Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đế thiên đế thích Chương ba DÂN TỘC MIÊN pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đế thiên đế thích
Chương ba
DÂN TỘC MIÊN
MỘT CHÚT LỊCH SỬ
Nhờ có cuốn Guide Groslier (1) anh T. cho mượn, tôi được biết qua loa về lịch sử,
tôn giáo của người Miên.
Đế Thiên Đế Thích có hai phế tích lớn: Angkor Thom và Angkor Vat, Angkor
Thom là một đền thờ.
Nhờ tìm được nhiều tấm bia, các nhà khảo cổ hiện nay cho ta biết một cách gần
như chắc chắn thời kỳ xây cất những ngôi đền chính. Những phế tích cổ nhất dựng
từ thế kỷ VI, rồi tới thế kỷ IX người Miên tiếp tục kiến thiết khu Đế Thiên Đế
Thích cho đến đầu thế kỷ XIII. Dưới đây là một bảng cho ta biết thời kỳ cùa
những phế tích lớn, sắp theo thứ tự thời gian:
Phnom Bakheng vào khoảng năm 900
Mébon đông 952
Pré Rup 961
Bantai Srei 967
Takeo 1.000
Baphoun 1.060
Angkor Vat tiền bán thế kỷ XII
Ta Prohm 1.186
Prak Khan 1.191
Bayon và tường thành Angkor Thom cuối thế kỷ XII
Tổ tiên người Miên ngày nay có lẽ cùng một dòng với người Môn ở nam Miến
Điện, hoà hợp với vài dân tộc ở dãy Trường Sơn, sau chịu ảnh hưởng của Ấn Độ
về văn minh. Họ không phải là gốc Ấn Độ mà cũng không bị Ấn Độ xâm lăng, đô
hộ như trước kia người ta lầm tưởng.
Đầu kỷ nguyên, người Trung Hoa gọi xứ Cao Miên là Phù Nam (Fou Nan). Từ thế
kỷ thứ III đến thế kỷ thứ VII, xứ đó phát triển mạnh, giao thiệp cả với Ấn Độ và
Trung Hoa. Giữa thế kỷ thứ VI có nội loạn, một vua chư hầu Kambuja chiếm hết
bờ cỏi, dựng đô ở gần Kompong Thom. Do tên Kampuja đó mà người Pháp gọi là
Cambodge, ta gọi Cao Miên.
Suốt thế kỷ VIII, Miên quốc chia làm hai xứ: Thuỷ Chân Lạp (Nam Việt và Cao
Miên ngày nay) và Thổ Chân Lập (Trung và Hạ Lào ngày nay) (*). Thuỷ Chân