Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài tìm hiểu tình hình bệnh đái tháo đường trong 5 năm (1996 – 2000) tại khoa nội tiết bệnh viện
MIỄN PHÍ
Số trang
50
Kích thước
622.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
850

Đề tài tìm hiểu tình hình bệnh đái tháo đường trong 5 năm (1996 – 2000) tại khoa nội tiết bệnh viện

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) được biết từ 2500 năm nay và được y văn

mô tả từ thế kỷ 11 với triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gày nhiều và

nước tiểu có vị ngọt. ĐTĐ là một bệnh rất phổ biến trên thế giới và mang tính xã

hội, cộng đồng rõ rệt đặc biệt ở các nước công nghiệp phát triển. Bệnh có xu

hướng tăng rõ rệt theo thời gian và sự phát triển của kinh tế. Vì vậy nó có ảnh

hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế và cộng đồng. ĐTĐ được định nghĩa

là bệnh rối loạn chuyển hoá tăng đường huyết do giảm bài tiết Insulin hoặc giảm

hoạt động của Insulin hoặc phối hợp cả 2 yếu tố trên gây tăng đường huyết mạn

tính dẫn tới rối loạn chức năng và tổn thương nhiều cơ quan đặc biệt là mắt,

thận, thần kinh, tim mạch . Đưòng huyết tăng cao kéo dài sẽ gây rất nhiều biến

chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cho tới nay vẫn chưa có

phương pháp nào có thể điều trị khỏi hẳn được bệnh ĐTĐ. Hiểu biết về tỷ lệ

mắc bệnh giúp các nhà quản lý hiểu rõ và có kế hoạch cụ thể về chiến lược

phòng ngõa và điều trị giúp cho người dân nhận thức được rõ hơn về căn bệnh

khá phổ biến này. Từ đó có biện pháp phòng và phát hiện bệnh sớm.

Tốc độ phát triển của bệnh rất lớn. Nó là 1 trong 3 bệnh (ung thư, tim

mạch, ĐTĐ) phát triển nhanh nhất. Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) đã

lên tiếng báo động về mối lo ngại này trên toàn thế giới. Theo công bố cuả

WHO năm 1985 đã có 30 triệu người mắc trên thế giới thì năm 1994 có 98,9

triệu người. Theo ước tính của Viện nghiên cứu ĐTĐ Quốc tế thì sẽ có khoảng

157,3 triệu người mắc bệnh vào năm 2000 và 215,6 triệu người mắc vào năm

2010. Bệnh có xu hướng tăng rõ rệt theo thời gian và sự tăng trưởng kinh tế ở

các nước công nghiệp, ĐTĐ typ 2chiếm khoảng 70 - 80% tổng số bệnh nhân

ĐTĐ.

Năm 1995 Châu Á có khoảng 62 triệu người bị ĐTĐ. Theo thống kê về tỉ

lệ bị ĐTĐ ở Trung Quốc cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh tăng rõ rệt.

1

Năm 1980: có khoảng 1% dân số bị mắc bệnh.

Năm 1994: có khoảng 2,5% dân bị mắc bệnh.

Bệnh ĐTĐ ở Trung Quốc tính từ năm 86 - 94 đã tăng trên 250%. Tổ chức Y tế

thế giới đã cảnh báo có thể xảy ra đại dịch ĐTĐ ở Châu Á vào thế kỷ tới.

Ở Việt Nam, qua số liệu thống kê ở các bệnh viện lớn cho thấy ĐTĐ là

bệnh thường gặp nhất và có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết. Tỉ lệ

mắc bệnh tuy không cao nh các nước trên thế giới nhưng tỉ lệ năm viện vì ĐTĐ

ngày càng tăng. Số liệu tại bệnh viện (BV) Bạch Mai cho thấy ĐTĐ chiếm

43,25% các bệnh nội tiết chuyển hoá.

Nh vậy ĐTĐ với những biến chứng tim mạch mắt thần kinh không chỉ là

vấn đề quan tâm của ngành Y tế mà còn là vấn đề kinh tế xã hội nghiêm trọng.

Đã có một số nghiên cứu hồi cứu về tình hình bệnh ĐTĐ tại một số khoa

nội tiết. Nhưng trong những năm gần đây tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ vào các khoa nội

tiết tăng lên rõ rệt tại các bệnh viện. Nhưng tại khoa nội tiết - ĐTĐ bệnh viện

Bạch Mai là một khoa nội tiết còn chưa có thống kê mới nào rõ về tỷ lệ này. Vì

vậy chúng tôi thực hiện đề tài:

“ Tìm hiểu tình hình bệnh ĐTĐ trong 5 năm (1996 – 2000) tại khoa

nội tiết bệnh viện Bạch Mai “

Nhằm hai mục đích:

1. Mô tả một số đặc điểm bệnh ĐTĐ tại khoa nội tiết.

2. Tìm hiểu đặc điểm một số biến chứng của bệnh ĐTĐ .

2

CHƯƠNG 1

Tổng Quan Tài liệu

1.1 Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam:

 Trên thế giới

Đái tháo đường là bệnh lý thường gặp nhất và có lịch sử lâu đời nhất

trong các bệnh chuyển hoá trầm trọng. Bệnh đã được mô tả trong Ebers. Papyrus

từ 1500 năm trước Công nguyên. Từ thế kỷ đầu tiên Aretée de Cappadoche còng

ghi nhận về "một bệnh lý làm mất đi sinh lực do tiểu nhiều"[] .

Đái tháo đường là bệnh phổ biến từ lâu mang tính xã hội ở nhiều nước.

Cùng với ung thư , tim mạch, ĐTĐ là bệnh không lây lan có tốc độ phát triển

nhanh nhất.

Tại hội nghị ĐTĐ tháng 7 năm 1997 tại Singapore, đã thống kê số lượng

người mắc ĐTĐ tại một số nước năm 1995 và ước đoán tới năm 2025 nh sau[] :

QUỐC GIA ĐTĐ (Triệu người) 1995 ĐTĐ (Triệu người) 2025

Ên Độ 19,4 57,2

Trung Quốc 16,0 37,6

Mỹ 13,9 21,9

Nhật 6,3 8,5

Nga 8,9 12,2

Tác giả cảnh báo đến thế kỷ XXI, các nước Châu Á sẽ đứng đầu về tỷ lệ

ĐTĐ. Theo Hiệp hội ĐTĐ thế giới, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ của một số nước Châu

Á có số dân hay mức sống tương tự Việt Nam là:

Thái Lan 3,58%, Philippin 4,27%, Malaisia 3,01%[]. Dù đoán số bệnh nhân

ĐTĐ trên thế giới năm 2010 là 240 triệu, riêng ĐTĐ typ 2 chiếm 216 triệu.

Nếu không được điều trị và quản lý đầy đủ, ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng , đặc

biệt là các biến chứng tim mạch, có tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao. Với ĐTĐ

typ 2 , biến chứng nổi bật là tổn thương các mạch máu lớn và vừa. Nghiên cứu

3

hồi cứu của G. Panzram[] về liên quan tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ĐTĐ typ 2

dùa theo giới, tuổi cho thấy tăng gấp đôi so với người không ĐTĐ . Tại Pháp,

ĐTĐ là nguyên nhân chủ yếu gây suy thận phải chạy thận nhân tạo, ngoài ra 5 –

15% bệnh nhân phải cắt cụt chi dưới mà trên 50% không phải do chấn thương[].

Với các nước phát triển chi phí để điều trị và chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ chiếm 6

– 14% tổng kinh phí toàn bộ ngành Y tế. Năm 1996, Mỹ đã phải chi trên 90 tỷ

USD cho chăm sóc và quản lý bệnh nhân ĐTĐ [].

 Việt Nam:

Ở Việt Nam, qua số liệu thống kê ở một số các bệnh viện lớn cho thấy

ĐTĐ là bệnh thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội

tiết. Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ nằm điều trị tăng liên tục từ năm này qua năm khác.

Theo Thái Hồng Quang[]:

 Năm 1990 bệnh nhân ĐTĐ chiếm 14,45% bệnh nhân điều trị ở khoa Nội.

 Năm 1994 bệnh nhân ĐTĐ chiếm 28,28% tăng gần gấp đôi.

Trong đó ĐTĐ typ 2 chiếm 80 – 90% các thể bệnh ĐTĐ ở các nước phát

triển và có xu hướng gia tăng, cùng với sự tăng trưởng kinh tế ở các nước đang

phát triển.

Qua số liệu thống kê ở các bệnh viện lớn cho thấy ĐTĐ là bệnh thường

gặp nhất và có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết (Lê Huy Liệu, Mai

Thế Trạch). Ở Việt Nam chưa thống kê được tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc mà mới chỉ

tiến hành điều tra ở một số thành phố lớn với kết quả như sau: Hà Nội là 1,1%

(ngoại thành > 0,82%, nội thành 1,6% ) Huế 0,96%, TP Hồ Chí Minh 2,52%

[] . Tỉ lệ mắc bệnh không cao nh các nước trên thế giới nhưng tỉ lệ năm viện vì

ĐTĐ ngày càng tăng. Số liệu tại BV Bạch Mai cho thấy ĐTĐ chiếm 43,25% các

bệnh nội tiết chuyển hoá.

Là bệnh không thể chữa khỏi, nhưng nếu được hướng dẫn đầy đủ về chế

độ ăn và chế độ tập luyện và sử dụng thuốc , bệnh nhân ĐTĐ có thể chung sống

hoà bình với bệnh và còn tham gia công tác , sinh hoạt bình thường trong cộng

đồng. Ngược lại, hậu quả của sự không điều trị kịp thời, kém hiểu biết về bệnh

4

sẽ là tử vong và tàn phế. Đó là nỗi đau của gia đình bệnh nhân đồng thời là nỗi

lo và gánh nặng của cả cộng đồng.

1.2. Sinh lý Glucose máu trong cơ thể.

Glucid là nguồn năng lượng chủ yếu và trực tiếp của cơ thể.

Nhờ các men của tuỵ và ruột , các polysacarit, disacarit của thức ăn biến thành

monosacarit rồi được hấp thụ sau khi photphoryl hoá ở tế bào niêm mạc ruột.

Theo tĩnh mạch cửa Glucose qua gan và bị giữ lại phần lớn ở đây.

Gan là cơ quan dự trữ Glucid của toàn cơ thể. Với tổng lượng 100gram

Glucid gan có thể duy trì mức Glucose huyết trong 5-6h. Ngoài ra gan còn sản

xuất một lượng Glucid từ các achid amin, đó là sự tân tạo Glucid.

Cơ dự trữ tới 250 gram Glucid cho nhu cầu của riêng mình. Sau co cơ, cơ

bổ sung Glucid từ máu, có thể làm mức Glucose máu giảm rõ.

Glucose ở máu khuếch tán tự do qua vách mao mạch vào gian bào. Một

số tế bào cho Glucose thấm dễ dàng (não , gan, hồng cầu). Tuyệt đại đa số còn

lại đòi hỏi phải có Insulin mới thu nhận được Glucose. Trong tế bào, Glucose

chủ yếu biến thành năng lượng (ATP) dùng cho sự hoạt đọng của tế bào.

Bình thường, Glucose huyết lúc đói ở người khoẻ mạnh (lấy máu toàn

phần ở mao mạch ) là 3,3 – 5,6 mmol/l (0,6 –1 g/l). Nếu đường huyết lúc đói

trên 7 mmol/l làm Ýt nhất 2 lần hoặc đường huyết 2h sau uống 75 gram đường

trên 11,1 mmol/l thì xác định chẩn đoán ĐTĐ. Nếu đường huyết tăng trên

1,8g/l sẽ đào thải qua thận. Còn nếu Glucose máu < 0,6g/l sẽ làm các tế bào

(chủ yếu là tế bào thần kinh) thiếu năng lượng, có thể đưa tới tử vong và hôn

mê. Vì vậy cơ thể có nhiều cơ chế tham gia điều hoà chuyển hoá Glucid đảm

bảo duy trì mức Glucose thích hợp. Cơ sở của sự điều hoà là lượng Glucid bổ

sung cho cơ thể phải cân bằng với lượng đã sử dụng. Cơ quan trực tiếp điều hoà

là hệ nội tiết và hệ thần kinh.

1.2.1. Hệ nội tiết:

 Insulin: làm giảm Glucose máu rất nhanh và mạnh nhờ 2 tác dụng chính: hợp

Glycogen, mì, acid amin và thoái biến.

5

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!