Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề tài : Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
31
Kích thước
230.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1856

Đề tài : Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

A/ PHẦN MỞ ĐẦU

I/ Lí do chọn đề tài

Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một vấn đề lý luận và thực

tiễn rất cơ bản, trọng yếu liên quan trực tiếp đến đường lối chính trị của Đảng, phương hướng

phát triển của đất nước. Đó là vấn đề trung tâm, cốt lỗi trong đường lối cách mạng nước ta, nó

chi phối toàn bộ các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng,

xây dựng Đảng…của Đảng và nhà nước ta. Tuy nhiên đây là một vấn đề rất rộng và phức tạp

nhiều cách tiếp cận khác nhau và hiện vẫn không ít nội dung phải tiếp tục nghiêm cứu, cắt nghĩa,

lí giải, trả lời. Cuộc đấu tranh tư tương diễn ra gây gắt trong nhiều năm nay chủ yếu cũng trên

vấn đề này.

Thực tiễn chứng minh trong cuộc cộng xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam đã đạt được nhiều

thành tựu to lớn. Những thành tựu đó luôn gắn liền với qúa trình vận dụng sáng tạo, bổ xung

phát triển lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt

Nam, những thành tựu to lớn và quan trọng đó là cơ sở khẳng định sức sống mãnh liệt của chủ

nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như tính đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đổi

mới của Đảng.

Bất chấp thực tiễn hùng hồn đó, trong những năm qua và hiện nay vẫn có một số người hoặc do

thông tin không đầy đủ hoặc do sự bất cập trong nhận thức lý luận và thực tiễn, bị những kẻ phản

động dụ dỗ đã ra sức tấn công, xuyên tạc chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh và đường lối của Đảng. Họ phủ nhận, xuyên tạc những thành quả đổi mới, tư duy lý

luận về chủ nghĩa xã hội, phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta, phủ nhận vai trò của

Đảng, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta.

Để chống lại những luận điệu xuyên tạc đó Đảng và nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách

tuyên truyền, giáo dục đường lối của Đảng, tư tưởng của Hồ Chí Minh và lý luận của chủ nghĩa

Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội và khẳng định sự lựa chọn con đường đúng đắn của Đảng ta.

Là sinh viên, lớp trí thức trẻ, nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đồng thời muốn góp

phần công sức nhỏ bé của mình vào chính sách tuyên truyền đường lối của Đảng, tư tưởng của

Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác – Lênin để xây dựng niềm tin trong nhân dân và đánh bại mọi

âm mưu “diễn biến hoà bình” của những kẻ phản động. Đó là lí do chính để em chọn đề tài này.

Mặc dù đây là đề tài không mới, nhưng với các tiếp cận cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, hy vọng đây là

nguồn tư liệu cho sinh viên ĐH Quảng Nam học tốt môn học “những nguyên lí cơ bản Mác –

Lênin”.

II/ Mục đích nghiên cứu

Nhằm trang bị cho chúng ta những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Liên hệ những

quan điểm đó qua công cuộc tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trang bị cơ sở phương pháp luận giúp chúng ta biết vận dụng, phân tích cơ sở khoa học và quán

triệt sâu sắc những quan điểm cơ bản về chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa và con đường tiến lên chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam

Góp phần giáo dục tư tưởng chính trị, định hướng cho mọi người dân nhận thức rõ nét hơn về

quan niệm của Mác – Lênin và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ đó biết tránh

được sự dụ dổ của bọn phản động, chống phá, xuyên tác chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

III/ Giới hạn đề tài

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội và vận

dụng lí luận đó trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

IV/ Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp phân tích và xử lý tài liệu

• Phương pháp lôgic

• Phương pháp tổng hợp

• Phương pháp tra cứu trông tin trên các trang web.

• Phương pháp biện chứng duy vật

B/ NỘI DUNG

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1/ Một số quan điểm về chủ nghĩa xã hội

a) Qua điểm của Mác - Lênin

Chủ nghĩa xã hội bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế - xã hội mà trong

đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích

tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn.

Để có cái nhìn một cách chính xác và đầy đủ chúng ta có thể cảm nhận về Chủ nghĩa xã hội qua

các quan điểm sau:

Chủ nghĩa xã hội với nghĩa là phong trào đấu tranh Cách mạng của quần chúng nhân dân chống

chế độ tư hữu, bóc lột áp bức, bất công để đòi giải phóng…Ở ý nghĩa này nó được ghi nhận bởi

lịch sử đấu tranh giai cấp của nhân loại.

Chủ nghĩa xã hội với ý nghĩa là nhu cầu hoạt động thực tiễn của nhân dân lao động trong quá

trình sản xuất ngày càng xã hội hóa và thực thi dân chủ.

Chủ nghĩa xã hội với tư cách là ước mơ, lý tưởng về một xã hội tốt đẹp: không còn tư hữu, giai

cấp, áp bức bóc lột…Nó được xuất hiện khi những cuộc khởi nghĩa của nô lệ bị thất bại và đàn

áp dã man.

Nói đến chủ nghĩa xã hội là nói đến một xã hội bênh vực người lao động, một xã hội không còn

tình trạng người bốc lộc người, một xã hội mà mỗi con người đều có quyền tự do. Chủ nghĩa xã

hội đêm lại cho con người những điều tốt đẹp nhất cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Với ý

nghĩa này, chủ nghĩa xã hội là một triển vọng tất yếu của nhân loại. Dù thăng trầm, chủ nghĩa xã

hội vẫn là mục tiêu phát triển của tiến bộ xã hội trong mọi thời đại.

Nếu như cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII - XIX đã quyết định thắng lợi của chủ nghĩa tư

bản đối với phong kiến, thì cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang tạo ra những

tiền đề vật chất để thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội.

Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội gắn liền với sự phát triển của hình thái kinh tế. Theo học thuyết

hình thái kinh tế - xã hội của Mác thì lực lượng sản xuất, xét đến cùng, bao giờ cũng là cái đóng

vai trò quyết định trong việc thay đổi phương thức sản xuất, dẫn đến thay đổi toàn bộ các quan

hệ xã hội, thay đổi một chế độ xã hội mà Mác gọi là hình thái kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó,

Mác đi đến kết luận: xã hội loài người phát triển trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, ứng với

mỗi giai đoạn của sự phát triển đó là một hình thái kinh tế - xã hội. Và tiến bộ xã hội chính là sự

vận động theo hướng tiến lên của các hình thái kinh tế - xã hội, là sự thay thế hình thái kinh tế -

xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, tiến bộ hơn.

Vận dụng quan điểm này của Mác chúng ta có thể lý giải sự ra đời của chủ nghĩa xã hội. Khi

hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời, sau một thời gian quá độ lâu dài với sự

chuẩn bị cần thiết về cơ sở vật chất kỉ thuật, mang sắc thái chủ nghĩa xã hội và đáp ứng mọi yêu

cầu của chủ nghĩa xã hội thì chủ nghĩa xã hội – giai đoạn phát triển thấp của hình thái kinh tế -

xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời.

b) Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội:

Kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ

nghĩa xã hội vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nếu nói một cách

vắn tắt, mộc mạc, thì chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân thoát khỏi nạn bần

cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và có cuộc sống hạnh phúc. Nói cách

khác, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải phóng nhân dân khỏi nghèo nàn, lạc hậu; là một xã

hội không có chế độ người bóc lột người, mọi người được hưởng quyền bình đẳng – nghĩa là ai

cũng phải lao động. Ai làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, có sức lao động mà không

làm thì không được ăn”.

Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh, là xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên sở hữu xã

hội đối với tư liệu sản xuất chủ yếu. Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh, còn là xã hội có văn

hoá, khoa học - kỹ thuật phát triển cao; người với người là bạn; loại trừ mọi tha hoá, bất công,

cường quyền...

Con người trong chủ nghĩa xã hội có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều

kiện để mọi khả năng của con người đều được thể hiện và thực hiện một cách đầy đủ vì hạnh

phúc của mình và của cả xã hội, nhân cách con người với tất cả tính đa dạng của nó được tôn

trọng. Hồ Chí Minh cho rằng: “...chỉ có trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều

kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình”.

Chủ nghĩa xã hội là xã hội do chính nhân dân xây dựng nên, là sản phẩm nỗ lực chung của chính

nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhấn mạnh đặc trưng này, Hồ Chí Minh viết: “Chủ nghĩa

xã hội là do quần chúng nhân dân tự mình xây dựng nên”, đó là công trình tập thể của quần

chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Qua đó cho thấy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, tính xã hội chủ nghĩa

thâm nhập và thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, các phương diện cơ bản của một chế độ xã hội - từ

kinh tế đến chính trị, văn hoá, con người trong đó, điểm then chốt nhất là con người, mang lại

độc lập, tự do, hạnh phúc, phồn vinh về vật chất và tinh thần cho tất cả mọi người.

Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của nước ta,

Đảng ta khẳng định: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau. Đó là quy luật phát

triển của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng. Việc

Đảng ta luôn luôn kiên định con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với xu hướng của

thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta.

2/ Đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa

Trong quá trình xây dựng học thuyết của mình các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã

phát thảo một số nét cơ bản về xã hội tương lai, trong đó có nêu những đặc trưng cơ bản của xã

hội xã hội chủ nghĩa – giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Thứ nhất, xã hội xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội được xây dựng trên cơ sở từng bước thiết

lập chế độ sở hữu chủ nghĩa xã hội về tư liệu sản xuất bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập

thể. Chế độ sở hữu này thường xuyên được cũng cố và hoàn thiện, bảo đảm luôn thích ứng với

tích chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!