Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đề cương ôn tập môn vệ sinh thú y 1
MIỄN PHÍ
Số trang
53
Kích thước
542.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1561

Đề cương ôn tập môn vệ sinh thú y 1

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Thạch Văn Mạnh TYD-K55

1

ĐỀ CƢƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN

MÔN: Vệ sinh thú y 1

Học kỳ I năm học 2013-2014

1. Nhiệt độ là gì?

a. Khái niệm

 Nhiệt độ không khí là một đại lượng vật lý biểu thị mức độ nóng hay lạnh của môi

trường không khí.

- Đơn vị đo: oC (thông dụng nhất), o

F, oK

- Dụng cụ đo: Nhiệt kế

- Giá trị nhiệt độ môi trường không khí khá biến động:

+ Hai cực Trái đất có nhiệt độ thấp (-40oC)

+ Nơi nóng nhất: sa mạc Libi (58oC)

+ Sa mạc Sahara: nhiệt độ ban ngày là 57oC, ban đêm là -7

oC

* Đại khí hậu: yếu tố khí hậu trong phạm vi lớn

Giá trị nhiệt độ của đại khí hậu phụ thuộc vào:

- Bức xạ mặt trời (BXMT phụ thuộc vào vị trí địa lý: càng gần xích đạo BXMT càng lớn)

- Địa hình, thảm thực vật (ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, giữ nhiệt)

- Độ cao

- Các hoạt động tự nhiên: núi lửa, động đất…

- Các hoạt động của con người:

+ Trong sinh hoạt: sử dụng các loại nhiên liệu làm chất đốt, đun nấu

+ Trong sản xuất: giao thông, công nghiệp…

* Tiểu khí hậu: yếu tố khí hậu trong phạm vi nhỏ

Giá trị nhiệt độ của tiểu khí hậu phụ thuộc vào:

- Nền đại khí hậu: trong nhà và chuồng nuôi có sự thông thoáng tự nhiên thông qua hệ thống

cửa.

- Kiểu chuồng, hướng chuồng, kích thước chuồng và vật liệu làm chuồng nuôi.

+ Hướng chuồng: mùa đông ấm, mùa hè mát

+ Vật liệu làm mái: ở Việt Nam, người dân thường lợp mái Fibroximang có khả năng hấp

thụ nhiệt nhanh và toả nhiệt nhanh

- Các nhân tố tạo nhiệt trong chuồng nuôi: bao gồm

+ Sự có mặt của động vật nuôi: chúng thực hiện quá trình trao đổi nhiệt làm nhiệt độ

chuồng nuôi tăng. Lượng nhiệt sản sinh ra nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số lượng, mật độ,

loại động vật nuôi.

0

oC

32o

F

273oK

100oC

212o

F

373oK

Thạch Văn Mạnh TYD-K55

2

VD: Bò sữa: P = 400kg

sản lượng sữa 13l/ngày

Gà hướng trứng: P = 1,8kg

+ Sự tồn lưu của các chất thải trong chuồng nuôi (phụ thuộc vào quy trình chăn nuôi, vệ

sinh)

Nếu điều kiện vệ sinh kém, chuồng bẩn, nhiều phân và chất thải, khi đó các vi sinh vật phân giải

làm sản sinh ra nhiệt, đồng thời sinh ra một số khí độc gây ảnh hưởng tới vật nuôi và con người.

 Như vậy, nhiệt độ của tiều khí hậu thường cao hơn nhiệt độ của đại khí hậu. Ngoài ra sự

phân bố nhiệt độ ở đại khí hậu cũng khác với tiểu khí hậu: ở đại khí hậu càng lên cao nhiệt độ

không khí càng giảm nhưng ở tiểu khí hậu thì ngược lại.

2. Sự điều tiết thân nhiệt ? Quá trình sản nhiệt?

Sự điều tiết thân nhiệt do hai quá trình là sản nhiệt và thải nhiệt quy định.

a. Quá trình sản nhiệt (M)

Khái niệm: Là quá trình oxy hoá các hợp chất hữu cơ trong cơ thể đề giải phóng ra năng

lượng. Năng lượng này giúp ổn định thân nhiệt và duy trì sự sống.

Quá trình này xảy ra ở tất cả các tế bào, các cơ quan trong cơ thể. Mức độ sản nhiệt phụ

thuộc vào hai yếu tố:

- Yếu tố chủ quan (các yếu tố nội tại của cơ thể động vật): cường độ làm việc của các cơ quan,

lứa tuổi, tính biệt, loại hình thần kinh…

+ Các cá thể khác nhau  khả năng sản nhiệt khác nhau

+ Các cơ quan khác nhau  khả năng sản nhiệt khác nhau, trong đó cơ bắp có khả năng

sản nhiệt nhiều nhất

- Yếu tố khách quan (các yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình sản nhiệt của cơ thể):

+ Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn: Thức ăn giàu protein quá trình sản nhiệt tăng 30-40%,

thức ăn giàu gluxit và lipit quá trình sản nhiệt chỉ tăng 4-5%. Căn cứ vào đó có thể điều chỉnh

khẩu phần ăn để tác động vào quá trình sản nhiệt.

Nếu cung cấp đủ dinh dưỡng và nồng độ năng lượng  gia súc sản nhiệt tốt

Nếu không cung cấp đủ  gia súc phải sử dụng hợp chất hữu cơ trong cơ thể để tạo

năng lượng, sản nhiệt  hiện tượng sụt cân

+ Môi trường: nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ mặt trời…Nhiệt độ không

khí tỷ lệ nghịch với quá trình sản nhiệt. Khi nhiệt độ không khí giảm, quá trình sản nhiệt tăng để

chống rét, bảo vệ cơ thể.

VD: Gà

lượng nhiệt thải ra

954kcal/h/con

lượng nhiệt thải ra

9,7kcal/h/con

Thạch Văn Mạnh TYD-K55

3

Nhiệt độ (oC) M (kcal)

10

20

26

37,5

1602

1118

1008

1999

Giữa nhiệt độ không khí, sự thu nhận thức ăn và quá trình sản nhiệt có mối tương quan với

nhau. Khi nhiệt độ tăng hay giảm  tính thèm ăn thay đổi  sự thu nhận thức ăn thay đổi 

quá trình sản nhiệt thay đổi

VD: Gà ở 29oC thu nhận thức ăn bằng 85% ở 20oC với cùng một loại thức ăn

Như vậy, mối tương quan trên cho thấy cần phải có khẩu phần ăn hợp lý theo mùa cho gia súc,

cụ thể: mùa nóng khả năng thu nhận thức ăn giảm do đó phải cung cấp nhiều protein, mùa lạnh

khả năng thu nhận thức ăn tăng nên phải giảm hàm lượng protein.

3. Sự điều tiết thân nhiệt ? Quá trình thải nhiệt?

Sự điều tiết thân nhiệt do hai quá trình là sản nhiệt và thải nhiệt quy định.

a. Quá trình thải nhiệt

Khái niệm: Là quá trình thải lượng nhiệt năng dư thừa ra bên ngoài giúp thân nhiệt ổn định.

Các cơ quan tham gia vào quá trình thải nhiệt:

Da (75-80%)

Hô hấp (9-10%)

Tiêu hoá (7-8%)

Tiết niệu

Quá trình thải nhiệt được thực hiện theo một số phương thức:

a. Phương thức thải nhiệt qua da

Có 3 phương thức: Truyền dẫn đối lưu (tiếp xúc)

Bức xạ

Bốc hơi

* Phương thức truyền dẫn đối lưu (C)

- Nguyên lý: Khi vật có nhiệt độ cao tiếp xúc với vật có nhiệt độ thấp, nhiệt sẽ truyền từ vật có

nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp, quá trình này sẽ dừng khi chênh lệch về nhiệt độ ∆t = 0.

∆t càng lớn thì sự truyền nhiệt càng nhanh.

Cơ thể có thể toả nhiệt ra không khí, tiêu hao nhiệt khi hít không khí hay ăn uống.

- Phương thức này được thực hiện khi có đủ các yếu tố cần thiết:

+ Sự chênh lệch nhiệt độ

Thạch Văn Mạnh TYD-K55

4

+ Yếu tố dẫn truyền: hơi nước, gió, sự lưu thông không khí

* Phương thức bức xạ (R)

- Nguyên lý: Đây là phương thức thải nhiệt của những vật có nhiệt độ >0oC. Những vật này có

khả năng phát ra những tia bức xạ (hồng ngoại) mang theo nhiệt năng. Những vật có nhiệt độ

thấp hơn ở xung quanh sẽ hấp thu nhiệt.

Cơ thể cũng tương tự như vậy, có khả năng phát ra bức xạ mang theo năng lượng làm giảm thân

nhiệt.

* Phương thức bốc hơi (E)

- Bất kỳ động vật nào cũng thực hiện được 2 phương thức trên, nhưng phương thức bốc hơi chỉ

có ở những động vật có tuyến mồi hôi phát triển (ngựa cừu tuyến mồ hôi phát triển; trâu, bò,

chó tuyến mồi hôi ít phát triển; gia cầm không có tuyến mồ hôi)

- Nguyên lý: Khi 1g nước bốc hơi sẽ mang đi một lượng nhiệt nhất định bằng 580kcal. Nước

bốc hơi mang theo một lượng nhiệt nhất định nhờ đó cơ thể thải được nhiệt ra môi trường.

- Phương thức này được thực hiện khi:

+ Cơ thể con vật có nhu cầu thải nhiệt (khi quá trình sản nhiệt lớn, nhiệt độ không khí

cao)

+ Có sự chênh lệch độ ẩm giữa bề mặt da và môi trường không khí

b. Phương thức thải nhiệt theo đường hô hấp

- Phương thức này được tiến hành mạnh ở những loài có tuyến mồ hôi ít phát triển hoặc không

có tuyến mồi hôi.

- Nguyên lý: Là quá trình bốc hơi nước qua niêm mạc đường hô hấp trên, nhiệt được thải ra bên

ngoài cùng với khí thải ra và hơi ẩm ở trên bề mặt đường hô hấp.

- Phương thức này phụ thuộc vào:

+ Tần số hô hấp ( hay số lượng khí thải ra): Nếu tần số hô hấp càng cao thì quá trình thải

nhiệt càng mạnh

+ Diện tích bề mặt đường hô hấp (gà há mỏ, chó thè lưỡi)

c. Phương thức thải nhiệt qua đường tiêu hoá

- Nguyên lý: Động vật muốn tiêu hoá phải nâng nhiệt độ thức ăn = nhiệt độ của dịch vị. Việc

nâng nhiệt độ thức ăn nước uống sẽ tiêu thụ một lượng nhiệt năng.

- Phương thức này phụ thuộc vào khối lượng thức ăn, sự chênh lệch giữa nhiệt độ đường tiêu

hoá và nhiệt độ thức ăn.

4. Phương trình cân bằng nhiệt ?

Quá trình sản nhiệt và quá trình thải nhiệt luôn được tiến hành đồng thời trong cơ thể vật nuôi, giúp

điều tiết nhiệt cho cơ thể. Hai quá trình này cân bằng nhau khi con vật khoẻ mạnh.

Thạch Văn Mạnh TYD-K55

5

Phương trình: S = M – (C + R + E + W)

Trong đó:

M: lượng nhiệt sản sinh ra

C: nhiệt thải ra theo phương thức truyền dẫn đối lưu

R: nhiệt thải ra theo phương thức bức xạ

E: nhiệt thải ra theo phương thức bốc hơi

W: nhiệt thải ra theo đường hô hấp, tiêu hoá

Khi S = 0: con vật khoẻ mạnh

Khi S > 0: quá trình sản nhiệt tăng, nhiệt năng thừa tích lại trong cơ thể, con vật bị cảm

nóng (sốt)

Khi S < 0: quá trình sản nhiệt giảm, thải nhiệt tăng, con vật mất nhiệt, bị cảm lạnh

Phương trình cân bằng nhiệt phụ thuộc vào quá trình sản nhiệt và quá trinh thải nhiệt 

cũng phụ thuộc vào các yếu tố như: khẩu phần ăn, nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ gió…Cần

điều chỉnh các yếu tố này về chỉ tiêu vệ sinh (giá trị cho phép), tạo điều kiện cho cơ thể duy trì

trạng thái cân bằng nhiệt. Đối với nhiệt độ tiểu khí hậu cần phải điều chỉnh về khu nhiệt điều

hoà.

* Khu nhiệt điều hoà

- Khái niệm: là khoảng giá trị nhiệt độ của môi trường không khí mà ở đó quá trình sản nhiệt là

thấp nhất đồng thời quá trình thải nhiệt cũng thấp nhất nhưng cơ thể vẫn giữ được trạng thái cân

bằng về nhiệt.

Ở khoảng nhiệt độ này cơ thể con vật cảm thấy thoải mái nhất, con vật tiêu tốn ít thức ăn nhất,

hiệu quả chăn nuôi cao.

 Trong chăn nuôi cần duy trì nhiệt độ chuồng nuôi nằm trong phạm vi khu nhiệt điều hoà.

VD: Khu nhiệt điều hoà của gà

Gà Nhiệt độ dưới chụp (oC) Nhiệt độ trong chuồng (oC)

1 - 7 ngày tuổi 33 - 35 26 - 28

8 - 14 ngày tuổi 30 - 32 23 - 25

15 - 21 ngày tuổi 27 - 29 20 - 22

21 - 28 ngày tuổi 24 - 26 19 - 21

5. Ảnh hƣởng của nhiệt độ cao đến cơ thể vật nuôi và biện pháp kiểm soát

Nhiệt độ kết hợp với ẩm độ gây ra những tác động tới vật nuôi.

- Nhiệt độ cao  giảm quá trình sản nhiệt, tăng quá trình thải nhiệt theo các phương

thức: truyền dẫn đối lưu, bức xạ, bốc hơi, thải nhiệt theo cơ quan hô hấp.

- Phản ứng sinh lý:

+ Giảm thu nhận thức ăn, giảm vận động

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Đề cương ôn tập môn vệ sinh thú y 1 | Siêu Thị PDF