Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trải qua những giai đoạn hình thành và phát
triển nào? Tại sao nói đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách
mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản?
*Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trải qua những giai đoạn hình thành và phát
triển
- Giai đoạn từ năm 1890 – 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách
mạng
- Giai đoạn từ năm 1911 – 1920: Tìm tòi khảo nghiệm con đường cứu nước và tìm
thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
- Giai đoạn từ 1921 – 1930: Tư tưởng HCM được hình thành cơ bản tư tưởng về
cách mạng Việt Nam
- Giai đoạn từ 1930 – 1945: Người vượt qua khó khăn thử thách, nhưng Người vẫn
kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
- Giai đoạn từ 1945 – 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hòan thiện
* Đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt
Nam được hình thành về cơ bản. Bởi vì, đến đây, Hồ Chí Minh đã tìm thấy lời giải
cho những vấn đề cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam. Đó là tư tưởng Hồ Chí
Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, tư tưởng này được hoàn thiện trong
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930
cụ thể:
- Xác địng rõ con đường, mục tiêu của cách mạng Việt Nam: con đường
cách mạng vô sản mà nội dung là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, thực chất là con đường độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội
- Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế
giới, nằm trong quỹ đạo của cách mạng vô sản thế giới
- Xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là Đảng Cộng sản
1
- Động lực của cách mạng là khối đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên
minh công – nông và lao động trí óc
- Phương pháp cách mạng là dùng bạo lực cách mạng để giành và giữ chính
quyền nhà nước, bảo vệ thành quả của cách mạng
Những tư tưởng trên không chỉ soi sáng sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt
Nam mà còn góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế hiện
nay. Vì vậy, mà khẳng định đến năm 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ bản được
hình thành
Câu 2: Chứng minh rằng sự ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu lịch sử
- Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến
động.
Trong nước, chính quyền triều Nguyễn từng bước khuất phục tư bản Pháp. Sau khi
bình định xong Việt Nam, thực dân Pháp đã biến nước ta từ 1 nước phong kiến độc lập
thành 1 nước thuộc địa, nửa phong kiến. Với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. Xã hội Việt Nam xuất hiện 2
mâu thuẫn cơ bản: mau thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tôc. Để thực hiện công cuộc khai
thác thuộc địa thành công thực dân Pháp vẫn duy trì hệ thống tay sai phong kiến bên cạnh
phương thức tư bản. Với chính sách khai thác thuộc địa tàn khốc thực dân Pháp đã đẩy
nhân dân ta vào cảnh khốn cùng, một cổ hai tròng. Nhưng với truyền thống đấu tranh bất
khuất, tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc khắp cả 3 miền Bắc – Trung – Nam, đã có
rất nhiều cuộc đấu tranh chống Pháp nổ ra theo những khuynh hướng khác nhau, nhưng
cuối cùng đều thất bại và bị dìm trong biển máu, từ cuộc đấu tranh theo hệ tư tưởng Nho
giáo của các Nhà Nho yêu nước như: Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Đặng Như Mai,
Phan Đình Phùng…cho đến phong trào cần vương và các phong trào theo khuynh hướng
dân chủ tư sản. Với sự thất bại của phong trào cần vương đã chấm dứt một thời kỳ đấu
tranh yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào
đấu tranh yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác
thuộc địa lần thứ nhất.
2