Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài thuyết trình sự bão hoà thị trường bán lẻ tại các chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích tại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa: QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ ÁN THỰC TẬP
CHỦ ĐỀ:
SỰ BÃO HOÀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
TẠI CÁC CHUỖI SIÊU THỊ VÀ
CỬA HÀNG TIỆN ÍCH
TẠI VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Mã số sinh viên : 1834350539
MỤC LỤC
Hà Nội, tháng 3 năm 2020
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….3
1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………………….......3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án………………………………………4
3. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………....4
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………......4
5. Bố cục đề án……………………………………………………………………….4
Phần 1. Cơ sở lý luận về bão hòa thị trường………………………………………5
1.1 Thị trường và Bão hòa thị trường
1.1.1 Khái niệm thị trường ………………………………………………………5
1.1.2 Khái niệm về thị trường bán lẻ……………………………………………,5
1.1.3 Đặc điểm của thị trường bán lẻ ……………………………………………6
1.1.4 Khái niệm bão hòa thị trường……………………………………………...7
1.2 Tiêu chí đánh giá thị trường bão hòa……………………………………………..8
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến bão hòa thị trường…………………………………..8
Phần 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1 Khái quát thực trạng của các chuỗi siêu thị và cửa hàng bán lẻ ………………….13
2.2 Những giải pháp các doanh nghiệp đã thực hiện để giải quyết thực trạng……….21
2.3 Đánh giá vấn đề nghiên cứu…………………………………………….………23
2.3.1. Ưu điểm…………………………………………………………………24
2.3.2. Nhược điểm ..…………………………………………………….……..24
2.3.3. Những nguyên nhân dẫn tới bão hòa thị trường………………………..24
2.4 Đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề…………………………………………27
KẾT LUẬN………………………………………………………………………...29
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………………..30
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự gia tăng và mở rộng không ngừng của các thương hiệu trong nước cùng sự gia
nhập của các thương hiệu đến từ nước ngoài, thị trường các chuỗi siêu thị và cửa hàng
tiện ích lại đang trở nên sôi động hơn bao giờ. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê về
tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 11/2019 thì đã
tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái và được đánh giá là một thị trường phát triển có
xu hướng ổn định, hàng hóa có phần rất dồi dào và đa dạng, đảm bảo cung-cầu cho thị
trường này. Sự bùng nổ này đã và đang dẫn tới một sự cạnh tranh rất khốc liệt giữa các
thương hiệu tới từ cả trong nước và cả ngoài nước. Trong năm 2016, AEON- một
thương hiệu trong ngành hàng siêu thị rất có tiếng vang tại Nhật Bản đã tiến hành đầu
tư một con số lên tới 500 triệu USD nhằm xây dựng các chuỗi siêu thị, trung tâm mua
sắm tại cả miền Bắc và miền Nam. Không chỉ vậy, một ông lớn của Thái Lan- tập
đoàn TCC Holding đã chi tới 655 triệu EUR để có được Metro Cash&Carry. Sau đó,
đến năm 2017, Nhật Bản lại tiếp tục tiến hành mang một thương hiệu nữa của mình là
7-Eleven và mở cửa hàng đầu tiên sau nhiều năm lên kế hoạch mặc dù là theo con
đường nhượng quyền. Và cũng bằng phương thức giống 7-Eleven thì một thương hiệu
nữa Hàn Quốc GS25 cũng đã mang được cửa hàng đầu tiên vào thị trường sôi động
này.
Thế nhưng, khi đang trên đà phát triển một cách sục sôi và mạnh mẽ như vậy thì một
số thương hiệu lại tuyên bố phá sản, nhượng lại cửa hàng, bán thị phần, tiến hành rút
lui khỏi thị trường để bảo toàn vốn. Những thương hiệu còn lại trong cuộc chiến sinh
tồn cũng liên tục thay đổi trong cơ cấu và cải tiến. Động thái này không chỉ diễn ra với
các thương hiệu mới thành lập mà động thái này còn xảy ra với các thương hiệu có lịch
sử lâu đời, thị trường phát triển mạnh. Phải chăng, mô hình siêu thị và cửa hàng tiện
ích này đang tiến vào giai đoạn bão hòa? Không thể phủ nhận được sự phát triển một
cách nhanh chóng của thị trường này, nhưng đi kèm theo đó là một thách thức không
nhỏ đối với tất cả các doanh nghiệp trong cuộc đua chiếm chị phần ‘ miếng bánh bán
lẻ Việt Nam’. Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp trong nước còn gặp phải nhiều khó
khăn cũng như vướng mắc từ chính sách được đề ra và thực thi của Nhà nước bởi lẽ
các doanh nghiệp nước ngoài đang có phần được sự ưu ái hơn.
Sự bão hòa trong mô hình kinh doanh này là một phép toán để chứng minh cho năng
lực cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp. Điều mà mỗi chủ doanh nghiệp
đang kinh doanh cần nhận ra và làm được chỉnh là là chủ động đánh giá được chính
xác năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nguyên nhân dẫn tới sự kém nổi trội, những
hạn chế về sự bứt phá, vượt trội của doanh nghiệp mình và hơn tất cả là phải tìm ra
3