Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Địa đạo phú an - phú xuân (đại lộc, quảng nam) trong kháng chiến chống mỹ (1965-1975)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐỊA ĐẠO PHÚ AN - PHÚ XUÂN (ĐẠI LỘC, QUẢNG NAM)
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1965-1975)
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Khánh Huyền
Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử
Lớp : 17SLS
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trương Anh Thuận
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2020
LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Địa đạo Phú An - Phú Xuân (Đại Lộc, Quảng Nam) trong kháng chiến
chống Mỹ (1965-1975)” là nội dung em chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt
nghiệp sau bốn năm theo học chuyên ngành sư phạm lịch sử tại trường Đại học sư
phạm - Đại học Đà Nẵng.
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên em
xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS. Trương Anh Thuận thuộc Khoa Lịch Sử -
Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn
em trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra em xin
chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Lịch Sử đã đóng góp những ý kiến quý
báu cho luận văn của em.
Nhân dịp này, em cũng xin cảm ơn Khoa Lịch Sử Trường Đại học sư phạm - Đại
học Đà Nẵng, lãnh đạo và các thầy cô đang công tác tại trường đã tạo điều kiện và thời
gian cho em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên
em hoàn thành khóa học và bài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .....................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4
4. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 4
5.1. Nguồn tư liệu ....................................................................................................4
5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 5
7. Bố cục của đề tài .....................................................................................................6
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 7
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ XÃ ĐẠI THẮNG (ĐẠI LỘC, QUẢNG NAM) VÀ
ĐỊA ĐẠO Ở VIỆT NAM ............................................................................................... 7
1.1. Xã Đại Thắng (Đại Lộc, Quảng Nam) – Vấn đề địa giới, điều kiện tự nhiên
và kinh tế, xã hội, văn hoá. ........................................................................................ 7
1.1.1. Địa giới hành chính ....................................................................................... 7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 8
1.1.3. Kinh tế, văn hóa, xã hội của xã Đại Thắng ............................................... 10
1.1.4. Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Đại Thắng, huyện
Đại Lộc ................................................................................................................... 12
1.2. Khái quát hệ thống địa đạo ở Việt Nam .......................................................... 14
Chương 2. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG Ở ĐỊA ĐẠO PHÚ AN -
PHÚ XUÂN (ĐẠI LỘC, QUẢNG NAM) TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
(1965-1975) ................................................................................................................... 19
2.1. Bối cảnh ra đời địa đạo Phú An - Phú Xuân .................................................. 19
2.2. Quá trình xây dựng địa đạo Phú An - Phú Xuân ........................................... 23
2.3. Hoạt động cách mạng ở địa đạo Phú An - Phú Xuân trong kháng chiến
chống Mỹ (1965-1975) .............................................................................................. 29
2.4. Vai trò của địa đạo Phú An - Phú Xuân trong kháng chiến chống Mỹ (1965-
1975)......................................................................................................................35
Chương 3. THỰC TRẠNG ĐỊA ĐẠO PHÚ AN - PHÚ XUÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ............................................................ 38
3.1. Thực trạng địa đạo Phú An - Phú Xuân .........................................................38
3.2. Đề xuất giải pháp nhằm phát huy giá trị của địa đạo....................................41
KẾT LUẬN ..................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................46
PHỤ LỤC .....................................................................................................................50
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta kết thúc bằng Đại thắng mùa Xuân
1975, là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc tiêu biểu của nhân
dân ta. Thắng lợi này “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những
chiến công chói lọi nhất, một biểu trưng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công
vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại
sâu sắc” [19].
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã để lại cho dân tộc ta nhiều bài học
kinh nghiệm quý giá. Trong đó bài học xây dựng hậu phương, căn cứ kháng chiến có ý
nghĩa quan trọng. Như V.I. Lenin từng nói: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách
nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương tổ chức vững chắc” [20].
Tiếp thu học thuyết quân sự và kế thừa truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại
xâm của cha ông ta trong lịch sử, Đảng ta luôn đặt vấn đề xây dựng hậu phương lên
hàng quan trọng bậc nhất. Điều đặc biệt đó là một trong những chìa khóa tạo nên sức
mạnh của hậu phương chiến tranh Việt Nam là vấn đề xây dựng căn cứ kháng chiến.
Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, trên cơ sở quán triệt và vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Marx - Lenin về khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng vào nước ta,
trong quá trình lãnh đạo cách mạng, việc xây dựng địa đạo là một trong những nhân tố
tạo nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Là người con của một dân tộc với những trang lịch sử hào hùng như vậy, đồng
thời cũng như là một sinh viên đang sống, học tập, nghiên cứu lịch sử Việt Nam, tác
giả xác định rõ, việc tìm hiểu về căn cứ địa nói chung và địa đạo Phú An - Phú Xuân
trên quê hương Đại Lộc nói riêng là một hướng nghiên cứu hấp dẫn, phục vụ thiết thực
cho công việc học tập và giảng dạy của tác giả sau khi tốt nghiệp. Chính vì vậy, tác giả
đã quyết định chọn vấn đề “Địa đạo Phú An - Phú Xuân (Đại Lộc, Quảng Nam) trong
kháng chiến chống Mỹ (1965-1975)” để làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngày 30 tháng 12 năm 2002, Bộ Văn hóa Thông tin đã có Quyết định số 39/QÐBVHTT công nhận địa đạo Phú An - Phú Xuân là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Hiện tại
địa đạo Phú An - Phú Xuân đang được trùng tu, tôn tạo. Dự án được triển khai là việc
làm mang nhiều ý nghĩa, ngoài mục đích bảo vệ di tích, về lâu dài, nơi đây sẽ là điểm
du lịch hấp dẫn, một địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ
hôm nay và mai sau. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu như chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về địa đạo này. Các đề tài liên quan cũng chưa
đề cập chi tiết quá trình xây dựng, hoạt động cũng như vai trò của địa đạo, mà chỉ
dừng lại ở mức độ khái quát.
Năm 1997, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đại Lộc cùng với NXB Đà Nẵng đã
cho xuất bản tác phẩm “Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Lộc (1930-1975)”. Tác phẩm này
chủ yếu viết về Lịch sử Đảng bộ huyện, nhưng cũng đã đề cập ít nhiều đến sự ra đời
của địa đạo Phú An - Phú Xuân và hoạt động đấu tranh của nhân dân xã Lộc Quý tại
chiến trường vùng B của Đại Lộc. Tác phẩm có những đóng góp nhất định trên mặt tư
liệu giúp tác giả hiểu được tình hình chiến sự ở Đại Lộc nói chung và xã Đại Thắng
nói riêng, từ đó có cái nhìn bao quát hơn những hoạt động kháng chiến liên quan đến
địa đạo này.
Nhân dịp 55 năm thành lập Đảng bộ xã Đại Thắng (1947-2002), Ban Chấp hành
Đảng bộ xã Đại Thắng đã tổ chức sưu tầm và biên soạn tập “Lịch sử Đảng bộ xã Đại
Thắng giai đoạn 1930-1975”. Tác phẩm bao gồm 4 chương chính tập trung vào nội dung
Đảng bộ xã Đại Thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) và
Đảng bộ xã Đại Thắng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-
1975). Tác phẩm đã có đề cập đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội và
truyền thống đấu tranh của nhân dân xã Đại Thắng - vùng đất được chọn để xây dựng
địa đạo Phú An - Phú Xuân. Ngoài ra tác phẩm cũng đề cập đến tình hình chiến sự ở
vùng đất này trước năm 1965 để ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân Đảng bộ chủ trương
xây dựng dựng địa đạo vào thời gian và địa điểm này. Tuy nhiên tác phẩm hầu như
không đề cập đến hoạt động của địa đạo Phú An - Phú Xuân mà đa phần chỉ viết về
hoạt động đấu tranh của nhân dân xã Đại Thắng trong cả hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và đế quốc Mỹ.
2