Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài : Vai trò và vị thế của Việt Nam trên thế giới , ảnh hưởng của các cường quốc doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề tài : Vai trò và vị thế của Việt Nam trên thế giới , ảnh
hưởng của các cường quốc .
I . Vị trí địa lý , chủ quyền lãnh thổ .
Việt Nam ( tọa độ : Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ -
23°23′ Bắc) nằm ở cực Đông Nam của bán đảo Đông Dương . Diện tích phần
đất liền khoảng 331.698 km2 ( đủ điều kiện về diện tích lãnh thổ để trở thành
cường quốc về chính trị, kinh tế ) . Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích
khoảng 1.000.000 km². Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam,
vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và
Campuchia phía tây. Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là
khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Với đường
bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với
vùng đất, vùng trời và vùng biển, với 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải
lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh, và 200 hải lý làm vùng đặc
quyền kinh tế.
II . Các vấn đề địa chính trị .
Việt Nam là 1 nước Xã Hội Chủ Nghĩa . với tôn chỉ Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lí , nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc Hội .
Kinh tế nước ta theo đường lối kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa .
Trong chính trị kinh tế đóng vai trò nền tảng là yếu tố quyết định nên tài
nguyên địa chính trị đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển của 1 quốc gia .
Trong khi cục diện chính trị khu vực có xu hướng phân tán thì cục diện kinh tế
lại có xu hướng hội tụ. Các thế lực kinh tế thị trường đang hoạt động rất mạnh
tại các nước trong khu vực, tạo ra nhu cầu liên kết và giao thương to lớn giữa
các nước, các địa phương.Trong bối cảnh ấy, lợi thế địa lý của Việt Nam do
nằm kề “trục lộ xương sống” của kinh tế khu vực, đặc biệt khu vực miền Nam
và miền Trung ở vị trí “bản lề” giữa biển và đất liền, ngay tâm hình học của
miền Đông Nam châu Á, nếu được phát huy mạnh mẽ sẽ là nguồn tài nguyên
vô giá giúp Việt Nam thịnh vượng .
1) Tây Nguyên .
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nhận định : “ Tây Nguyên nằm ở Nam Trung
Bộ, nối liền 2 miền Bắc Nam của đất nước, tiếp giáp với Hạ Lào và Bắc
Campuchia, có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất trên chiến trường Đông