Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết vũ trọng phụng ( giông tố, số đỏ, làm đĩ)
MIỄN PHÍ
Số trang
50
Kích thước
320.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1527

diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết vũ trọng phụng ( giông tố, số đỏ, làm đĩ)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 nói chung và văn học hiện

thực phê phán nói riêng tuy vừa mới bước ra khỏi giai đoạn giao thời giữa hai

nền văn hóa Á - Âu nhưng những dấu ấn của sự đụng chạm văn minh ấy vẫn còn

là một nguồn cảm hứng mãnh liệt trong các sáng tác văn học, tiêu biểu là tiểu

thuyết. Đại diện cho nền văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 phải kể đến sự

xuất hiện của rất nhiều ngòi bút trào phúng, hiện thực như Nguyễn Công Hoan,

Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Hồng vv…

Tuy nhiên, Vũ Trọng Phụng lại được biết đến như là một bậc thầy về lối

viết giễu nhại trào phúng xuất sắc. Bút pháp hiện thực trào phúng của ông đạt

đến đỉnh cao của sự cách tân về mặt nghệ thuật được biểu hiện một cách rõ nét

qua ngôn từ tiểu thuyết.

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn

cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc

sống con người, thông qua các phương thức trần thuật, kể chuyện bằng ngôn ngữ

văn xuôi. Và ngôn từ tiểu thuyết như là một phương tiện truyền tải phong cách

nghệ thuật xuất chúng của nhà văn đến độc giả. Dựa theo lẽ đó, ngôn từ trong

tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng xuất hiện với sự cách tân mới mẻ đã tạo ra tính

mớilạ, độc đáo mà khó có một nhà văn cùng thời nào đạt tới được.

Thế nên, trong phạm vi của bài viết “Diễn ngôn tính dụctrong tiểu thuyết

Vũ Trọng Phụng”, tôi xin được đề cập đến cách tiếp cận của riêng cá nhân tôi

đối với việc khai thác những khía cạnh mới mẻ thuộc về phương diện phong

cách ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông. Và những ý kiến cùng chiều cũng như

trái chiều trong việc tiếp nhận các sáng tác của ông từ góc nhìn văn hóa đồng

đại, để có thể đưa ra cái nhìn khách quan và chính xác đối với những nhà văn

cùng thời.Với mục đích sẽ đi sâu tìm hiểu và phân biệt những nét mới trong

ngôn ngữ tiểu thuyết, tôi hy vọng là có thể làm bật lên cá tính sáng tạo đó của

nhà văn thông qua một vài tác phẩm tiểu thuyết củaVũ Trọng Phụng.

1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về những đặc sắc về mặt nghệ thuật

cũng như nội dung trong hệ thống các tác phẩm tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.

Những vấn đề về ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông không phải là quá mới mẻ

đối với việc nghiên cứu đề tài lần này, thậm chí có rất nhiều đề tài nói về ngôn

ngữ giễu nhại, ngôn ngữ cá tính vv… Tuy nhiên, khi nói về diễn ngôn tính thì lại

có rất ít ý kiến cũng như bài nghiên cứu đề cập đến, vì đây vẫn đanglà một vấn

đềkhá mới trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.

Chính vì thế, với khả năng hạn hẹp của mình, trong việc nghiên cứu đề tài

về diễn ngôn tính dục như là sự cách tân mới lạ và độc đáo trongngôn ngữ tiểu

thuyết Vũ Trọng Phụng tôi xin được mạn phép trình bày những đóng góp của cá

nhân để có thể giúp làm rõ thêm một khía cạnh mới mẻ trong ngôn ngữ của Vũ

Trọng Phụngmà rất ít đề tài khai thác đến.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với đề tài “Diễn ngôn tính dục- tính mới mẻ trong ngôn từ tiểu thuyết Vũ

Trọng Phụng” thì đối tượng nghiên cứu chủ yếu của tôi là những biểu hiện của

tính dục trên bề mặt ngôn từ trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cũng như

tầng ý nghĩa sâu xa trong nó để thấy được những nét mới lạ về mặt ngôn từ trong

tiểu thuyết.

Trong đề tài này, để có thể khảo sát được hết hệ thống các sáng tác tiểu

thuyết của Vũ Trọng Phụng thì có lẽ sẽ mất khá nhiều thời gian và dung lượng

bài viết đòi hỏi quy mô lớn. Nên trong một quy mô vừa phải của bài tiểu luận,

tôi xin được khảo sát đề tài này qua một số tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu là:

Giông tố, Số đỏ và Làm đĩ.

4. Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài này, tôi sẽ sử dụng các phương pháp chủ yếu là: thống kê, phân

loại, phân tích - tổng hợp, bình giảng và đánh giá cái hay, cái nghệ thuật của

ngôn từ khắc họa tính dục thông qua bút pháp phê phán xã hội trong tác phẩm.

Từ đó nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề mà đề tài đặt ra.

5. Bố cục tiểu luận

Bố cục gồm có 3 phần:

2

A. PHẦN MỞ ĐẦU

Trong phần mở đầu có 5 phần nhỏ:

+ Lý do chọn đề tài

+ Lịch sử nghiên cứu vấn đề

+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Phương pháp nghiên cứu

+ Bố cục

B. PHẦN NỘI DUNG

Phần nội dung gồm có 3 chương:

Chương 1: Giới thuyết chung

1.1. Những quan điểm về diễn ngôn và diễn ngôn tính dục

1.2. Quan điểm về sự biểu niệm tính dục trong ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ

Trọng Phụng nhìn từ truyền thống đến hiện đại

Chương 2: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ

phương diện nội dung

2.1. Ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây tiến bộ đến phong cách ngôn

ngữ mang tính dục trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.

2.2. “Văn hóa” hay “phi văn hóa” trong diễn ngôn tính dục của Vũ

Trọng Phụng và vấn đề “Dâm hay không dâm” trong tiểu thuyết.

Chương 3: Tính dục trong ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nhìn từ

hình thức biểu hiện

3.1. Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đi từ sự phá vỡ bề mặt ngôn từ của văn

học hiện thực phê phán đến sự cách tân ngôn ngữ thể hiện tính dục một cách sắc

sảo.

3.2. Nghệ thuật khắc họa nhục cảm tính dục thông qua ngôn ngữ tiểu

thuyết Vũ Trọng Phụng

3.3. Nghệ thuật sử dụng thủ pháp “Bóc trần ngôn ngữ” để tố cáo xã hội

trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

3.4. Những đóng góp mới về nghệ thuật khắc họa tính dục thông qua ngôn

ngữ trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

C. KẾT LUẬN

3

PHẦN NỘI DUNG

Vũ Trọng Phụng được biết đến với danh hiệu của một “ông vua phóng sự

đất Bắc” (Mai Xuân Nhân), một“nhà tiểu thuyết trác tuyệt” (Nguyễn Đình Thi),

nhà phân tích xã hội sắc sảo - một nhà văn hiện thực chủ nghĩa lớn gắn bó mật

thiết với thời đại. Ở ông luôn tồn tại một phong cách nghệ thuật độc đáo mà ít có

nhà văn cùng thời nào đạt tới được. Bằng bút pháp của một nhà văn hiện thực

ông đã khẳng định “tiểu thuyết là sự thật ở đời, ông muốn tiểu thuyết nói riêng

và văn học nói chung phải nói lên sự thật đời sống, nhìn thẳng vào sự thực,

dung cảm mổ xẻ phanh phui phơi bày thực trạng của xã hội. Đó không chỉ là

miêu tả cuộc sống của người dân lao động mà cùng với đó là phanh phui tội ác

của bọn địa chủ, tư sản, quan lại. Khát vọng phản ánh sự thật ở đời cũng gắn

liền với tư tưởng vị nhân sinh, hướng tới nhân loại cần lao”.

Chính vì thế nên trong ngôn từ nghệ thuật của ông luôn thấm đẫm cá tính

sáng tạo, nó phong phú, sinh động, đầy góc cạnh, vàthực sự sắc sảo. Thứ ngôn

ngữ đó được tạo dựng nên bởi một cái nhìn khác lạ và đầy mới mẻ của nhà văn -

Ngôn ngữ tính dục - Một thứ ngôn ngữ vừa gai góc, sắc nhọn, vừa mỉa mai, chua

chát như được tuôn trào từ một mối căm phẫn, uất ức cao độ với xã hội đương

thời đầy bất công, phi nhân tính. Cũng là thứ ngôn ngữ hướng tới sự phô bày, lên

án, tố cáo những mặt trái của xã hội như những nhà văn cùng thời, thế nhưng

dường như trong ngôn ngữ Vũ Trọng Phụng có cái gai góc, “nóng” hơn, chua

chát, phũ phàng hơn, cay độc và dữ dội hơn so với các cây bút hiện thực khác.

4

CHƯƠNG 1. GIỚI THUYẾT CHUNG

1.1. Những quan điểm về diễn ngôn và diễn ngôn tính dục trong văn học

1.1.1. Diễn ngôn là gì?

Theo từ điển New Webster`s Dictionary thì diễn ngôn được định nghĩa

gồm hai nghĩa. Một là sự giao tiếp bằng tiếng nói (trò chuyện, lời nói, bài phát

biểu); hai là sự nghiên cứu tường minh, có hệ thống về một đề tài nào đó (luận

án, các sản phẩm của suy luận, ví dụ “Discours de la methode…” của Descarte,

vì trong tiếng Latin từ đó đồng nghĩa với từ “Dissertatio de…”). Cả hai nghĩa đó

đều chỉ thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ, nhưng chưa nói đến cái nghĩa hiện đại là

hình thức của ý thức hệ và quyền lực, cũng chưa đề cập giao tiếp phi ngôn từ,

như cử chỉ thân thể, sự mô phỏng động tác, sự thay đổi tư thế của thân thể, trang

phục, nghi thức…Đồng thời cả một lĩnh vực rộng lớn là nghệ thuật như hội họa,

điêu khắc, múa nhảy, âm nhạc, thi ca đều nằm ngoài định nghĩa đó.

Theo Từ điển Thuật ngữ văn học khái niệm diễn ngôn như một thuật ngữ

khá mới lạ và chưa hình thành trong hệ thống từ điển. “Diễn” nghĩa à diễn giải,

là trình bày, là giăng rộng, kéo dài ra để mà trình bày một cái gì đó; còn “ngôn”

là lời nói, tiếng nói, là ngôn từ. Như vậy, ta có thể hiểu một cách nôm na, diễn

ngôn là sự giải bày, trình bày, dàn trải lời nói thông qua ngôn ngữ.

Trong lí luận hiện nay có ba khuynh hướng nghiên cứu. Một là ngữ học

do các nhà ngữ học đề xuất. Hai là lí luận văn học do M. Bakhtin nêu ra và ba là

xã hội học, lịch sử tư tưởng mà tiêu biểu là Foucault.

Đối với Foucault diễn ngôn biểu hiện ra bề ngoài thành hình thức ngôn

ngữ, nhưng nó không phải là ngôn ngữ thuần tuý, mà là một phương thức biểu

đạt của tư tưởng và lịch sử và nó có tính chất chỉnh thể, “thuật ngữ diễn ngôn có

thể xác định là một chỉnh thể trần thuật hình thành hệ thống đồng nhất”... “Diễn

ngôn, nói toẹt ra, cần phải hiểu như một sự cưỡng bức mà chúng ta thực hiện

đối với sự vật, trong mọi trường hợp, nó là một thực tiễn mà chúng ta ép buộc

cho chúng.”

Còn trong thiên Diễn ngôn của tiểu thuyết. Đối với Bakhtin diễn ngôn

không phải là ngôn ngữ, cả hai có thể chỉ là một đối tượng, nhưng nội hàm khác

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!