Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài thảo luận tìm hiểu chính sách bảo hiểm xã hội được thực hiện ở việt nam hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề tài thảo luận:
Tìm hiểu về chính sách Bảo hiểm Xã hội được thực hiện
ở Việt Nam hiện nay.
Nhóm 1:
Nguyễn Văn Chính (nhóm trưởng)
Nguyễn Văn Chương
Nguyễn Khánh Hoàng
Nguyễn Ngọc Quang
Vương Thanh Tùng
Lương Thị Thu Trang
Lê Thị Thanh Nga
Nguyễn Thị Mùi
Phụ lục:
Lời mở đầu
I. Đối tượng tham gia BHXH
II. Các chế độ của BHXH Việt Nam
1. BHXH bắt buộc
2. BHXH tự nguyện
3. BH thất nghiệp
III. Quỹ BHXH ở Việt Nam
IV. Mô hình tổ chức BHXH ở Việt Nam
1
LỜI MỞ ĐẦU
Sự tồn tại và phát triển của con người do rất nhiều yếu tố quyết định trong đó
có hệ thống an sinh xã hội của Chính phủ và đặc biệt là chính sách Bảo hiểm
xã hội (BHXH ). Cuộc sống của con người ở bất kì giai đoạn nào, thời kì nào,
chế độ xã hội nào cũng luôn có nguy cơ gặp phải rủi ro, bất hạnh, rơi vào tình
cảnh yếu thế. Vì vậy, để tiếp rục tồn tại, phát triển, họ cần nhận được sự giúp
đỡ từ cộng đồng, xã hội, Nhà nước. Đó chính là tiền đề cho sự ra đời của hệ
thống ASXH. Trong đó, BHXH là “lưới bảo vệ” đầu tiên và quan trọng nhất,
được coi là trụ cột xương sống trong hệ thống ASXH của hầu hết các quốc
gia, trong đó có Việt Nam.
BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng, Nhà nước. "BHXH là sự bảo
đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ
BHXH" (Điều 3 Luật BHXH). Đối với người lao động, BHXH có vai trò rất
quan trọng, nhằm đảm bảo cuộc sống về mặt kinh tế ở mức tối thiểu và tinh
thần cho họ và gia đình khi người lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả
năng lao động. Và trong điều kiện nền kinh tế đất nước luôn luôn thay đổi và
ngày càng phát triển ở một mức độ cao hơn thì việc thực hiện tốt chính sách
BHXH còn đảm bảo sự công bằng xã hội giữa những người lao động trong xã
hội. Với vai trò như vậy nên ngay từ khi được thành lập đến bây giờ, ngành
BHXH đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã quan tâm và tạo mọi điều kiện
để phát triển.
2
I. Đối tượng tham gia BHXH Việt Nam:
1. Người lao động: tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt
Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân
dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân
dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an
nhân dân phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người sử dụng lao động: tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ
chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác
và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam
làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp
đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai
tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại
khoản 4 Điều này.
4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng
lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở
lên.
5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong
độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
3
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia
bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi
chung là người lao động.( trích Luật Bảo hiểm Xã hội Việt Nam)
4