Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài : vai trò của vợ chồng trong hoạt động sản xuất ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề ra: vai trò của vợ chồng trong hoạt động sản xuất
Gia đình là một trong những thiết chế xã hội cơ bản nhất, có ý nghĩa thật to lớn đối với cuộc sống của
mỗi cá nhân cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình thực hiện các chức năng của mình
thông qua việc thực hiện vai trò của các thành viên, mà trong đó vai trò của người vợ và người chồng là
trung tâm. Nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện để gia đình trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ đầy
tính năng động, tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động và có khả năng cải thiện vị thế xã hội
của mình.Tuy nhiên trong gia đình hiện nay cũng chứa đựng không ít những hiện tượng đáng lo ngại
như: con cái hư hỏng, phụ nữ làm việc quá sức, bất bình đẳng nam, nữ .v.v... Những biến đổi tích cực và
tiêu cực này có liên quan chặt chẽ đến vai trò của người vợ và người chồng trong gia đình, người vợ và
người chồng đóng vai trò như thế nào trong gia đình hiện nay? Khả năng thích ứng vai trò của họ như
thế nào?
Sự thay đổi quan hệ giới và tính tất yếu của nó làm cho cả giới nam và giới nữ đều phải tự nhận diện lại
bản thân mình, điều chỉnh và thích nghi với nhau trong cả suy nghĩ và hành động. Một trong những hiện
tượng quan sát được là trách nhiệm đối với các công việc trong gia đình giờ đây không còn là bổn phận
chỉ dành riêng cho giới nữ. Đồng thời việc kiếm tiền nuôi sống gia đình cũng như việc tham gia các quan
hệ xã hội bên ngoài gia đình không còn là khoảng trời riêng của nam giới. Người vợ tham gia vào công
việc và quan hệ xã hội rộng lớn hơn. Ngược lại, người chồng đã phải chia sẻ bổn phận và trách nhiệm đối
với công việc nhà, ngay cả công việc nội trợ vốn trước đây là “quyền bất khả xâm phạm” của nữ giới.
Từ xã hội nông nghiệp bước vào công nghiệp hóa, là bước vào sự phân công lao động mới, quá trình
phân công này đã dẫn đến các nghành công nghiệp mới đòi hỏi nam giới phải làm việc xa nhà trong khi
phụ nữ vẫn sống ở các làng nhỏ và phải đảm nhận các công việc nhà. Tuy nhiên hiện tượng này chưa tồn
tại lâu, thời kì công nghiệp hóa đòi hỏi những lao động giản đơn, không cần chuyên môn, kỹ thuật nhưng
lại cần lao động khéo léo, chịu khó, cần cù. Phụ nữ đáp ứng được những phẩm chất này, và là nguồn
cung cấp lao động dồi dào cho các công xưởng, nhà máy.
Một điểm đáng chú ý là, các ông chủ khi thuê lao động lại thích lựa chọn một phụ nữ có gia đình hơn
phụ nữ chưa có gia đình – điều mà những ông chủ hiện nay làm ngược lại. Lý do theo một ông chủ
xưởng cho biết là: “ông ta chỉ toàn dùng những phụ nữ để đứng máy dệt thôi, ông thích sử dụng đàn bà
có chồng, nhất là những người có gia đình họ phải nuôi, họ chăm chỉ hơn và dễ bảo đảm hơn phụ nữ
chưa chồng và hơn nữa họ buộc phải làm việc cật lực để kiếm được những tư liệu sinh hoạt cần thiết ”.
Như vậy, những đặc tính, phẩm chất đặc biệt của người phụ nữ lại trở lại làm khổ chính họ, cũng như sự
dịu dàng nết na trong bản chất người phụ nữ đã trở thành công cụ để biến họ thành nô lệ và làm cho
cuộc sống của họ càng đau khổ dưới sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản.
Phân công lao động theo giới được xem là một thành tố cơ bản trong cấu trúc xã hội của nhân loại, là
một chủ đề bắt đầu được quan tâm từ thế kỉ XIX. Nhưng quan tâm về sự phân công lao động theo giới
thay đổi theo thời gian cùng với quá trình tiến hóa, phát triển của con người, cũng như ảnh hưởng của
sự phân công lao động theo giới đến mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới.