Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài định hưỡng và giải pháp xuất khẩu cao su việt nam sang nhật bản
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ðịnh hướng và giải pháp thúc ðẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang Nhật Bản
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng
đối với mọi quốc gia. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam,
hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng
và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, 80% dân số hoạt động trong
lĩnh vực này, Việt Nam đã xác định Nông Sản là mặt hàng xuất khẩu và xuất
khẩu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân
sách và thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cao su là một trong những mặt hàng Nông Sản được nhiều người tiêu
dùng biết đến về tính hấp dẫn khi sử dụng và tác dụng vốn có không chỉ ở
Việt Nam, đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của đất nước, đứng thứ ba trong xuất khẩu hàng Nông Sản sau gạo và cà phê.
Việt Nam hiện nay đã trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao
su.
Nhật Bản là một quốc gia rất phát triển đã, đang và sẽ là một đối tác
ngoại thương quan trọng của Việt nam. Nhiều năm liền, Nhật bản liên tục
đứng đầu trong danh sách các nước nhập khẩu từ Việt nam, vượt xa nước
đứng thứ hai. Nhu cầu nhập khẩu cao su từ đất nước này rất lớn, đặt biệt trong
bối cảnh hiện nay, khi mà Nhật bản có xu hướng xích lại gần Châu Á, nhất là
xu hướng chú trọng tới thị trường các nước ASEAN, Việt nam càng có nhiều
cơ hội tiếp tục đẩy mạnh và phát huy việc xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sản
phẩm cao su trên thị trường truyền thống này.
Tuy nhiên việc xâm nhập vào thị trường Nhật bản là một thách thức rất
lớn. Nhật bản nổi tiếng là một thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao với
một mức giá hợp lý, đặc biệt hệ thống qui định pháp lý cực kỳ chặt chẽ luôn
Mai Bảo Trâm
Ðịnh hướng và giải pháp thúc ðẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang Nhật Bản
là rào cản lớn cho nhiều nhà xuất khẩu nước ngoài. Xuất khẩu cao su vào
Nhật Bản hiện nay do đó vẫn chưa cao và còn nhiều hạn chế. Vậy vấn đề đặt
ra là làm thế nào có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục các hạn
chế và thúc đẩy các lợi thế cho hoạt động xuất khẩu cao su sang thị trường
Nhật Bản hiện nay.
Chính vì thế, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, em đã chọn đề tài
“Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam sang
Nhật Bản”. Mục đích của đề tài là nhằm tìm hiểu tình hình xuất khẩu cao su
sang Nhật của nước ta trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải pháp
nhắm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu cao su trong thời gian tới. Với
mục đích như vậy, đề tài được chia làm 3 phần như sau:
1. Xuất khẩu cao su của Việt Nam.
2. Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
3. Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su sang thị trường
Nhật Bản.
Do còn nhiều hạn chế trong việc cập nhật thông tin cùng với những
hạn chế về kiến thức của bản thân nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề án được
hoàn chỉnh.
Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS.
Nguyễn Như Bình đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này .
Mai Bảo Trâm
Ðịnh hướng và giải pháp thúc ðẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang Nhật Bản
1. XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM
1.1 Sản xuất cao su của Việt Nam
1.1.1 Giới thiệu về cây cao su
Cao su (danh pháp khoa học: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân
gỗ thuộc về họ Đại Kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng
kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất
lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là nhựa mủ -latex) có thể được thu
thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên.
Ứng dụng của cây cao su có thể kể đến đó là nhựa mủ hay gỗ cây.
Nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên là chủ yếu, bên cạnh việc sản xuất
latex dạng nước. Gỗ từ cây cao su, gọi là gỗ cao su, được sử dụng trong sản
xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và
có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như
là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây
cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.
Cao su là cây nhiệt đới điển hình. Nhiệt độ thích hợp để cây lớn và phát
triển trong khoảng 20-30 độ C, lượng mưa khoảng từ 1800-2500mm/năm và
có độ ẩm khoảng 75% trở lên. Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió
mùa nên phần lớn diện tích canh tác có thể trồng và phát triển cây cao su.
Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn
thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống.Đến năm 1892, 2000 hạt cao
su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện
của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên được thành lập là
Suzannah (dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt
đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung
ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO, Michelin … Một số đồn điền cao su
tư nhân Việt Nam cũng được thành lập.Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ
có khoảng 7.000 ha và sản lượng 3.000 tấn. Cây cao su được trồng thử ở Tây
Mai Bảo Trâm