Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hồ cấp nước sinh hoạt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đế xuất các giải pháp
bảo vệ môi trưừng hồ cấp nước sinh hoạt
o LÊ VIỆT THẮNG
Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
PHAN HÙNG VIỆT
Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường và Biển
Các hồ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có vai trò
quan trọng trong cung cấp nước cho các hoạt động dân sinh, các ngành sản
xuất công nghiệp, cũng nhưlượng nước tưới tiêu canh tác nông nghiệp trên địa
bàn toàn tỉnh. Do đó, việc đánh giá chất lượng nước tại các lưu vực hồ chứa,
cũng nhưđiều tra đánh giá các nguồn thải có khả năng gây ảnh hưởng đến chất
lượng nguồn nước, từđó đề xuất các giảipháp khả thi đểbảo vệ môi trường lưu
vực các hồ chứa nước là công việc cần thiết, cấp bách.
Tổng quan các hồ cấp nước sinh hoạt tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT)
có 12 hồ cấp nước sinh hoạt (HCNSH), trong đó lưu
vực hồ (LVH) Sông Ray có diện tích lớn nhất với 238
km2, ngoài ra Sông Ray cùng với Đá Đen là 2 hồ có
vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sinh
hoạt, phát triển KT-XH của toàn tỉnh.
Canh tác nông nghiệp trồng các loại cây công
nghiệp làu năm và hằng năm là hoạt động sản xuất chính
yếu trên các LVH, do địa hình ít dốc, thổ nhưỡng thích
hợp. Vào mùa khô, lưu lượng dòng chảy của các sõng
suối thượng nguồn khá thấp có nơi khô cạn; ngoài ra,
do các LVH nằm ở vùng có trữ lượng nước dưới đất
từ trung bình đến thấp, dẫn đến nảy sinh vấn đề tái
sử dụng các nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất
nhằm phục vụ quá trinh tưới tiêu trên địa bàn các LVH.
Các nguồn thải ô nhiễm trên lưu vực hồ
Kết quả điều tra, thống kê, lập danh mục các
nguồn thải phát sinh nước thải với lưu lượng > 10
m3/ngày.đêm trên các LVH thuộc địa bàn tỉnh vào
năm 2018 cho thấy:
Có tất cả 143 cơ sở phát sinh nước thải trên 7
LVH gồm: Đá Đen, Sông Ray, Châu Pha, Kim Long,
Đá Bàng, Sông Hỏa và Sông Kinh; 5 LVH còn lại
không có nguồn thải phát sinh: Suối Nhum, Núi Nhan,
Suối Các, An Hải và Quang Trung. Ngoài ra, chưa kể
đến 14 cống đô thị thuộc thị trấn (TT) Ngãi Giao, TT
Phước Bửu và xã Kim Long. LVH Đá Đen có sô' lượng
nguồn thải cao nhất với 48 vị trí điểm xả. Tuy nhiên,
lưu lượng xả thải lớn nhất thuộc về LVH Sông Kinh
với tổng lượng nước thải khoảng 4.200 m3/ngày/đêm.
Các nguồn điểm phát sinh nước thải chủ yếu
trên các LV là chăn nuôi, trường học, và một số cơ
sở y tế, sản xuất chế biến từ sản phẩm nông nghiệp
(cao su, tinh bột mỳ,...). Trong đó, chăn nuôi là loại
hình có lưu lượng nước thải phát sinh lớn nhất với
khoảng 5.000 m3/ngày.đêm; tiếp theo là các cơ sở
sản xuất với 3.200 m3/ngày.đêm.
Ngoài ra, còn có các nguồn thải tiềm tàng khác
ảnh hưởng đến LVH cấp nước: (1) Hoạt động canh
tác nông nghiệp phát sinh dư lượng phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật (BVTV) có thể đưa vào nguồn nước
thông qua nước mưa chảy tràn. Với diện tích đất canh
tác nông nghiệp lớn thì đây là nguồn chính ảnh hưởng
đến CLN của các LVH. Theo ước tính, hàng năm dư
lượng phân bón và hóa chất BVTV đưa vào lớn nhất
trên LVH Sông Ray, với hàm lượng Nitơ tổng khoảng
20 tấn/năm; phospho tổng là 558 tấn/năm; dư lượng
thuốc BVTV rửa trôi khoảng 1,4 tấn/năm. Đồng thời,
chưa kể đến lượng bao bì thuốc BVTV vứt bỏ bừa bãi
tại các điểm canh tác nông nghiệp, các suối nhỏ
thượng nguồn - bởi theo kết quả nghiên cứu của Viện
BVTV thì trung bình lượng thuốc bám lại trên vỏ bao
bì chiếm tới 1,85% tỷ trọng củavỏ bao [4]; (2) Ảnh hưởng
từ hoạt động xả rác bừa bãi của các hộ dân thuộc LV
các HON; (3) Nguồn thải tiềm tàng chưa được đánh
giá từ hoạt động sản xuất, nông nghiệp, sinh hoạt
thuộc LVH Sông Ray bên phía tỉnh Đồng Nai; (4) Các
ảnh hưởng tiêu và tích cực từ hoạt động nạo vét tại
các lòng hồ đến chất lượng nguồn nước cấp.
Các hình thức xả thải từ các nguồn thải trên các
LV bao gồm: Tự thấm đất; xả thải ra sông suối; tái
sử dụng trong quá trình sản xuất. Trong đó: Tự thấm
vào đất là hình thức xả thải nhiều nhất (chiếm 88%);
Tài nguyên và Môi tĩựàiiH ỵ-Ị
Kỳ 2-Tháng 2/2021 1 1