Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề xuất mô hình sản xuất thân thiện môi trường cho làng nghề sản xuất bánh tráng tại xã Phú Hòa Đông - Huyện Củ Chi, điển hình cơ sở sản xuất bánh tráng Phú Hòa :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
BÙI THỊ TRÚC GIANG
ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH SẢN XUẤT THÂN THIỆN
MÔI TRƯỜNG CHO LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT
BÁNH TRÁNG TẠI XÃ PHÚ HÒA ĐÔNG -
HUYỆN CỦ CHI, ĐIỂN HÌNH CƠ SỞ SẢN XUẤT
BÁNH TRÁNG PHÚ HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã số : 60.85.01.01
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS.NGƯT. Lê Thanh Hải
Cán bộ phản biện 1: TS. Vũ Ngọc Hùng
Cán bộ phản biện 2: TS. Lê Hữu Quỳnh Anh
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 7 năm 2017.
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. GS.TSKH. Lê Huy Bá - Chủ tịch HĐ
2. TS. Vũ Ngọc Hùng - Phản biện 1
3. TS. Lê Hữu Quỳnh Anh - Phản biện 2
4. PGS.TS. Tôn Thất Lãng - Ủy viên
5. TS. Nguyễn Thanh Bình - Thư ký
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG VIỆN TRƯỞNG
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Bùi Thị Trúc Giang MSHV: 15001731
Ngày, tháng, năm sinh: 25/12/1980 Nơi sinh: Long An
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 60.85.01.01
I. TÊN ĐỀ TÀI: “Đề xuất mô hình sản xuất thân thiện môi trường cho làng nghề sản
xuất bánh tráng tại xã Phú Hòa Đông – huyện Củ Chi, điển hình Cơ sở sản xuất bánh
tráng Phú Hòa”.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Tổng quan về các mô hình sản xuất thân thiện môi trường đối với các ngành nghề
nông thôn trên thế giới và tại Việt Nam.
2. Đánh giá hiện trạng phát triển, hiện trạng môi trường của nghề sản xuất bánh tráng.
3. Đề xuất các giải pháp tổng hợp và mô hình ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm cho làng
nghề sản xuất bánh tráng tại xã Phú Hòa Đông – huyện Củ Chi, điển hình là Cơ sở Sản
xuất bánh tráng Phú Hòa.
4. Đánh giá hiệu quả của mô hình đề xuất và khả năng nhân rộng cho các Cơ sở sản
xuất bánh tráng trên địa bàn huyện Củ Chi.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Thực hiện Quyết định số 2541/QĐ-ĐHCN ngày 30
tháng 12 năm 2016 của Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM về việc giao nhiệm vụ
hướng dẫn luận văn thạc sĩ.
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 30 tháng 6 năm 2017
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS.NGƯT. Lê Thanh Hải
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
LÊ THANH HẢI
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy hướng dẫn:
PGS.TS.NGƯT Lê Thanh Hải, Tiến Sĩ Trần Văn Thanh và các anh chị trong Phòng
Quản lý Môi trường Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến
quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trường Đại học Công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy, cô giáo thuộc Viện Khoa học Công nghệ
và Quản lý Môi trường thuộc trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và các anh chị, các bạn học viên cùng lớp đã
hỗ trợ giúp tôi hoàn thành chương trình học.
Xin cảm ơn Hộ ông Nguyễn Văn Bảnh (Cơ sở Sản xuất Bánh tráng Phú Hòa - xã Phú
Hòa Đông, huyện Củ Chi) là nơi nghiên cứu thực hiện đề tài, Lãnh đạo các cơ quan,
đơn vị có liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được khảo sát, phỏng vấn, thu
thập tài liệu,... để thực hiện đề tài này.
Cuối cùng xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ và
động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Học viên thực hiện
Bùi Thị Trúc Giang
ii
TÓM TẮT
Sự xuất hiện và tồn tại của các làng nghề thủ công này đã mang đến nhiều lợi ích cho
cuộc sống của người dân làng nghề ở thành phố trong suốt những năm qua. Tuy nhiên,
phát triển làng nghề vẫn mang tính tự phát, gần 80% các cơ sở không đủ vốn để đầu tư
đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, thiếu
nguyên liệu tại chỗ. Hầu hết các làng nghề đều chưa có hệ thống hạ tầng đạt yêu cầu
như giao thông đã xuống cấp, hệ thống cấp thoát nước còn chưa đồng, mặt bằng sản
xuất chật hẹp, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình nên đầu tư, cải tiến
và áp dụng công nghệ còn khó khăn. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng từ
nguồn nước, không khí, tiếng ồn do hầu hết sản xuất tại nhà xen lẫn với sinh hoạt hằng
ngày, đến ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa tốt đã dẫn đến tình trạng ô
nhiễm ngày càng nặng ở những khu vực sản xuất tập trung. Như nhiều địa phương
khác, hiện chưa làng nghề nào của TP.HCM có biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường đồng bộ, do chi phí xử lý rất tốn kém, làm tăng giá thành, giảm khả năng
cạnh tranh.
Từ thực tế tại địa phương và các cơ sở pháp lý nêu trên, đề tài “Đề xuất mô hình sản
xuất thân thiện môi trường cho làng nghề bánh tráng tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ
Chi" được tác giả lựa chọn thực hiện, nghiên cứu áp dụng cho trường hợp điển hình tại
Cở sở Sản xuất Bánh tráng Phú Hòa tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi.
Kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế của hoạt động sản xuất của các ngành nghề nông thôn thông qua việc thay
đổi và tiết kiệm nguyên nhiên liệu sản xuất, giảm chất thải; cải thiện đời sống của
người dân.
Mô hình đề xuất đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường, có hiệu quả kinh tế,
tăng thu nhập cho các hộ tham gia, đồng thời đáp ứng được các chính sách, pháp luật
của nhà nước và các kế hoạch, định hướng phát triển và hiện trạng của địa phương. Do
vậy, mô hình có tính khả thi cao, có khả năng ứng dụng tốt vào hoạt động sản xuất
thực tế tại địa phương.
iii
ABSTRACT
The appearance and existence of handicraft villages have brought profits for the life of
people at trade village in HCM city for passing years. But, the development of trade
village is still spontaneous, almost 80% bases have not enough fund to invest in
renewing technology, expand productive dimension, use old-fashioned equipment and
techology and lack of ready material. Most of the trade villages have not had the
required infrastructure such as traffic has been degraded, water supply system has not
synchronized, productive place has been small, productive scale has been tiny. Trade
village is been mainly formed by households so that the investment, improvement and
technological application is still difficult. The state of environmental pollution has
been increasing day-by-day from water-supply, air, noise causing by the most of
home-made production intermingling with daily activities and the environmental
protection consciousness of the people is not good that leading to the polluted state is
more and more seriously in concentrated produtive area. As the other localities, there
is not trade village of Ho Chi Minh City that having handle method, minimizing
environmental pollution because the cost of treatment is very expensive which
increasing price, reducing competitiveness.
From the local reality and the above-mentioned legal bases, the topic of "Proposing
eco-friendly evironmental production model for Rice Paper Village in Phu Hoa Dong
commune, Cu Chi district" was selected by the author to do and study for applying on
typical case at Phu Hoa Rice Paper Production Base in Phu Hoa Dong Commune, Cu
Chi District.
The results of the study will provide practical solutions to take part in rasing the
economic efficiency of rural professional production by changing and saving raw
materials for production, reducing waste; Improve the lives of people.
The proposed model satifies the requirements of environmental protection, economic
efficiency, increased income for participating households, and at the same time satifies
the state policies and laws, plans, development orientation and local situation.
Therefore, the model is highly feasible and can apply well to reality local production.