Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

đề cương chi tiết Thực trạng công tác quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại xã tam đa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phần 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay dân số gia tăng nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam, kéo
theo hàng loạt những nhu cầu của con người tăng lên. Đặc biệt là lương thực,
thực phẩm luôn là vấn đề cấp thiết đối với các quốc gia trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió
mùa được thiên nhiên ưu đãi nên thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng,
nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của
sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng hóa chất BVTV để
phòng trừ sâu hại, dịch bệnh để bảo vệ mua màng, giữ vững an ninh lương
thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu.
Trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta các loại thuốc BVTV đã được sử
dụng từ nhiều năm trước đây. Nhưng do kỹ thuật lạc hậu nên thiếu thông tin
và do chủng loại thuốc BVTV còn nghèo nàn nên người nông dân đã sử dụng
nhiều loại thuốc BVTV có độc tính cao, tồn lưu lâu trong môi trường.
Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, do thay đổi
cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy
số lượng và chủng loại thuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên. Nếu như trước
năm 1985 khối lượng thuốc BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 đến 9.000
tấn thành phẩm quy đổi và lượng thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,3 kg
hoạt chất /ha thì thời gian từ năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng biến
động từ 25- 38 ngàn tấn. Đặc biệt năm 2006 lượng thuốc BVTV nhập khẩu là
71.345 tấn. Cơ cấu thuốc BVTV sử dụng cũng có biến động: thuốc trừ sâu
giảm trong khi thuốc trừ cỏ, trừ bệnh gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại.
Việc lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại, sử dụng tùy tiện không
tuân thủ các quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly cho từng loại
thuốc đã dẫn đến hậu quả nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, mất vệ sinh
an toàn thực phẩm, đồng ruộng bị ô nhiễm. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong
năm 2012 đã xảy ra 112 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 3.000 người mắc
phải, trong đó nhiều trường hợp đã tử vong, riêng 6 tháng đầu năm 2013 cả
1
nước đã xảy ra 67 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.856 người mắc, 1.649 người
nhập viện và 18 trường hợp tử vong. Cũng theo khảo sát của cơ quan này
trong số 200.000 người/năm bị ung thư thì có 35% trong số đó liên quan đến
thực phẩm ô nhiễm chất độc. Đồng thời chất lượng môi trường nước, đất bị
suy giảm, tác động xấu tới các loại động vật hoang dã. Gây độc cho bầu khí
quyển và ảnh hưởng tới sức khỏe cho con người.
Yên Phong là một trong những huyện đạt được nhiều kết quả trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh của tỉnh.
Bên cạnh dó sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn được chú trọng nhưng sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn cơ bản là quy mô nhỏ, phân tán mang tính tự
phát, với phương thức sản xuất cũ nên việc sử dụng các hoá chất BVTV còn
nhiều bất cập. Thói quen sử dụng hoá chất BVTV không bảo đảm vệ sinh an
toàn lao động đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ cộng đồng và làm ô
nhiễm môi trường.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên và sự nhất trí của ban giám
hiệu nhà trường ban chủ nhiệm khoa và sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo
Vũ Thị Thanh Thủy, tôi đã tiến hành đề tài “Thực trạng công tác quản lý và
sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại xã Tam
Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá hiện trạng quả lý và sử dụng hóa chất BVTV trong khu vực
sản xuất nông nghiệp tại xã Tam Đa huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc quản lý và sử
dụng hóa chất BVTV trong mô hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu, tài liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.
- Các mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên địa bàn nghiên
cứu.
- Đề xuất các giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù hợp với
điều kiện thực tế của mô hình.
2