ngôn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau đổi mới
của tác giả Nguyễn Văn Hùng, bài viết Về một diễn ngôn tính dục
trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam (từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
) của Trần Văn Toàn, bài viết Một cách hiểu về diễn ngôn tính dục
trong thơ Trần Dần của tác giả Đinh Minh Hằng, công trình Sức
mạnh diễn ngôn tính dục trong một số tiểu thuyết Mỹ Latin hiện đại
của nhà nghiên cứu Nguyễn Thành Trung,…
Nhìn chung, các bài viết đều khẳng định diễn ngôn tính dục
là một kiểu diễn ngôn mới, mang tính đối thoại với nhiều hệ tư
tưởng. Nghiên cứu diễn ngôn tính dục đem lại hiệu quả cho việc khai
mở nhiều tầng giá trị ý nghĩa của văn bản, đồng thời thẩm định tài
năng và khẳng định phong cách của nhà văn. Những bài viết nghiên
3
cứu về vấn đề diễn ngôn tính dục trên đây là nguồn tài liệu quý báu,
định hướng về mặt lí luận và phương pháp để chúng tôi thực hiện đề
tài này.
Với một sức sáng tạo không ngừng nghỉ, Nguyễn Đình Tú đã
để lại trong độc giả hình ảnh của một cây bút vững tay, bền bỉ, “có
nghề”. Tám tập tiểu thuyết ra mắt đều nhận được sự đón đợi của độc
giả và sự quan tâm của các nhà nghiên cứu bởi tính “có vấn đề” của
nó. Đặc biệt, với vấn đề tính dục, tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú
cũng nhận được sự quan tâm đáng kể. Một số công trình nghiên cứu
vấn đề tính dục trong hai tiểu thuyết Hoang tâm và Xác phàm như:
Hoang tâm hay cuộc trở về với căn tính văn hóa của nhà nghiên cứu
Inrasara, bài viết Hoang tâm và cái logic của thực tại phi lý của Ngô
Hương Giang, bài viết Hoang tâm – Một cách lí giải về thân phận
con người sau chiến tranh của tác giả Triệu Xuân, bài viết Xác phàm
- Tiểu thuyết về chiến tranh biên giới và người chuyển giới của Lữ
Mai…
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã khẳng định những đóng
góp tích cực của Nguyễn Đình Tú khi đưa yếu tố tính dục vào tiểu
thuyết. Đó là những gợi dẫn quý báu để chúng tôi thực hiện đề tài
này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những biểu hiện của diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú trên hai phương diện nội dung và hình thức.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hai tiểu thuyết Hoang tâm (NXB Hội nhà văn, 2013) và Xác
phàm (NXB Trẻ, 2014) của Nguyễn Đình Tú.
4
4. Đóng góp của đề tài
Nếu thành công, luận văn sẽ góp phần tìm hiểu, khám phá, lí
giải diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú trên hai
phương diện nội dung và hình thức biểu hiện, đồng thời, thấy được
những kí mã tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua các diễn ngôn
tính dục trong hai tiểu thuyết Hoang tâm và Xác phàm. Từ đó, luận
văn góp phần khẳng định tài năng và sự đóng góp của nhà văn
Nguyễn Đình Tú trong nỗ lực cách tân nền văn học Việt Nam đương
đại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội
dung của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú và diễn ngôn tính
dục trong văn chương.
Chương 2: Tính dục – con đường giải mã bí ẩn của cõi người
trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú qua “Hoang tâm” và “Xác
phàm”.
Chương 3: Nghệ thuật kiến tạo diễn ngôn tính dục trong tiểu
thuyết Nguyễn Đình Tú qua “Hoang tâm” và “Xác phàm”.
5
CHƢƠNG 1
TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ
VÀ DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG VĂN CHƢƠNG
1.1 Vài nét về diễn ngôn và diễn ngôn tính dục trong văn chƣơng
1.1.1. Diễn ngôn
Diễn ngôn (Discourse) đã trở thành một đối tượng thu hút sự
quan tâm của rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu như: ngôn ngữ học, xã
hội học, triết học, văn hóa học, tâm lí xã hội,…
Khác với các ngành khoa học trên đây, diễn ngôn trong văn
học tạo lập tri thức, biểu hiện năng lực cảm thụ cái đẹp, cách lí giải,
cách cắt nghĩa thế giới và con người của chủ thể phát ngôn. Sự hình
thành diễn ngôn chịu sự chi phối của các yếu tố như: thời đại, chính
trị, văn hóa, đạo đức, ý thức hệ, thị hiếu thẩm mĩ, tâm lí,… Cho nên,
khi nghiên cứu diễn ngôn văn học là chúng ta đi nghiên cứu hệ thống
chủ thể diễn ngôn, trong đó chú trọng sự tác động qua lại giữa ba yếu
tố: người viết, nhân vật và người đọc.
Diễn ngôn văn học là một hình thái nghệ thuật ngôn từ với
sự thống nhất hữu cơ giữa tư tưởng, nội dung và hình thức nghệ
thuật. Diễn ngôn văn học là diễn ngôn thứ sinh, được kiến tạo lại và
thể hiện trong ngôn ngữ hình tượng (với hệ thống sự kiện, nhân vật,
người kể chuyện, kết cấu, tình tiết, ngôn ngữ, các phương thức tu từ,
giọng điệu, thế giới biểu tượng,…) chịu sự chi phối của hệ thống
quan điểm, tư tưởng nhất định. Diễn ngôn văn chương có tính đối
thoại với mọi tri thức, tôn giáo, đức tin, đạo đức, văn hóa, luật pháp,
các ngưỡng giá trị… Như vậy, có thể hiểu: diễn ngôn trong nghiên
cứu văn học là chiến lược phát ngôn nghệ thuật, thể hiện trong các
nguyên tắc cấu tứ, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ để vượt
6
thoát khỏi các hạn chế nhằm phát ra được tiếng nói mới, thể hiện tư
tưởng mới trong chỉnh thể sáng tác.
1.1.2. Diễn ngôn tính dục
Tính dục ở loài người là năng lực giới tính, thể chất, tâm lý
và sinh dục, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của nam giới và nữ
giới. Tính dục là một khái niệm có nội hàm rộng, vừa phản ánh mối
quan hệ giới tính, vừa chứa đựng những yếu tố hữu hình và ẩn giấu
của cá nhân. Khác với tình dục (chỉ đề cập tới mối quan hệ giới tính,
là cái biểu hiện ra bên ngoài của tính), tính dục (sexuality) không
phải là hành vi cụ thể mà là một hiện tượng văn hóa, đó là một tạo
tác mang tính lịch sử (theo Foucault).
Tính dục tồn tại trong tư cách là những diễn ngôn tính dục
chỉ khi nó được tạo ra bởi những diễn ngôn nhằm hợp thức hóa
những quan hệ quyền lực, những tương tác xã hội và văn hóa để thực
hiện một dự đồ nào đó của chủ thể sáng tạo. Diễn ngôn tính dục được
nhận diện dựa vào nội dung phát ngôn. Theo tiêu chí nội dung phát
ngôn, diễn ngôn tính dục đồng đẳng với diễn ngôn kì ảo, diễn ngôn
về bệnh điên, diễn ngôn hậu thực dân, diễn ngôn lịch sử, diễn ngôn
nữ quyền,…
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đi đến một cách hiểu về
diễn ngôn tính dục trong văn chương như sau: Diễn ngôn tính dục
chỉ chiến lược phát ngôn nghệ thuật, thể hiện trong các nguyên tắc
cấu tứ, xây dựng cốt truyện, nhân vật, thế giới biểu tượng, sử dụng
ngôn ngữ, giọng điệu…lấy yếu tố tính dục làm phương tiện để nhằm
thực hiện một dự đồ nào đó của chủ thể sáng tạo, phát ra được tiếng
nói mới, thể hiện tư tưởng mới trong chỉnh thể sáng tác.
Tiếp cận diễn ngôn tính dục ở một tác phẩm nghệ thuật là
con đường tiếp cận đời sống sâu kín của con người; bước vào tư
7
tưởng thẩm mĩ, mô hình quan niệm con người, quan niệm về thế giới
của chủ thể sáng tạo. Việc tìm hiểu về diễn ngôn tính dục cũng giúp
ta nhận thấy những nguyên nhân chiều sâu trong việc kiến tạo và
hình thành nên những quan niệm về con người trong một thời đại cụ
thể.
1.2. Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú trong dòng chảy tiểu thuyết
mang khuynh hƣớng tính dục của văn học Việt Nam đƣơng đại
1.2.1. Sự vận động của yếu tố tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại
Yếu tố tính dục trong văn chương có sự vận động qua từng
giai đoạn văn học. Ban đầu chỉ là những yếu tố đơn lẻ, sau trở thành
những diễn ngôn khoa học về tính dục. Sau Đổi mới, diễn ngôn khoa
học về tính dục được mở rộng với nhiều biên độ. Đặc biệt, trong lĩnh
vực tiểu thuyết đương đại Việt Nam đã hình thành một khuynh
hướng sáng tác mới: khuynh hướng tính dục.
Khuynh hướng tiểu thuyết tính dục có sự phổ quát trên mọi
phương diện/ đề tài của văn chương đương đại. Trong đó, sự xuất
hiện của yếu tố tính dục trong tiểu thuyết ở đề tài lịch sử đã thực sự
khuấy động, làm “dậy sóng” văn đàn. Việc bùng nổ các yếu tố tính
dục trong các tiểu thuyết lịch sử sau đổi mới được gắn với tinh thần
nhận thức lại lịch sử. Các tiểu thuyết thuộc đề tài lịch sử đã có bước
chuyển mình mạnh mẽ từ diễn ngôn đạo lí sang diễn ngôn tính dục.
Các tác giả đã chú ý nhiều đến biểu hiện của vô thức thông qua bản
năng tính dục, đặc biệt là vô thức cá nhân, những ẩn ức, những nỗi
ám ảnh trong chiến tranh. Đó là những điều mà trong văn học thời
chiến, bên cạnh chủ nghĩa anh hùng tập thể chưa khai thác được.
Các nhà văn không chỉ tạo lập diễn ngôn tính dục trên mảnh
đất lịch sử mà còn mở rộng biên độ với sự xuất hiện của tính dục ở
8
đề tài đời tư – thế sự. Tính dục gắn với tâm linh, với sự tồn vong của
văn hóa, với quá trình nhận thức bản thể… được các nhà văn chú
trọng khám phá.
Như vậy, có thể khẳng định rằng trong tiểu thuyết đương đại
Việt Nam đã và đang hình thành một khuynh hướng sáng tác mới:
Khuynh hướng tính dục. Cơ sở để tính dục trở thành một khuynh
hướng trong sáng tác đã được nhiều nhà nghiên cứu lí giải theo
những cách riêng, tựu trung có thể kể đến các cơ sở sau:
Thứ nhất, với phương châm đổi mới để tồn tại và phát triển,
Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã mở ra bước ngoặt, là điều kiện
để nhà văn mở rộng tầm nhìn, đổi mới từ tư duy nghệ thuật đến kĩ
thuật tự sự. Đó cũng là một cơ hội để người cầm bút có điều kiện
“vượt thoát”, “thể nghiệm” những điều mới lạ, trong đó có vấn đề
tính dục.
Thứ hai, không thể phủ nhận sự tác động của văn học nước
ngoài khi vào Việt Nam đã tạo nhiều động lực cho những tác phẩm
thuộc khuynh hướng này ra đời. Những tác phẩm nước ngoài đã đưa
đến cho bạn đọc Việt Nam những cách nhận thức mới hoàn toàn
khác với lối tư duy truyền thống trước vấn đề tính dục.
Thứ ba, bản thân tính dục là một chủ đề hấp dẫn, “mời gọi”
người đọc và người viết. Bởi vậy, chủ thể sáng tạo hăng say viết, chủ
thể tiếp nhận cũng hăng say đón đợi đã trở thành một “dây chuyền”
tất yếu cho các sáng tác thuộc khuynh hướng tính dục ra đời.
Thứ tư, sự vận động của xã hội cũng tạo ra những ẩn ức tính
dục mới, thu hút sự quan tâm của người viết. Sex trong văn học ngày
nay đã trở thành phương tiện để chuyển tải những ẩn ức mới của đời
sống nhân sinh: như khát vọng truy tìm bản thể, sự tồn vong của văn
9
hóa, sự va chạm của các mã hiện thực với tâm linh, ý thức với vô
thức,...
Thứ năm, bản thân chủ thể sáng tạo luôn mang tâm thức/ ý
thức “vượt thoát” cái cũ, truy tìm cái mới. Sự thức tỉnh của “cái tôi
nhà văn” trên hành trình sáng tạo đã buộc họ phải đổi mới chính
mình trong tư duy và lối viết. Sự bình đẳng/ dân chủ/ đa dạng trong
tư duy về hiện thực đã hướng ngòi bút của nhà văn đến những cách lí
giải riêng về nhiều vấn đề phức tạp của đời sống nhân sinh, trong đó
có vấn đề tính dục.
Thứ sáu, sự thẩm định theo hướng tích cực của các nhà
nghiên cứu, phê bình văn học là một nguồn động lực cho sáng tác.
Những nhà phê bình, nghiên cứu văn học dần dần chấp nhận một thứ
diễn ngôn mới gọi là diễn ngôn tính dục. Không chỉ vậy, họ tìm cách
lí giải nó dựa trên những học thuyết khoa học như: vô thức, tâm linh,
bản năng, ẩn ức, nữ quyền luận,... Điều đó trở thành nguồn động lực
lớn để hình thành một xu hướng sáng tác mới trong văn chương: xu
hướng tính dục hóa (sexualization).
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Đình Tú
Nguyễn Đình Tú quan niệm: đã là nhà văn thì nên làm việc
một cách chuyên nghiệp, không ngơi nghỉ công việc sáng tạo. Song
với mỗi nhà văn khi cầm bút cần ý thức tạo ra cái mới để không lấy
mất thời gian của người đọc vào những điều nhàm chán và vô bổ.
Nhà văn cũng quan niệm để xem sáng tác văn chương là một
nghề, nhà văn không chỉ có năng khiếu, bởi nếu chỉ có năng khiếu
thôi sẽ “chạy vòng quanh” trong những tác phẩm văn chương chật
hẹp. Để theo được cái nghề này và trở thành tài năng sáng tạo, người
cầm bút cần có nhiều thứ nữa, đó là: Kiến thức, vốn sống, tâm huyết,
sự rèn luyện, học hỏi và lòng yêu nghề.
10
Không chỉ như vậy, với anh, chẳng có gì là bất khả. Mọi đề
tài anh đều có thể chạm đến. Cho nên, trong tiểu thuyết của anh dung
chứa mọi vấn đề của cuộc sống từ sắc dục, đồng tính, bạo lực, đến
tâm linh, văn hóa, lịch sử… Quan niệm nghệ thuật này đã trở thành
kim chỉ nam khi anh chạm vào các vấn đề nhạy cảm như vấn đề tính
dục. Tuy nhiên anh dùng nó hết sức cân nhắc và với một mức độ hết
sức tiết chế. Với anh, sau các diễn ngôn tính dục là những kí mã tư
tưởng được gói ghém cẩn trọng. Qua từng trang viết của Nguyễn
Đình Tú từ những tiểu thuyết đầu tay đến Nháp, Phiên bản, Kín và
gần đây là Hoang tâm và Xác phàm đã chứng minh được quan niệm
trên của anh đã được hiện thực hóa. Nguyễn Đình Tú đã có ý thức
nghiêm túc để viết về sex như một đề tài trọng tâm, một đề tài đáng
viết và giàu tính nhân bản nhất.
1.2.3. “Hoang tâm” và “Xác phàm” – cách thể hiện mới về tính
dục trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú
Trong hành trình sáng tạo của mình, Nguyễn Đình Tú thực
sự thành công hơn cả ở lĩnh vực tiểu thuyết. Trong vòng 15 năm trở
lại đây, Nguyễn Đình Tú đã cho ra mắt tám cuốn tiểu thuyết với
những khuôn diện khác nhau của đời sống. Tuy trong tám tiểu thuyết
mà nhà văn sáng tác, hầu hết đều có sự xuất hiện của yếu tố tính dục,
nhưng phải tới hai tiểu thuyết Hoang tâm (2013) và Xác phàm
(2014), Nguyễn Đình Tú mới thực sự khẳng định được sự “trưởng
thành” vượt bậc về kĩ thuật viết, đặc biệt là sự “trưởng thành” trong
cách thể hiện về tính dục.
Từ năm 2002 đến năm 2005, trong hai cuốn Hồ sơ một tử tù
(2002) và Bên dòng Sầu Diện (2005), Nguyễn Đình Tú đã chạm tới
yếu tố tính dục qua một lối viết nhẹ nhàng, có chút dè dặt nên yếu tố
tính dục chỉ mang tính ước lệ, tượng trưng mà không cụ thể, trực
11
diện. Đến Nháp, Phiên bản, Kín yếu tố tính dục được miêu tả li kì,
biến hóa, táo bạo, nhiều kĩ thuật hơn. Song có thể nói, do vừa mới
“thử nghiệm” nên đôi lúc còn quá “nóng” và “lộ”. Bởi vậy, người
đọc dễ bị dẫn dụ vào những ý nghĩa ngoài ý đồ của nhà văn. Hơn
nữa, do sự táo bạo trong lối viết nên đôi lúc, yếu tố sex chưa đạt đến
độ thẩm mĩ, tinh luyện và cũng chưa thực sự là kí mã để gửi tới
những tư tưởng mang tầm vĩ mô.
Đến hai tiểu thuyết Hoang tâm (2013) và Xác phàm (2014),
Nguyễn Đình Tú đã khẳng định một sự trưởng thành vượt bậc về kĩ
thuật viết, đặc biệt là “kĩ thuật xử lí yếu tố tính dục”. Trong hai tiểu
thuyết Hoang tâm và Xác phàm, thông qua yếu tố tính dục, nhà văn
thể hiện cách lí giải riêng về những bí ẩn của cõi người. So với ba
cuốn tiểu thuyết trước, yếu tố tính dục trong Hoang tâm và Xác
phàm được sử dụng một cách tinh tế, uyển chuyển, kĩ xảo “tính dục”
trở nên điêu luyện và “kín” hơn khi kí mã tư tưởng. Bởi vậy, có thể
khẳng định: với hai tiểu thuyết này, Nguyễn Đình Tú đã nâng tầm
yếu tố tính dục đơn lẻ trở thành những diễn ngôn tính dục có ý thức,
có hệ thống để kí mã những tư tưởng thẩm mĩ, thể hiện thế giới quan,
nhân sinh quan của nhà văn trước hiện thực đời sống.