Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

De Cuong On Thi Lsvn 1919 - 2000.Pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP
LỊCH SỬ VIỆT NAM
(Quyển 2)
CHƯƠNG I: VIỆT NAM 1919 – 1930
BÀI 12 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919
ĐẾN NĂM 1925
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC:
1. Những sự kiện Thế giới tác động đến CM Việt Nam (1919 – 1929).
- Chiến tranh thế giới thứ nhất: ->Pháp thiệt hại nặng nề
- Trật tự thế giới mới: Vec sai- Oasinhtơn hình thành.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Quốc tế cộng sản thành lập… ( yếu tố tác
động tích cực)
=> Tác động cách mạng Việt nam
2. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
- Nguyên nhân: Bù đắp thiệt hại trong chiến tranh thế giới I
- Nội dung chương trình khai thác.
+ Nông nghiệp (vốn nhiều nhất): chủ yếu là cao su.
+ Công nghiệp: chủ yếu khai thác mỏ than. Một số ngành ngành công nghiệp nhẹ như
dệt, xay xát, muối,... cũng được đầu tư
+ Giao thông vận tải : đường sắt, đường bộ, các đô thị mở rộng.
+ Ngân hàng Đông Dương: chỉ huy kinh tế Đông Dương.
+ Thuế: Tăng thuế Cũ + Đặt thuế mới => ngân sách 1930 vo với 1912 tăng 3 lần.
- Đặc điểm: + đầu tư với tốc độ nhanh và quy mô lớn vào các ngành kinh tế
(điểm mới)
+ Hạn chế phát triển ngành công nghiệp nặng
+Đầu tư chủ yếu: vào nông nghiệp và khai mỏ
+ Tiếp tục duy trì quan hệ sx phong kiến
+ Du nhập phương thức SXTBCN nhưng không hoàn toàn
+ có đầu tư kĩ thuật nhân lực, song rất hạn chế.
- Hệ quả -Tác động
+ Về Kinh tế:
Kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới. Nhưng nhìn chung vẫn bị mất
cân đối, nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp.
+ Về xã hội:
. Sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc
. Ra đời các giai mới: tư sản, tiểu tư sản.
. Giai cấp mới ra đời là cơ sở vật chất để tiếp thu tư tưởng tư sản
và vô sản.
Giai
cấp,
tầng
lớp
Đặc điểm Thái độ chính trị
Địa
chủ
Bị phân hóa sâu sắc: đại,
trung và tiểu địa chủ
- Đại địa chủ câu kết và làm tay sai
cho Pháp.
Địa chủ vừa và nhỏ tham gia vào
phong trào dân tộc dân chủ.
Nông
dân
Chiếm 90 % dân số, bị
đế quốc, phong kiến thống
trị tước đoạt, bị bần cùng
hóa.
Là một lực lượng cách mạng to lớn và
đông đảo nhất, là đồng minh đáng tin
cậy của công nhân.
Tiểu
tư sản
Ra đời sau CTTG I, phát
triển nhanh về số lượng,
gồm nhiều thành phần, bị
thực dân Pháp chèn ép.
Có tinh thần dân tộc, hăng hái đấu trah
vì độc lập của dân tộc, đặc biệt là tầng
lớp học sinh, sinh viên.
Tư sản Ra đời sau CTTG I, có
thế lực kinh tế yếu và bị
thực dân Pháp chèn ép,
kìm hãm; bị phân hóa
thành hai bộ phận.
Tư sản mại bản là tay sai của Pháp.
- Tư sản dân tộc có khuynh hướng dân
tộc dân chủ, có thể có lúc là đồng minh
của công nhân.
Công
nhân
Sau CTTG I, phát triển
nhanh về số lượng.
Bị 3 tầng áp bức, bóc lột
và có quan hệ tự nhiên với
nông dân.
Nhanh chóng vươn lên thành động lực
của phong trào dân tộc dân chủ.
Nhận xét chung.
- 2 giai cấp bị phân hóa sâu sắc. Là giai cấp Địa chủ và Tư sản.
- Đối tượng CM cần đánh đổ là Đại địa chủ và tư sản mại bản.
- Có tinh thần CM nhưng dễ thỏa hiệp, giao động khi được Pháp nhượng bộ là TS
Dân tộc.
- Giai cấp tham gia đông đảo nhất trong phong trào CM là Nông dân.
- Gia cấp có tinh thần CM triệt để nhất, sau này vương lên lãnh đạo CM là Công
nhân
=>Mâu thuẫn xã hội sâu sắc - Dân tộc Việt Nam >< Thực dân Pháp và tay sai
- Giai cấp nông dân >< Địa chủ phong kiến
Trong đó mâu thuẩn chủ yếu nhất là mâu thuẩn giữa : Dân tộc Việt Nam ><
Thực dân Pháp và tay sai
II. Phong trào dân chủ 1919 – 1925.
1. Hoạt động của tư sản.
- 1919 ,“chấn hưng hàng nội, bài trừ hàng ngoại” ->thể hiện tính dân tộc.
- 1923, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, xuất cảng lúa gạo Nam Kì.
-1923, Tư sản và địa chủ lơn Nam Kì thành lập Đảng lập hiến để đòi tự do dân chủ,
nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi thì lại thoả hiệp.
+ Đặc điểm: chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế. Mang tính cải lương, thoả
hiệp.
2. Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản Việt Nam:
Mục tiêu đấu tranh: Đòi các quyền tự do dân chủ
- Tổ chức chính trị ra đời : Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng thanh niên,…
- Cho ấn hành và xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ: Tiếng Pháp: chuông rè, An Nam
trẻ, Người nhà quê. Tiếng Việt: Hữu thanh, tiếng dân…
- Thành lập nhà xuất bản:Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã,…
- Phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất : đòi thả Phan Bội Châu (1925) và đòi để
tang Phan Châu Trinh (1926) lan rộng khắp cả nước.
+ Đặc điểm: đấu tranh chủ yếu đòi các quyền tự do dân chủ
3. Phong trào công nhân:
- 1919-1925: mang tính tự phát (lẻ tẻ, chủ yếu mục tiêu kinh tế)
- 8/1925: bãi công của công nhân Ba Son: bước đầu chuyển từ tự phát sang tự
giác
+Đặc điểm: Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế, mang tính tự phát, Pt
rời rạc chưa có sự liên kết
4. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925
Vai trò: Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho CMVN và
chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng CS.
B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP:
Câu 1: Sự kiện thế giới có tác động tích cực đến cách mạng Việt Nam
Cách mạng tháng mười Nga thành công, Quốc tế cộng sản thành lập ( Quốc tế III)
Câu 2: Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông
Dương Trong khoảng thời gian 1919-1929
Câu 3: Nguyên nhân thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ
hai..
Bù đắp thiệt hại trong chiến tranh thế giới I
Câu 4: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào
ngành kinh tế nào?
Nông nghiệp.
Câu 5: Tại sao Trong cuộc khai thác thuộc lần hai Pháp hạn chế phát triển công nghiệp
nặng
.Vì muốn cột chặt KT việt Nam vào KT Pháp.
Câu 6: Điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của TD Pháp Là.
Đầu tư với tốc độ nhanh và quy mô lớn vào các ngành kinh tế
Câu 7: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của TD Pháp có tác động đến kinh tế Việt
Nam ntn?
Kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới. Nhưng nhìn chung vẫn bị mất cân đối, nghèo
nàn, lạc hậu và phụ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp.
Câu 8: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trong xã hội Việt Nam có những giai cấp
nào?
Địa chủ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản
Câu 9: 2 giai cấp nào ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
tư sản, tiểu tư sản
Câu 10: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hai mâu thuẫn cơ bản của cách mạng Việt
Nam là
- Dân tộc Việt Nam >< Thực dân Pháp và tay sai
- Giai cấp nông dân >< Địa chủ phong kiến
Câu 11. Mâu thuẩn nào cơ bản nhất của CM là. ..
Dân tộc Việt Nam >< Thực dân Pháp và tay sai
Câu 12. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp lực lượng xã hội
nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
Tư sản mại bản và đại địa chủ
Câu 13:Trong phong trào dân tộc dân chủ, giai cấp tư sản Việt Nam thể hiện thái độ
chính trị như thế nào?
Không kiên định, dễ thảo hiệp, giao động khi được pháp nhượng bộ quyền lợi.
Câu 14:Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với lực
lượng xã hội nào?
A. Tiểu thương. B. Nông dân. C. Tiểu tư sản. D. Thợ thủ công.
Câu 15:Tờ báo do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút trong thời gian hoạt
động ở nước ngoài từ năm 1919-1925 là báo
..Người cùng khổ
Câu 16:Hoạt động nào không do tiểu tư sản tiến hành ở Việt Nam trong những năm
20 của thế kỉ XX?
A. Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu. B. Phong trào để tang Phan Châu Trinh.
C. Thành lập Việt Nam nghĩa đoàn. D. Bãi công ở xưởng Ba Son.
Câu 17:Lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của CM Việt Nam sau chiến tranh thế giới
thứ nhất là : Nông dân
Câu18: Con đường đi tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường
cứu nước của các bậc tiền bối đi trước là
A. sang châu Mĩ tìm đường cứu nước. B. sang phương Đông tìm đường cứu nước.
C. sang châu Phi tìm đường cứu nước. D. sang phương Tây tìm đường cứu nước.
Câu 19:Trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp giai cấp
tư sản ở Việt Nam bị phân hóa như thế nào?
A. Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp.
B. Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp.
C. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản.
D. Tư sản dân tộc và tư sản công thương.
Câu 20 : 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đã: Đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân
tộc và thuộc địa ->Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho ân tộc- con đường CM
vô sản
Câu 21: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1930
là gì?
Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
Câu 22: Đặc điểm của giai cấp địa chủ phong kiến dưới tác động của cuộc khai thác
thuộc địa lần 2 của Pháp?
Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi.
Câu 23: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào có đủ khả năng lãnh đạo cách
mạng Việt Nam?
Giai cấp công nhân .
Câu 24: Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu?
Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất
Câu 25: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương,
có hai giai cấp bị phân hoá thành hai bộ phận, đó là các giai cấp nào?
Tư sản và địa chủ
Câu 26: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đi vào dấu tranh tự giác:
Cuộc bãi công của công nhân Ba son 8/1925
Câu 27: Giai cấp có ý thức dân tộc dân chủ và tha thiết canh tân đất nước là.
Tiểu tư sản
MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU
Câu 28: Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu
sắc từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này
A. là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. lật đổ được sự thống trị của tư sản và phong kiến.
C. giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga.
D. giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nông dân.
Câu 29: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn cơ bản,
cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam?
A. Giữa công nhân và tư sản.
B. Giữa nông dân và địa chủ.
C. Giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
D. Giữa nông dân và tư sản.
Câu 30: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 –
1929), thực dân Pháp mở rộng ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam?
A. Nguồn nguyên liêu sẵn có, nhân công dồi dào.
B. Đây là ngành kinh tế duy nhất thu lợi nhuận.
C. Đây là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam
D. Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành công nghiệp.
Câu 31: Từ việc bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được hội nghị Vécxai
(1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc
(thuộc địa)
A. phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. phải liên hệ mật thiết với phong trào công nhân quốc tế.
C. chỉ có thể đi theo con đường cách mạng vô sản.
D. chỉ có thể trông cậy vào lực lượng bản thân mình.
Câu 32: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham
gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920) là mốc đánh dấu
A. sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới.
B. bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
C. sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.
D. bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Câu 33: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo
khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ?
A. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
B. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.
C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.
D. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.
Câu 34: Lý giải tại sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929),
tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?
A. Vì nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.
B. Vì Pháp muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế Pháp.
C. Vì thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng yêu cầu.
D. Vì Pháp muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG
CÂU 35: Nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười". Câu
thơ đó nói lên cảm xúc của Nguyễn Ái Quốc trong hoàn cảnh nào?
A. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và
thuộc địa.
B. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
C. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.
D. Bác Hồ đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxai.
CÂU 36: Con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc (hình thành trong những
năm 20 của thế kỷ XX) khác biệt hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó về
A. lực lượng cách mạng. B.khuynh hướng chính trị.
C. đối tượng cách mạng. D. mục tiêu trước mắt.
CÂU 37: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc Việt
Nam là gì?
A. Khẳng định con đường cứu nước mới theo khuynh hướng vô sản.
B. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
CÂU 38: Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng
Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người
A. dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
B. gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.
C. dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.
D. tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
CÂU 39: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến
năm 1925 là
A. truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
B. chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản ở Việt
Nam.
C. thành lập các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
D. chuẩn bị về tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam.
CÂU 40: Sự kiện có ảnh hưởng tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam trong
những năm 1919-1925 là gì?
A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
C. Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai.
D. Trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO
CÂU 41: Nhận xét nào là đúng nhất về chuyển biến của giai cấp công nhân Việt Nam
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Tăng nhanh về số lượng, nhanh chống trở thành lực lượng lớn nhất.
B. Giảm nhanh về số lượng, bị bóc lột nặng nề, ảnh hưởng cách mạng vô sản.
C. Giảm nhanh về số lượng, bị áp bức bóc lột nặng nề, đời sống khổ cực.
D. Phát triển nhanh về số lượng, gắn bó với nông dân, chống thực dân, phong kiến.
BÀI 13 : PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930
A. Tóm tắt kiến thức
I. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG.
1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
a. Sự thành lập :
- Năm 1924 tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo thanh niên
thành các chiến sĩ cách mạng, bí mật đưa về nước ”truyền bá lý luận giải phóng dân