Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài những tác động của các tôn giáo lớn đến sự phát triển đời sống tinh thần của dân tộc việt nam
PREMIUM
Số trang
74
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
803

Đề tài những tác động của các tôn giáo lớn đến sự phát triển đời sống tinh thần của dân tộc việt nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM

THẢO LUẬN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài:

 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC TÔN GIÁO LỚN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

THÀNH VIÊN NHÓM

Họ và tên Mã số sinh viên

Phạm Hà An 2253401020003

Bùi Thị Ngọc Hà 2253401020060

 Nguyễn Huỳnh Ngọc Hương 2253401020085

 Nguyễn Ngọc Thảo Huyền 2253401020093

Phạm Nguyễn Ngọc Ngân 2253401020148

 Nguyễn Gia Nghi 2253401020151

Dương Nguyễn Khánh Vy 2253401020297

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2023

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÔN GIÁO.........2

1. Khái niệm, đặc điểm chung của tôn giáo..............................................................2

1.1.Khái niệm...........................................................................................................2

1.2.Đặc điểm............................................................................................................5

2. Quá trình phát triển và đặc điểm riêng về các tôn giáo lớn ở Việt Nam.............7

2.1.Phật giáo............................................................................................................7

2.2.Công giáo ........................................................................................................12

2.3.Tin lành............................................................................................................15

2.4.Hồi giáo............................................................................................................19

2.5.Cao đài.............................................................................................................21

2.6.Phật giáo Hòa Hảo...........................................................................................25

CHƯƠNG II. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TÔN GIÁO........................................................27

1. Mối quan hệ biện chứng giữa tôn giáo và văn hóa truyền thống ở Việt Nam. .27

1.1.Sự tác động của tôn giáo đối với văn hóa Việt Nam.........................................27

1.2.Sự tác động của văn hóa Việt Nam đối với tôn giáo.........................................33

2. Những tác động của tôn giáo đến đời sống tinh thần, kinh tế, chính trị ở Việt

Nam..............................................................................................................................36

2.1.Tác động tích cực.............................................................................................36

2.2.Tác động tiêu cực.............................................................................................42

3. Vai trò của cộng đồng giáo dân đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ

đất nước........................................................................................................................47

3.1.Vai trò của Phật giáo........................................................................................47

3.2.Vai trò của Công giáo.......................................................................................51

3.3.Vai trò của đạo Cao đài....................................................................................54

4. Liên hệ với tính tất yếu phải xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và

đoàn kết tôn giáo ở Việt nam và trên thế giới............................................................57

4.1.Mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo..............................................................57

4.2.Tính tất yếu của việc xây dựng, củng cố đoàn kết dân tộc và tôn giáo ở Việt

 Nam và trên thế giới...............................................................................................59

4.3.Tình hình xây dựng, củng cố đoàn kết giữa dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam hiện

nay.........................................................................................................................60

4.4.Định hướng xây dựng, củng cố khối đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo ở

Việt Nam và trên thế giới.......................................................................................63

LỜI KẾT.........................................................................................................................68

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................69

LỜI MỞ ĐẦU

Sự đa dạng và vô cùng tận của muôn vạn dạng vật chất trong thực tại khách

quan cùng sự vận động vô thường, ngẫu nhiên, bất ngờ vượt qua hoặc nằm ngoài ý

muốn con người của chúng đã đặt ra vô số thách thức cho quá trình khai phá, tác động

đến thế giới để thu nạp tri thức về cuộc sống của con người. Thêm vào đó, trình độ, khả năng của con người tuân theo quy luật khách quan về nguyên lý của sự phát triển,

đi dần từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp và liên tục chuyển mình thay đổi theo

xu hướng đi lên, nên trong bất kỳ thời đại nào, dẫu có được đánh giá là hiện đại bậc

nhất, vẫn tồn tại những hạn chế về nhận thức và hành vi, thể hiện trình độ và khả năng

cải tạo, tác động thế giới còn chưa hoàn thiện. Khi nhu cầu, khao khát cải biến tự

nhiên, “làm chủ thế giới" vẫn tồn tại dai dẳng trong con người, nhưng lại đối mặt với

trình độ hạn chế cùng sự vô cùng của thế giới đã nảy sinh trong con người cảm giác

yếu đuối, bất lực trước các hiện tượng tự nhiên khi chưa thể tác động theo ý muốn, từ

đó gắn cho tự nhiên những sức mạnh siêu nhiên, bí ẩn. Không những vậy, khi sự áp

 bức và phân chia giai cấp ngày càng mạnh mẽ, các mối quan hệ xã hội ngày càng phức

tạp và gay gắt, một bộ phận nhân dân sẽ rơi vào trạng thái bí bách, cùng quẫn, tuyệt

vọng, từ đó khao khát đi tìm sự chở che từ đấng siêu nhiên, thần linh. Bất lực với thế

giới, với những rủi ro nằm ngoài ý muốn và dự định, với sự phong phú vô cùng của

các dạng vật chất, với những áp bức khắc nghiệt bên ngoài, với trình độ còn nhiều hạn

chế của bản thân… đã đưa đến một nhu cầu tìm điểm tựa tinh thần, và một trong số đó

là tôn giáo. Vậy, “tôn giáo" phát huy vai trò chữa lành tinh thần cùng những tác động

khác, đặc biệt là với Việt Nam, như thế nào? Qua những kiến thức đã tìm hiểu, nghiên

cứu và sàng lọc, đề tài “Những tác động của các tôn giáo lớn đến sự phát triển đời

sống tinh thần của dân tộc Việt Nam" sẽ làm rõ vấn đề này.

1

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÔN GIÁO

1. Khái niệm, đặc điểm chung của tôn giáo

1.1.Khái niệm

 Tôn giáo

Cảm giác choáng ngợp trước sự bao la, vô biên của thế giới không chỉ tồn tại ở 

con người ngày nay, mà từ xưa kia, khi cơ sở vật chất - kỹ thuật chưa tồn tại, khi con

người chỉ mới là những cá thể ban sơ, nguyên thủy, lại càng hãi sợ trước sự vô cùng

tận của đất trời. Chính vì vậy mà “tôn giáo” - bắt nguồn từ thuật ngữ religio, trong

tiếng La tinh có nghĩa là “quyền năng” hoặc “quyền năng tối thượng", tức đối tượng

thiêng mà con người có niềm tin và lòng mộ đạo hướng tới - đã xuất hiện. Định nghĩa

ấy về sau này lại dung chứa thêm nội hàm nhà thờ (với một cộng đồng giáo hội, là

những con chiên theo đức Chúa, trong đó quan hệ thành viên cộng đồng này chi phối

tất cả đời sống của họ và các quan niệm về tôn giáo mới bao gồm hệ thống giáo lý).

 Như vậy thì nó được hiểu như là một dạng thiết chế xã hội tách biệt. Từ đó thấy được,

quá trình biến đổi của thuật ngữ “religio” cùng với nhận thức về nó qua các giai đoạn

khác nhau mà làm thành nội hàm của tôn giáo gồm: Thực thể thiêng; đức tin, nhà thờ,

cộng đồng đức tin và giáo lý. Khái niệm này cũng làm cho rất nhiều nhà khoa học truy

nguyên về yếu tố cơ bản nhất của mọi hình thức tôn giáo, đó chính là niềm tin vào

đấng tối linh hay rõ hơn là niềm tin tôn giáo (religious belief, croyance religieuse) và

coi như là một yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của một tôn giáo.1 Tuy dòng mạch của sự thay đổi và bổ sung cho nội hàm khái niệm “religio” là

vậy, nhưng ở mỗi học thuyết riêng, các triết gia và những nhà nghiên cứu lại có những

quan niệm riêng khác hoặc cụ thể hơn cho khái niệm này.

Tiêu biểu như những người theo thuyết hồn linh luận, cho rằng tôn giáo “là

niềm tin vào sự tồn tại của đấng siêu nhiên”, “các ý niệm tôn giáo đều có ở các xã hội

con người” (Edward Burnett Tylor) và “vật linh là yếu tố cơ bản của tất cả mọi tôn

giáo” (X.A Tocarep). Điều đó có nghĩa bản chất cơ bản của tôn giáo là tính linh thiêng/

huyền bí và niềm tin vào sự linh thiêng huyền bí ấy của tôn giáo, và học thuyết cũng

khẳng định mạnh mẽ sự tồn tại tất yếu của “tôn giáo" và “ý niệm tôn giáo" trong xã

hội loài người. Hay như thuyết ma thuật và thuyết tiến hóa luận với đại diện tiêu biểu

là James George Frazer (1854 – 1941). Ông cho rằng từ thuở sơ khai, con người có

niềm tin “khuất phục bắt buộc tự nhiên phải phục tùng những mong muốn của mình

 bằng sức mạnh đơn giản của những bùa chú, phù phép”. Niềm tin đó gọi là niềm tin

ma thuật. Chỉ rất lâu sau, con người dần ngạc nhiên về nỗi bất lực của chính mình và

về quyền lực vạn năng của những sinh thể vô hình, thế là xuất hiện niềm tin tôn giáo.

 Niềm tin tôn giáo theo giải thích của Frazer trước hết là “một sự thừa nhận đơn giản và

1 https://khaitue.edu.vn/vi/news/bai-viet-chuyen-mon/ban-ve-khai-niem-ton-giao-tin-nguong-37.html

2

riêng lẻ về sự tồn tại của những quyền lực siêu nhân, về sau đã lôi kéo con người, nhờ 

ở bước tiến bộ về kiến thức của mình, cúi người xuống để thú nhận sự phụ thuộc hoàn

toàn vào sinh thể thần thánh”. Quan điểm của học thuyết này cũng chứng minh những

yếu tố tâm linh trong khái niệm “tôn giáo", nhưng ý kiến này còn nhiều yếu tố khá duy

tâm, lý giải dựa trên thực tiễn mà chưa có cơ sở lý luận khoa học.

Trong thuyết thiêng và tục, Emile Durkheim đã đưa ra lý thuyết về cái thiêng

liêng, cái thế tục để làm cơ sở nhận diện cho mọi tín ngưỡng tôn giáo. Theo đó, “tất cả

các tín ngưỡng tôn giáo đã được biết tới, dù đơn giản hay phức tạp, đều có một tính

chất chung: chúng giả định một sự phân loại về các sự vật, hiện thực hay tâm tưởng

mà con người hình dung được thành hai loại đối lập nhau, nói chung được gọi bằng

những từ ngữ khác nhau, thể hiện khá chính xác ở hai từ cái thế tục và cái thiêng

liêng”. Durkheim vạch rõ cái thiêng không chỉ hạn chế ở những thực thể nhân cách

hóa mà người ta gọi là thần thánh, mà bất cứ vật gì, như một tảng đá, một cái cây, một

ngọn suối… đều có thể là cái thiêng liêng cả. Thuyết thiêng và tục đã đưa tôn giáo gần

hơn với con người, do tâm tưởng con người hình dung và xác định. Tương tự với

thuyết kinh nghiệm thần bí, Lévy Bruhl cũng cho rằng: “chính kinh nghiệm thần bí sẽ

dẫn đến “loại cảm xúc về cái siêu tự nhiên”. Trong đó “thần bí” được hiểu là lòng tin

vào những sức mạnh, những tác động không cảm nhận được bằng các giác quan, kinh

nghiệm thần bí là những trải nghiệm về chúng.

Có học thuyết cho rằng tôn giáo là niềm tin vào những thực thể tâm linh, siêu

nhiên, có học thuyết lại gắn tôn giáo với cái thiêng liêng, thần bí. Điểm chung của các

học thuyết này đều gắn tôn giáo với những điều ngoài tầm kiểm soát của con người, là

những thực thể mà thậm chí con người chưa thể chạm vào hay tận mắt chứng kiến….

Vậy nên, tôn giáo khi ấy chưa có những giáo lý khoa học, những triết lý bài bản để

định hướng cho giáo dân mà chỉ là những niềm tin mơ hồ, mông lung và tuyệt đối.

Bên cạnh đó, có những học thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở tìm hiểu chức

năng của tôn giáo. Tiêu biểu cho khuynh hướng này có thuyết chức năng của

Bronislaw Malinowski: coi tôn giáo, tín ngưỡng là một hiện tượng siêu nhiên, là “ước

mơ của ý thức tập thể” để mang lại “một lối lý giải không căn cứ”, có thể làm giảm nỗi

lo sợ của con người khi đối mặt với những bất trắc trong cuộc sống và mang lại cho

con người niềm tin, lòng can đảm, hy vọng vào chiến thắng đối với sự sợ hãi. Hay

thuyết cấu trúc của Claude Lévi-Strauss quan niệm “tư duy con người với những cấu

trúc chung, theo kiểu một trật tự cú pháp, muốn nắm bắt được ý nghĩa toàn bộ thì phải

xác định rõ chức năng của từng đơn vị cấu thành. Nghiên cứu về tín ngưỡng tôn giáo

cũng vậy, phải đặt nó trong một tổng thể cấu trúc, với những mối tương quan qua lại”,

thấy được chức năng của tôn giáo phụ thuộc và gắn liền với những yếu tố khác…

Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ

giữa thần thánh và con người”, một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự

sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh

3

chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”, Friedrich Engels lại đưa ra một

khái niệm: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc con người những

lực lượng bên ngoài, cái mà thống trị họ trong đời sống hàng ngày…” Có vô số cách

định nghĩa về “tôn giáo", và ở mỗi trường phái, mỗi học thuyết lại mang những đặc

trưng riêng từ nội dung và tinh thần chính của học thuyết đó.

Đánh giá chung, các quan niệm của các học thuyết trên đều mang khuynh

hướng duy tâm, cho rằng tôn giáo phụ thuộc vào đấng siêu nhiên mà chưa xuất phát từ

thực tế cuộc sống cũng như những luận điểm khoa học. Đến khi chủ nghĩa duy vật

 biện chứng của Mác - Lênin xuất hiện, những khái niệm này được định nghĩa một cách

 bài bản, khoa học và khách quan hơn. Theo chủ nghĩa Mác-Lênin: “Tôn giáo là một

hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảo hiện thực khách quan và thông qua sự phản ánh

đó, các lực lượng tự nhiên và xã hội trở thành siêu nhiên”. Khái niệm này đã làm rõ

nguồn gốc và bản chất cũng như đặc điểm chung của tôn giáo, thấy được sự phát triển

trong tư duy, nhận thức mang tính cách mạng của các triết gia, và khiến “tôn giáo" được định nghĩa một cách khoa học hơn, thực tiễn hơn. Ngoài ra, Karl Marx còn đưa

ra một khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo, rằng: “Tôn giáo là

tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là

tinh thần của trật tự không có tinh thần”. Từ đó thấy được, chủ nghĩa Marx- Lenin đã

chỉ ra những đặc điểm và đúc kết vào các khái niệm cô đọng, súc tích và đa dạng lĩnh

vực, tính chất, từ bài bản khoa học đến đời sống xã hội.

 Tín ngưỡng

Một khái niệm dễ bị đồng nhất với “tôn giáo" chính là “tín ngưỡng". Soi chiếu

vào dòng lịch sử hình thành khái niệm “tôn giáo" và “tín ngưỡng", hai định nghĩa này

có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng “tín ngưỡng" lại có một cách giải nghĩa riêng

và mang chứa những đặc điểm riêng. Ở Việt Nam, theo khoản 1 điều 2 Luật tín

ngưỡng, tôn giáo 2016, “tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua

những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về

tinh thần cho cá nhân và cộng đồng”. Hay như từ điển Hán Việt định nghĩa “Tín

ngưỡng là lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” và theo từ

điển tôn giáo, tín ngưỡng là “lòng tin và sự ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một lực

lượng siêu nhiên, thần bí". Bên cạnh đó, ở phương Tây, “khi ta nói tín ngưỡng, người

Châu Âu hiểu đó là niềm tin nói chung. Có thể hiểu đó là tín ngưỡng và cũng là tôn

giáo, nên khi nói tự do tín ngưỡng thường là tự do tôn giáo” (Đặng Nghiêm Vạn). Như

vậy, tín ngưỡng hiểu ở phương Tây trong nghiên cứu tôn giáo học chỉ niềm tin tôn

giáo, tức là đồng nhất tín ngưỡng và tôn giáo, không có sự phân biệt kỹ lưỡng, cụ thể.

Từ đó có thể nhận xét, điểm chung của quan điểm về tín ngưỡng ở Việt Nam và

 phương Tây chính là: cơ sở nền tảng của tín ngưỡng là niềm tin. Nhưng những khái

niệm khác nhau lại nêu ra những đặc điểm khác nhau, cụ thể hóa khái niệm “tín

ngưỡng". Nhưng nhìn chung, có thể hiểu, tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin, sự sùng

 bái, ngưỡng mộ đến tôn thờ mà con người dành cho một chủ thể, thế lực siêu nhiên,

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!