Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

đề xuất nguyên tắc xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghê
CHƯƠNG 1
Cơ sở lý luận về hoạt động xúc tiến đầu tư và
tiền đầu tư
1.Giíi thiÖu chung vÒ ho¹t ®éng xóc tiÕn ®Çu t vµ c¸c c«ng
viÖc chuÈn bÞ “ tiÒn ®Çu t ”
1.1.Ho¹t ®éng xóc tiÕn ®Çu t:
1. Xúc tiến đầu tư với vẫn đề thu hút FDI
Trong tiếng Việt, từ “ xúc tiến” được định nghĩa là “ làm cho tiến triển
mạnh hơn, nhanh hơn”. Còn theo từ điển tiếng Anh thì từ “ promotion”
được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là xúc tiến, khuyến khích nhưng đó
không phải là nghĩa duy nhất. “ Promotion” còn có nghĩa là sự khuyếch
trương, thúc đẩy hay thăng tiến.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một khái niệm thống nhất nào về xúc tiến
FDI và những công trình nghiên cứu về xúc tiến FDI thực sự cũng không
nhiều. Tại Việt Nam, trong các văn bản pháp luật liên quan tới FDI như
luật đầu tư cũng chưa giải thích khái niệm xúc tiến FDI và cũng chua có
một giáo trình nào phân tích cụ thể và chi tiết khái niệm này.
Trong nghiên cứu về “ Chiến lược xúc tiến FDI tại nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam” do công ty PWC( Price Waterhouse Coopers) thực
hiện dưới sự tài trợ bởi cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản ( JICA), thì
khái niệm về xúc tiến FDI được đưa ra như sau: “ Theo nghĩa hẹp, xúc
tiến đầu tư có thể được định nghĩa là các biện pháp thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài thông qua các biện pháp tiến thị tổng hợp các chiến lược
về sản phẩm, xúc tiến và giá cả”. Trong đó, sản phẩm được hiểu là quốc
gia nhận đầu tư, giá cả là giá mà nhà đầu tư phải chi để định vị hoạt động
1
Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghê
tại quốc gia đó ( bao gồm giá sử dụng cơ sở hạ tầng, các tiện ích, thuế, ưu
đãi, bảo hộ thuế quan…) và xúc tiến là những hoạt động phổ biến thông
tin về các nỗ lực tạo lập nên một hình ảnh về quốc gia và cung cấp dịch
vụ đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng. Như vậy, theo khái niệm này thì
xúc tiến FDI là thu hút được nhiều hơn dòng vốn FDI và nội dung là các
biện pháp tiếp thị tổng hợp định hướng tới nhà đầu tư để xây dựng hình
ảnh về quốc gia, phổ biến các thông tin về giá cả kinh doanh và cung cấp
các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư.
Trong khi đó, Hội thảo thu hút đầu tư nước ngoài- Triển vọng và giải
pháp được tổ chức tháng 11/2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra
một khái niệm khác về xúc tiến FDI như sau: Xúc tiến FDI là tổng hợp
các biện pháp mà chính phủ một nước áp dụng nhằm thu hút FDI phục vụ
cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội nhất định. Theo khái niệm này,
xúc tiến FDI cũng có vai trò là biện pháp thu hút FDI song mục tiêu của
xúc tiến FDI được đặt ra không chỉ là thu hút được nhiều hơn dòng vốn
FDI mà còn thu hút phù hợp với các mục tiêu phát triển của riêng mình.
FDI đóng vai trò là một nguồn lực góp phần thực hiện các mục tiêu đó
nên việc thu hút FDI nhiều hay ít, vào lĩnh vực nào, địa bàn nào cũng cần
căn cứ trên cơ sở phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đặt ra
của mỗi quốc gia đó. Cũng theo khái niệm này thì nội dụng xúc tiến FDI
không chỉ dừng lại ở các biện jphaps tiếp thị tổng hợp về sản phẩm, giá cả
và xúc tiến như khái niệm trong nghiên cứu của công ty PWC đã đưa ra
mà nó là tổng thể các biện pháp mà chính phủ một nước áp dụng để có
thể tăng cường hoạt động FDI vào quốc gia đó. Nói cách khác, biện pháp
xúc tiến FDI nhằm mục đích thu hút được nhiều hơn dòng vống FDI theo
định hướng của quốc gia đó, đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội.
Xúc tiên FDI còn được hiểu là thúc đẩy dòng vồn FDI chảy vào quốc gia
thực hiện xúc tiến hoặc phát triển dòng vốn đầu tư nhằm thúc đẩy, tăng
2
Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghê
cường các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng vào quốc gia
thực hiện hoạt động xúc tiến FDI là phải truyền đạt, hướng các thông tin
cần thiết về đất nước chủ nhà, về cơ hội đầu tư tại quốc gia đó tới các
nhà đầu tư nước ngoài, lôi cuốn sự chú ý, sự quan tâm và tạo ra tâm trạng
thoải mái đối với các nhà đầu tư, kích thích nhu cầu đầu tư của họ.
Như vậy, xúc tiến FDI có thể hiểu là tổng thể các biện pháp, các hoạt
động nhằm định hướng tới nhà đầu tư nước ngoài đến với các cơ hội đầu
tư tại một quốc gia hay thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư tại một quốc
gia hay thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư vào một nước do Chính Phủ
một nước áp dụng nhằm thu hút FDI phục vụ cho các mục tiêu phát triển
kinh tế- xã hội nhất định. Như vậy, mục tiêu của xúc tiến FDI là thu hút
FDI phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia đó. Các
biện pháp xúc tiến FDI do Chính Phủ của quốc gia đó thực hiện và phải
định hướng tới nhà đầu tư để kích thích, khuyến khích nhu cầu đâu tư của
họ thông qua việc giới thiệu, quảng cáo hình ảnh đất nước tới các nhà đầu
tư, tổ chức các cuộc hội thảo, các phái đoàn vận động đầu tư, các hoạt
động tiếp thị từ xa hay các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho các nhà đầu tư
trước, trong và cả sau khi cấp giấy phép đầu tư.
Có thể nói rằng, hoạt động xúc tiến thương mại và hoạt động xúc tiến đầu
tư có yêu cầu chuyên môn chung trong một số lĩnh vực như marketing và
kiến thúc về thị trườn nước ngoài, tuy nhiên, chúng thực hiện hai chức
năng khác nhau. Nếu như xúc tiến thương mại giúp cho các công ty trong
nước tìm được thị trường ở nước ngoài, thì xúc tiến đầu tư nhằm thu hút
các công ty nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước. Xúc tiến
đầu tư chính là việc thuyết phục những người lãnh đạo cao nhất của một
công ty chuyển các nguồn lực ra một nước khác trung và dài hạn. Quyết
định này yêu cầu phải xuất phát từ những người quản lý cấp cao và sự
phê duyệt từ người đứng đầu và ban giám đốc và chúng ta cũng cần lưu ý
3
Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghê
rằng một quyết định đầu tư có thể mất nhiều thời gian: hàng tháng hoặc
thậm chí hàng năm.
2. Vài trò của xúc tiến đầu tư
Chính sách xúc tiến đầu tư nước ngoài là một trong những chính sách đối
ngoại quan trọng nhất nhằm quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư của
Việt Nam ra trên thế giới. Mỗi quốc gia khác nhau đều có những hoạt
động xúc tiến đầu tư khác nhau. Trách nhiệm tiến hành hoạt động xúc
tiến đầu tư là thuộc về các cơ quan Nhà nước và Chính phủ thông qua
các chuyến thăm cấp cao, các công tác quảng bá hình ảnh, qua các hội
thảo hay các phương tiện truyền thông… Do vậy có thể nói xúc tiến đâu
tư co vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Sau
đây chúng tôi xin đưa ra một số vai trò của xúc tiến đầu tư thông qua các
mặt thể hiện của nó.
2.1.Xúc tiến đầu tư đóng vai trò như “ cầu nối”
Khi mà hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ở giai đoạn đầu các chủ
đầu tư nước ngoài còn đang tiếp cận, thăm dò và lựa chọn thì hoạt động
xúc tiến đầu tư như “chiếc cầu nối” lôi cuốn các công ty nước ngoài đến
Việt Nam, như “ bà mối” giúp các chủ đầu tư nước ngoài và trong nước
rút ngắn thời gian “ tìm hiểu” tạo điều kiện để họ nhanh chóng đi đến làm
ăn với nhau. Khi mà hoạt động đầu tư đạt tới đỉnh cao và bão hòa thì khi
đó vai trò của xúc tiến đầu tư sẽ giảm bởi vì, khi đó môi trường đầu tư
quá quen biết đối với các chủ đầu tư. Hoạt động xúc tiến đầu tư chuyển
sang một trạng thái khác.
4