Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề Xuất Các Giải Pháp Đất Nông Nghiệp Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Tại Huyện Cao Phong Tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
ĐINH ĐỨC BÌNH
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TẠI HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 8850103
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ THỊ HƯỜNG
Hà Nội, 2021
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Người cam đoan
Đinh Đức Bình
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ,
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc cô Đỗ Thị Hường đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo
sau đại học, Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, Bộ môn Quản lý
đất đai - Trường Đại học Lâm Nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Phòng
Tài Nguyên và Môi trường huyện Cao Phong, Sở Tài Nguyên và Môi Trường
tỉnh Hòa Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tôi hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Đinh Đức Bình
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ..................................................................ix
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................... 5
1.1. Cơ sở lý luận chung ................................................................................ 5
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp............................................................... 5
1.1.2. Phân loại đất nông nghiệp................................................................ 5
1.1.3. Khái niệm về biến đổi khí hậu .......................................................... 6
1.1.4. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất ................................................. 7
1.1.5. Tác động biến đổi khí hậu tới sử dụng đất nông nghiệp.................. 9
1.1.6. Các nghiên cứu về sử dụng đất ứng phó với biến đổi khí hậu ....... 10
1.1.7. Tổng quan về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ........... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................... 13
1.2.1. Những tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý sử dụng đất trên
thế giới ...................................................................................................... 13
1.2.2. Những tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý sử dụng đất tại
Việt nam.................................................................................................... 23
1.2.3. Những tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý sử dụng đất ở
huyện Cao Phong...................................................................................... 28
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 31
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 31
iv
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 31
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 31
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cao Phong31
2.2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và thực
trạng biến đối khí hậu của huyện Cao Phong .......................................... 31
2.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện BĐKH
trên địa bàn huyện Cao Phong................................................................. 31
2.2.4. Đánh giá khả năng thích ứng của các loại sử dụng đất với các yếu
tố biến đổi khí hậu .................................................................................... 31
2.2.5. Đề xuất được các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với
biến đổi khí hậu tại địa bàn huyện Cao Phong ........................................ 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 32
2.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu........................................ 32
2.3.2. Phương pháp tính dung lượng mẫu điều tra .................................. 33
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 33
2.3.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu .............................................. 34
2.3.5. Phương pháp chuyên gia ................................................................ 35
2.3.6. Phương pháp thảo luận nhóm ........................................................ 35
2.3.7. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất ........................................ 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................... 41
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cao Phong...... 41
3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 41
3.1.2. Các nguồn tài nguyên..................................................................... 43
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................ 44
3.1.4. Điều kiện tự nhiên của các xã thuộc phạm vi nghiên cứu.............. 50
3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và thực trạng
biến đối khí hậu của huyện Cao Phong. ...................................................... 52
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Cao Phong năm 2020 .................... 52
v
3.2.2. Sự thay đổi sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 ............................. 54
3.2.3. Các yếu tố biến đổi khí hậu tại khu vực nghiên cứu ...................... 57
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện BĐKH trên
địa bàn huyện Cao Phong ............................................................................ 64
3.3.1. Loại trồng cam................................................................................ 65
3.3.2. Loại trồng ngô ................................................................................ 67
3.3.3. Loại trồng lúa ................................................................................. 68
3.3.4. Nuôi trồng thủy sản ........................................................................ 69
3.3.5. Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất......................................... 70
3.4. Đánh giá khả năng thích ứng của các loại sử dụng đất với các yếu tố
biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Cao Phong .......................................... 80
3.5. Đề xuất được các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với biến
đổi khí hậu tại địa bàn huyện Cao Phong .................................................... 83
3.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.................................................................. 83
3.4.2. Đề xuất các giải pháp..................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt
BĐKH Biến đổi khí hậu
BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
NĐ - CP Nghị định Chính phủ
QĐ - TTg Quyết định thủ tướng chính phủ
QLTN Quản lý tài nguyên
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
TT - BTNMT Thông tư Bộ tài nguyên môi trường
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
VUSTA Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam
WCED Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân cấp mức độ phù hợp với thị trường tiêu thụ của các loại sử
dụng đất........................................................................................................... 37
Bảng 2.2. Phân cấp mức độ chấp thuận của người dân với các loại sử dụng
đất.................................................................................................................... 38
Bảng 2.3. Phân cấp đánh giá khả năng cải tạo và bảo vệ đất của các loại sử
dụng đất........................................................................................................... 39
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Cao Phong năm 2020................ 52
Bảng 3.2. Biến động các loại đất của huyện Cao Phong ................................ 54
Bảng 3.3. Nhiệt độ trung bình năm tại trạm quan trắc.................................... 58
Bảng 3.4. Độ ẩm trung bình tại trạm quan trắc............................................... 59
Bảng 3.5. Tổng lượng mưa trong năm tại trạm quan trắc............................... 60
Bảng 3.6. Kết quả điều tra hộ gia đình tại huyện Cao Phong......................... 64
Bảng 3.7. Thuận lợi và khó khăn của loại trồng cam ..................................... 66
Bảng 3.8. Thuận lợi và khó khăn của loại trồng ngô...................................... 67
Bảng 3.9. Thuận lợi và khó khăn của loại trồng lúa ....................................... 69
Bảng 3.10. Thuận lợi và khó khăn của nuôi trồng thủy sản ........................... 70
Bảng 3.11. Tính toán hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất tại huyện Cao
Phong, tỉnh Hòa Bình...................................................................................... 71
Bảng 3.12. Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế của các loại sử dụng đất tại huyện
Cao Phong, tỉnh Hòa Bình .............................................................................. 71
Bảng 3.13. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất tại huyện Cao
Phong, tỉnh Hòa Bình...................................................................................... 72
Bảng 3.14. Số công lao động của các loại sử dụng đất tại huyện Cao Phong,
tỉnh Hòa Bình .................................................................................................. 73
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá khả năng phù hợp với thị trường tiêu thụ của các
loại sử dụng đất ............................................................................................... 73
viii
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá mức độ chấp thuận của người dân với các loại
sử dụng đất ...................................................................................................... 74
Bảng 3.17. Đánh giá hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất tại huyện Cao
Phong, tỉnh Hòa Bình...................................................................................... 74
Bảng 3.18. Mức độ sử dụng phân bón của các loại sử dụng đất .................... 75
Bảng 3.19. Kết quả đánh giá khả năng cải tạo và bảo vệ đất của các loại sử
dụng đất........................................................................................................... 76
Bảng 3. 20. Tình hình thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trong
sản xuất trồng trọt tại các huyện, thành phố của tỉnh Hòa Bình..................... 78
Bảng 3.21. Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất tại huyện
Cao Phong, tỉnh Hòa Bình .............................................................................. 79
Bảng 3.22. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Cao Phong ............ 80
Bảng 3.23. Kết quả đánh giá khả năng thích ứng với BĐKH của các loại sử
dụng đất tại huyện Cao Phong ........................................................................ 81
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Cao Phong ................................................ 41
Hình 3.2. Vị trí địa lý các xã thuộc phạm vi nghiên cứu........................ 50
Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Cao Phong năm 2020.. 53
Sơ đồ 1. Bộ máy ứng phó biến đổi khí hậu của Trung Quốc.......................... 16
Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Cao Phong......................................................... 41
Hình 3.2. Vị trí địa lý các xã thuộc phạm vi nghiên cứu ................................ 50
Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Cao Phong năm 2020.......... 53
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng
và phát triển dân sinh, kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh. Vai trò của đất
đai đối với con người và các hoạt động sống trên trái đất rất quan trọng,
nhưng lại giới hạn về diện tích và cố định về vị trí. Do vậy việc sử dụng đất
phải hết sức tiết kiệm và hợp lý trên cơ sở hiệu quả, lâu bền. Tuy nhiên theo
nhiều minh chứng có cơ sở khoa học tài nguyên đất chịu tác động mạnh mẽ
đến từ biến đổi khí hậu trái đất.
Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở quy mô toàn cầu do tác động chủ yếu
các hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu đã tác động nghiêm trọng đến
sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Vấn đề biến đổi
khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và
an ninh toàn cầu, như lương thực, nước, năng lượng các vấn đề về an toàn lao
động, văn hóa, thương mại. Là một trong những nước tác động nặng nề, rõ rệt
nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam coi biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa
sống còn.
Trong thời gian gần đây, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do sức ép
dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa và bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Các
hiện tượng khí hậu cực đoan như lũ lụt, hạn hán, hoang mạc hóa đã ảnh
hưởng đến hiệu quả của các loại sử dụng đất nông nghiệp của các tỉnh miền
núi phía bắc Việt Nam.
Cao Phong là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hòa
Bình, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 20 km. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, là quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn
ra mạnh mẽ dẫn đến đất đai ngày càng thu hẹp, đất nông nghiệp đặc biệt là đất
2
ruộng bị chuyển dần sang các mục đích khác. Mặc dù vậy, qua tìm hiểu sản
xuất nông nghiệp vẫn là là nguồn thu nhập chính của người dân của huyện. Vì
vậy, cần phải có hướng sản xuất mới, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
để tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác gắn với ứng phó biến
đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Trong những năm qua, huyện Cao Phong tuy là một huyện miền núi
nhưng lại là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế - xã
hội cũng như công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Hòa Bình, đóng góp cho
thành quả này không thể không nhắc đến vai trò của sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên nền nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, nền sản xuất nhỏ lẻ thiếu đồng
bộ, năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao. Bên cạnh đó, hạn hán,
ngập lụt cũng có những ảnh hưởng rõ rệt tới các hoạt động sản xuất nông
nghiệp của người dân, gây ra những thiệt hại nặng nề. Hạn chế lớn nhất của
khí hậu huyện Cao Phong đối với sản xuất nông nghiệp là nạn thiếu nước vào
mùa khô, đặc biệt những vùng chưa có công trình thủy lợi.
Về mùa đông, bên cạnh sự khô hạn, các yếu tố khí hậu khác như: nhiệt
độ xuống thấp, sương muối, không đủ ánh sáng cũng ảnh hưởng đến sự phát
triển của cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển. Ngoài ra,
Cao Phong có hai xã nằm trong khu vực vùng lòng hồ Hòa Bình nên tác động
của biến đối khí hậu tại huyện Cao Phong là rõ rệt hơn so với các khu vực
khác của tỉnh Hòa Bình. Các tác động của biến đổi khí hậu đã và đang ảnh
hưởng gián tiếp đến việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện trong
những năm gần đây. Nhiệt độ tăng cùng với việc giảm lượng mưa, gia tăng
hạn hán làm thay đổi cơ cấu cây trồng, kéo theo biến động về diện tích đất
trồng trọt. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu còn làm gia tăng các hiện tượng
xói mòn đất dẫn đến suy giảm nghiêm trọng chất dinh dưỡng trong đất. Các
hiện tượng sạt lở đất, sạt lở bờ sông vào mùa lũ tăng lên làm gia tăng tình
trạng mất đất canh tác. Trong những năm qua huyện cũng triển khai nhiều