Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài : Xây dựng hệ thống trò chơi học tập phục vụ dạy học chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI :
Xây dựng hệ thống trò chơi học tập
phục vụ dạy học chủ đề Tự nhiên môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 2
MỤC LỤC
Đề tài : ...................................................................................................................................1
Xây dựng hệ thống trò chơi học tập phục vụ dạy học chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã
hội lớp 2..................................................................................................................................1
MỤC LỤC..............................................................................................................................2
..............................................................................................3
A. PhẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................3
2. Lí do chọn đề tài: ...........................................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu: ...................................................................................................6
6. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................................6
B . PHẦN NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:....................................................7
Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:.........................................................................8
1.1. Đặc điểm nội dung chương trình môn Tự nhiên – Xã hội lớp 2:......................8
1.2. Trò chơi học tập và vai trò của trò chơi học tập:....................................................9
Chương 2. Nội dung và kết quả nghiên cứu.....................................................................11
2.3 Kết quả nghiên cứu:................................................................................................27
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT...............................................................27
3.1 Kết luận: ....................................................................................................................28
Trò chơi học tập là một trong những phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ, nó kích thích
hứng thú nhận thức, rèn luyện khả năng độc lập suy nghĩ của học sinh. Với chủ đề Tự
nhiên, chúng tôi đã xây dựng hệ thống trò chơi dựa trên 4 nguyên tắc kết hợp với 2 cơ
sở phân loại trò chơi. Từ đó chúng tôi đã xây dựng được 30 trò chơi (với 4 trò chơi
chính và 26 biến thể của trò chơi). Khóa luận đã đưa ra mục đích, sự chuẩn bị, cách
thức tiến hành 4 hệ thống trò chơi chính, dẫn chứng minh họa một số trò chơi biến thể
cùng với cách thức sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất. Chúng tôi cũng đã soạn
6 giáo án để tiến hành thực nghiệm một số trò chơi và thấy được vai trò của trò chơi
trong dạy học hiện nay. Chúng tôi đã trực tiếp áp dụng các trò chơi vào các tiết dạy cụ
thể để kiểm tra tính thực dụng của trò chơi. Nó đã hợp lí về mục đích sử dụng, hình
thức tổ chức, thời gian tổ chức. Mỗi bài học có rất nhiều trò chơi và qua thực nghiệm,
chúng tôi biết được trò chơi gì hợp lí ở hoạt động dạy học nào. Bên cạnh những thành
công đạt được khoá luận này còn một số hạn chế nhất định, kính mong quý thầy cô và
các bạn đóng góp ý kiến giúp chúng tôi có thể khắc phục những hạn chế hoàn thành
tốt khoá luận.................................................................................................................28
3.2. Kiến nghị - đề xuất: ..................................................................................................28
............................................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................28
a. Giới thiệu: (1’)..........................................................................................................38
1.1 Ghép hai đối tượng:................................................................................................62
1.2. Nhận biết đối tượng:.............................................................................................62
Lời cảm ơn
2
ời đầu tiên em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn và kính trọng sâu
sắc đối với cô giáo Phan Nữ Phước Hồng giảng viên bộ môn
Phương pháp dạy học Tự nhiên- xã hội, Khoa Tự nhiên - Kinh tế, trường
Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế- người đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt quá trình tiến hành thực hiện khóa luận. Cô đã mở ra cho em
những vấn đề khoa học rất lý thú, hướng em vào nghiên cứu các lĩnh vực
hết sức thiết thực và vô cùng bổ ích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho
em học tập và nghiên cứu. Em đã học hỏi được rất nhiều ở Cô phong cách
làm việc, cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học… Em luôn được
Cô cung cấp các tài liệu, các chỉ dẫn hết sức quý báu khi cần thiết trong
suốt thời gian thực hiện tiểu luận .
L
Em cũng xin thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đến Quý Thầy
Cô trong Khoa Tự nhiên – Kinh tế, các bạn trong tập thể lớp K32 Giáo
dục tiểu học, Ban giám hiệu- quý thầy cô giáo và các em học sinh
trường Tiểu học Vĩnh Lợi đã tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện và hoàn
thành tốt khoá luận tốt nghiệp này.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Giảng dạy là một quá trình mang tính chất nghệ thuật tạo sự kích thích,
định hướng và hướng dẫn. Dạy không chỉ là sự truyền đạt đơn thuần kiến thức
3
mà là một quá trình tạo mối tương quan giữa người dạy, người học và tư liệu
giảng dạy. Thông thường con người chỉ nhớ: 10% những gì họ đọc, 20%
những gì họ nghe, 80% những gì họ nói và đến 90% những gì họ nói và làm,
tức là khi họ tự khám phá cho chính họ. Đặc biệt với cấp học Tiểu học, phụ
huynh và các em vẫn xem trọng môn Toán và Tiếng Việt, trong khi đó môn
Tự nhiên và Xã hội cũng không kém phần quan trọng. Chúng ta phải làm sao
học sinh vẫn nắm bắt được những kiến thức về xã hội và thế giới tự nhiên
trong tâm thế thoải mái là vấn đề rất được quan tâm. Trò chơi học tập chính là
một chiếc cầu nối hữu hiệu thân thiện nhất, tự nhiên nhất giữa người dạy và
người học trong việc tự giải quyết nhiệm vụ chung đạt được mục đích đề ra
làm thoả mãn nhu cầu của cá nhân. Áp dụng hình thức dạy học trò chơi học
tập là một phương pháp đổi mới đáp ứng yêu cầu dạy học lấy học sinh làm
trung tâm, phát huy tính tích cức tự giác của người học.
2. Lí do chọn đề tài:
Việc vận dụng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học là rất cần
thiết, làm sao cho mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Trò chơi xuất phát từ
nội dung bài học là hoạt động góp phần làm cho học sinh hứng thú, ham thích
học tập tạo không khí phấn khởi tạo tâm thế thoải mái trước giờ học hay củng
cố nắm chắc kiến thức đã được học, kích thích tư duy sáng tạo và rèn kĩ năng.
Theo mục tiêu giáo dục hiện nay, giáo dục học sinh phát triển toàn diện cả
đức, trí, thể, mĩ. Các hoạt động dạy - học ở trường Tiểu học đang đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng: Lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính
tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh. Đối với học sinh tiểu học, lứa tuổi
vừa học vừa chơi, hiếu động, chóng chán, vấn đề tạo nên hứng thú học tập
cho các em là rất quan trọng. Trò chơi tác động toàn diện đến trẻ em vì nó dễ
dàng thâm nhập vào xúc cảm, tình cảm thúc đẩy mọi hành động của trẻ.
Hiện nay, vận dụng trò chơi học tập vào dạy học không phải là vấn đề
mới mẻ. Các công trình nghiên cứu về môn Tự nhiên - xã hội, các nguồn tư
liệu: các sách thiết kế, sách giáo viên hướng dẫn soạn giáo án… đã đưa ra rất
4
nhiều trò chơi nhưng còn rời rạc từng trò chơi cho từng bài học mà chưa có
tính hệ thống. Một số trò chơi đòi hỏi cao về công tác chuẩn bị không phù hợp
với đặc điểm cơ sở vật chất trường học...
Với chủ đề Tự nhiên, sách giáo viên hay sách thiết kế chỉ đưa ra trò chơi
chưa có tính phong phú chỉ có hai trò chơi. Giáo viên rất khó áp dụng, đối với
học sinh rất dễ gây nhàm chán, làm giảm hiệu quả các tiết học.
Từ những lí do trên tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống trò chơi học tập
phục vụ dạy học chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2” hi vọng khi
nghiên cứu đề tài này sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm dạy học khi áp dụng
phương pháp sử dụng trò chơi, bổ sung, phát triển vốn trò chơi thêm phong
phú và đa dạng.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Đây không phải là vấn đề mới mẻ, vào thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã có
nhiều nhà nghiên cứu như: Phreben( Đức), M.Mentori( Ý)...có ý tưởng trò
chơi với dạy trẻ học, dùng trò chơi làm phương tiện dạy học. Về sau, ý tưởng
đó được tiếp tục phản ánh trong hàng loạt công trình nghiên cứu của các nhà
giáo dục Liên xô: A.P.Radina, A.P.Vsova, A.Navanhesova, A.L.Sovokia.
Trong quá trình đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học có rất nhiều nhà
giáo dục đã nghiên cứu, tìm tòi thiết kế nên các trò chơi nhằm giáo dục toàn
diện tạo hứng thú học tập cho các em như: cuốn “Tổ chức hoạt động vui chơi
ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho học sinh” của Hà
Nhật Thăng (chủ biên) hay cuốn “150 trò chơi thiếu nhi” của Bùi Sĩ Tụng,
Trần Quang Đức( đồng chủ biên). Nhưng ở các tài liệu này thì các tác giả đã
đề cập rất rõ vai trò của trò chơi, đưa ra những hoạt động vui chơi chung
chung, chưa đi sâu vào ứng dụng của trò chơi trong môn học cụ thể.
Đối với môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học nói chung và trong chủ đề Tự
nhiên nói riêng có các nghiên cứu sáng tác trò chơi trong dạy học cụ thể như:
cuốn “Học mà vui vui mà học” của tác giả Vũ Xuân Đỉnh, Trò chơi học tập
Tự nhiên - Xã hội lớp 1, 2, 3 Bùi Phương Nga( chủ biên), Dự án phát triển
5
giáo viên Tiểu học- NXB Giáo dục. …Tuy nhiên để có hệ thống, cụ thể từng trò
chơi trong từng bài cho chủ đề Tự nhiên thì chưa có.
Đề tài đi vào chuyên sâu nghiên cứu “Xây dựng hệ thống trò chơi học tập
phục vụ dạy học các bài trong chủ đề Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội lớp
2” một cách cụ thể.
4. Mục đích nghiên cứu:
Khi nghiên cứu đề tài mục tiêu chúng tôi đặt ra là kết quả đạt được góp
phần xây dựng hoàn thiện hệ thống trò chơi phục vụ các bài học trong chủ đề
Tự nhiên môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, nâng cao hiệu quả bài dạy.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt những mục tiêu đề ra việc xây dựng và giải quyết các nhiệm vụ là
hết sức quan trọng. Thông qua các nhiệm vụ chúng tôi sẽ tiến hành từng bước
như thế nào để hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu. Các nhiệm vụ đó là: Đầu tiên
chúng tôi nghiên cứu cơ sở lý luận nắm bắt những nền tảng cơ sở ban đầu của
vấn đề. Lí thuyết là một vấn đề và thực tiễn là vấn đề khác chúng tôi đi vào
nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Vấn đề sử dụng trò chơi trong dạy học các bài
thuộc chủ đề: Tự nhiên lớp 2. Nhiệm vụ cuối cùng là xây dựng một số trò
chơi mới kết hợp các sưu tầm được tạo nên tính hệ thống phục vụ các bài ở
các chủ đề Tự nhiên.
6. Đối tượng nghiên cứu:
Khi đi vào nghiên cứu chúng ta cần biết đối tượng nghiên cứu của đề tài
này là: Xây dựng hệ thống trò chơi phục vụ các bài dạy ở chủ đề Tự nhiên
thuộc chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 2. Đối tượng thực nghiệm: Học
sinh và giáo viên trường Tiểu học Vĩnh Lợi.
7. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực tốt các nhiệm vụ đề ra đạt được mục tiêu nghiên cứu thì không thể
thiếu được các phương pháp nghiên cứu. Có rất nhiều phương pháp trong
nghiên cứu khoa học thường được áp dụng, với các vấn đề của đề tài này
chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:
6