Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy và học tích cực dưới sự hỗ trợ của bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire thể hiện qua phần 2 “quang hình học” vật lý 11 cơ bản.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lý – ĐH Sư phạm
Trang 1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
----------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ
Đề tài:
DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC DƯỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA BẢNG
TƯƠNG TÁC THÔNG MINH VÀ PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE
THỂ HIỆN QUA PHẦN HAI “ QUANG HÌNH HỌC” VẬT LÝ 11
CƠ BẢN
Người hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh
Người thực hiện:
Đinh Thị Vĩnh Liên
Đà Nẵng, tháng 5/2013
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lý – ĐH Sư phạm
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ tận tình của các quý thầy cô, người thân, và bạn bè để
em có thể hoàn thành được đề tài nghiên cứu: “Dạy và học tích cực dưới
sư hỗ trợ của bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire thể
hiện qua phần hai “Quang hình học” Vật lý 11 Cơ bản”
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Thầy PGS.TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh đã tận tình hướng
dẫn em về phương pháp giảng dạy, phương pháp xây dựng đề tài và các
phương pháp nghiên cứu trong đề tài. Và em cũng xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến gia đình, các bạn bè đã động viên và thầy cô cùng các em
học sinh trường PT Dân tộc nội trú – Quảng Nam đã tạo điều kiện và hỗ
trợ để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, em không thể tránh
khỏi những sai sót. Em rất mong quý thầy cô cũng như các bạn thông
cảm và đóng góp cho em để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Vĩnh Liên
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lý – ĐH Sư phạm
Trang 3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 6
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 9
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 9
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 9
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 9
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 10
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 10
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 10
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 11
7.4. Phương pháp thống kê toán học 11
8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 11
NỘI DUNG 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC
TÍCH CỰC DƯỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA BẢNG TƯƠNG TÁC THÔNG MINH
VÀ PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE 12
1.1. Cơ sở lý luận của việc dạy và học tích cực 12
1.1.1. Khái niệm về dạy học tích cực 12
1.1.2. Mối quan hệ giữa phương pháp dạy học tích cực và phương tiện
dạy học hiện đại. 13
1.2. Giới thiệu về bảng tương tác thông minh và tinh thần Activinspire 14
1.2.1. Giới thiệu về bảng tương tác thông minh 14
1.2.1.1. Hướng dẫn sử dụng Activpen...............................................................14
1.2.1.2. Giới thiệu bảng tương tác thông minh..................................................15
1.2.2. Giới thiệu về phần mềm activinspire 18
1.2.2.1. Bảng điều khiển....................................................................................18
1.2.2.2. Cửa sổ activinspire ...............................................................................20
1.2.2.3. Chuyển giao diện tiếng Anh sang tiếng giao diện tiếng Việt...............21
1.2.2.4. Hộp công cụ chính (main toolbox).......................................................21
1.2.2.5. Các công cụ thường được sử dụng .......................................................24
1.2.2.6. Bổ sung và một số thao tác trên flipchart.............................................28
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lý – ĐH Sư phạm
Trang 4
1.2.2.7. Các trình duyệt của activinspire ...........................................................30
1.2.2.8. Một số thuộc tính và hiệu ứng..............................................................32
1.2.3. Tiện ích và chức năng của bảng tương tác thông minh và phần
mềm activinspire 36
1.2.3.1. Tiện ích.................................................................................................36
1.2.3.2. Chức năng.............................................................................................37
1.3. Tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp dạy học tích cực dưới sự
hỗ trợ của bảng tương tác thông minh và phần mềm Activinspire38
1.3.1. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: 38
1.3.2. Sử dụng bảng tương tác thông minh trong tổ chức hoạt động dạy
học 41
1.4. Thực trạng của việc sử dụng PMDH vật lý của các trường THPT 45
1.4.1. Thực trạng sử dụng phần mềm dạy học 45
1.4.2. Khái quát về điều tra khảo sát thực tế 45
1.4.2.1. Mục đích và nội dung điều tra..............................................................45
1.4.2.2. Đối tượng và phương pháp điều tra......................................................46
1.4.2.3. Kết quả điều tra khảo sát ......................................................................46
1.5. Kết luận chương 1 49
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC THÔNG MINH VÀ PHẦN
MỀM ACTIVINSPIRE TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 51
DẠY HỌC PHẦN 2 “QUANG HÌNH HỌC” VẬT LÝ 11 CƠ BẢN 51
2.1. Vai trò, cấu trúc, đặc điểm của phần “Quang hình học” trong chương
trình Vật lý 11 cơ bản 51
2.1.1. Vai trò của phần “Quang hình học” trong chương trình Vật lí
THPT 51
2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung của phần “Quang hình học” Vật lí 11 cơ
bản 51
2.1.3. Đặc điểm nội dung kiến thức phần “Quang hình học” Vật lí 11 cơ
bản 52
2.1.4.1. Chuẩn kiến thức – kỹ năng của phần “Quang hình học” theo quy định
của Bộ GD-ĐT ..................................................................................................56
2.1.4.2. Phân tích chuẩn kiến thức – kĩ năng của các bài trong phần “Quang
hình học” ...........................................................................................................56
2.2. Phương pháp sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm
activinspire trong tổ chức dạy học Vật lí 61
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lý – ĐH Sư phạm
Trang 5
2.2.1. Một số lưu ý khi sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm
activinspire 61
2.3. Thiết kế một số bài dạy học trong phần “Quang hình học” Vật lí 11 cơ
bản 66
2.3.1. Bài 27: Phản xạ toàn phần 67
2.3.2. Bài 34: Kính thiên văn 73
2.3.3. Bài 28: Lăng kính và Bài 33: Kính hiển vi 81
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 82
3.1. Mục đích, nội dung thực nghiệm sư phạm 82
3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 82
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 82
3.1.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm 83
3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 83
3.2.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm 83
3.2.2. Quan sát 84
3.2.3. Kiểm tra 85
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 85
3.3.1. Đánh giá định tính 85
3.3.2. Đánh giá định lượng 86
3.4. Kết luận chương 3 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 97
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lý – ĐH Sư phạm
Trang 6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, mở cửa hội nhập, hòa mình theo xu hướng toàn cầu hóa của thế giới.
Trong bối cảnh thế giới lúc này, nước ta đang đứng trước những cơ hội lớn
chưa từng có để phát triển nhưng bên cạnh đó lại nằm trong tình thế với những
thách thức vô cùng khó khăn đó là sự cạnh tranh kinh tế, sự tụt hậu về khoa
học kỹ thuật,… Và con người là nhân tố quyết định, là chủ thể trong mọi hoạt
động nên yêu cầu đào tạo ra lớp người của thời đại mới chính là mục tiêu của
giáo dục hiện nay.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục
2011 - 2020" với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được
đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,
dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Chất lượng giáo dục được nâng cao một cách
toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực
thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là
nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và xây dựng
nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập
suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.
Có thể nói việc đổi mới phương pháp dạy học là xu thế cũng như là
nhiệm vụ của thời đại. Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động
học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động để đạt được những mục
tiêu của dạy học. Theo lí luận dạy học, quá trình dạy học được xem như là một
quá trình kết hợp biện chứng giữa hoạt động dạy của GV với hoạt động học
của HS. Vì vậy bất cứ một phương pháp dạy học nào cũng là một hệ thống các
hoạt động có định hướng của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt
động thực hành của HS, đảm bảo cho HS nắm vững nội dung trí dục và đạt
được các mục tiêu dạy học đã đặt ra. Nói cách khác, các phương pháp dạy học
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lý – ĐH Sư phạm
Trang 7
là các cách thức hoạt động có tổ chức và tác động lẫn nhau của người GV và
của HS nhằm đạt được các mục tiêu dạy học đã đặt ra.
Và ngày nay, dưới sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin
(CNTT) thì việc phải ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là
một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin có tác
dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. Mặt khác,
giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT
thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo
cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các
cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ
trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
Trong một thập niên trở lại đây, nhiều quan niệm, phương pháp dạy học
mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường phổ thông như: dạy học
nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy HS làm trung tâm, dạy học theo dự
án, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ… . Tất cả đều nhằm mục đích tích cực
hoá hoạt động của HS, phát triển tư duy sáng tạo cho HS. Đặc biệt việc sử
dụng công nghệ tin học để xây dựng bài giảng điện tử (hay giáo án điện tử) các
môn nói chung, dạy học Vật lí nói riêng, được xem là một trong những công cụ
đem lại hiệu qủa tích cực trong việc đổi mới việc dạy và học. Hiện nay, hầu hết
các trường đều được trang bị máy vi tính, phòng học CNTT, kết nối
internet..Máy vi tính được sử dụng hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và học chương
trình mới theo hướng tích cực hóa người học. Với sự trợ giúp của máy vi tính
và các PMDH, GV có thể tổ chức quá trình học tập của HS theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động. sáng tạo trong hoạt động nhận thức của HS.
Đặc thù của Vật lí học là một ngành khoa học nghiên cứu các quy luật,
các tính chất chung nhất của cấu trúc, sự tương tác và chuyển động của vật
chất. Vật lí không chỉ liệt kê, mô tả hiện tượng mà còn đi sâu nghiên cứu bản
chất, khảo sát mặt định lượng và tìm ra các quy luật chung cho chúng. Việc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lý – ĐH Sư phạm
Trang 8
hình thành kiến thức Vật lí không chỉ trang bị cho HS những tri thức cần thiết
cho cuộc sống mà còn phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp nghiên cứu
khoa học cho HS. Thông qua việc quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái
quát các hiện tượng, các đối tượng Vật lí, đưa ra các giả thuyết, tiến hành thí
nghiệm,…Từ đó phát hiện ra các dấu hiệu, bản chất, tính quy luật của các hiện
tượng vật lí. Tư duy khoa học của HS được hình thành và phát triển, tạo tiền đề
để củng cố và hoàn thiện lí thuyết. Chính vì vậy mà Vật lí là môn khoa học
thực nghiệm nên trong quá hình thành kiến thức mới cho HS, đòi hỏi GV và
HS phải tiến hành thí nghiệm, từ đó tạo niềm tin, phát triển tư duy và góp phần
giáo dục kỹ năng thực hành, phân tích, tổng hợp cho HS. Thế nhưng việc tiến
hành thí nghiệm vật lí hiện nay vẫn còn gặp một số khó khăn. Về khách quan
thì nhiều thí nghiệm với nhiều thao tác phức tạp, một vài thí nghiệm thì không
thực hiện được ở điều kiện bình thường hoặc gây nguy hiểm; một số trường thì
chưa có phòng thí nghiệm hay dụng cụ thí nghiệm hư hỏng, không đầy
đủ,…Về mặt chủ quan thì một số GV cho rằng việc chuẩn bị dụng cụ cũng như
tiến hành thí nghiệm trên lớp tốn khá nhiều thời gian và đôi khi thực hiện
không thành công,…Vì vậy việc ra đời các PMDH và sử dụng phần mềm là
một nhu cầu lớn trong ngành giáo dục bởi một lẽ vừa đáp ứng nhu cầu của môn
học vừa giải quyết được những thực trạng đang xảy ra. Nhưng, mỗi phần mềm
lại có một ưu thế riêng trong từng lĩnh vực và từng loại kiến thức trong quá
trình dạy học, chính vì vậy việc nghiên cứu, khai thác và sử dụng các phần
mềm trong tổ chức dạy học là việc nên làm.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay các PMDH ít được sử dụng hay thường
được dùng đơn lẻ, không phát huy hết những tiềm năng và GV chủ yếu dạy
học bằng bảng truyền thống hoặc trình chiếu mà chưa có một môi trường
truyền tải được nội dung cho HS và GV có thể tương tác với nhau nên một số
tiết học chưa thật sự phong phú, sinh động và đem lại hiệu quả trong việc dạy
học Vật lí. Vì vậy việc nghiên cứu, khai thác và ứng dụng kết hợp bảng tương
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lý – ĐH Sư phạm
Trang 9
tác thông minh với các PMDH và sử dụng một cách có hiệu quả trong tổ chức
hoạt động nhận thức môn Vật lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học là một yêu
cầu cấp bách hiện nay. Đó chính những lý do tôi chọn đề tài: “Dạy và học tích
cực dưới sư hỗ trợ của bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire
thể hiện qua phần 2 “Quang hình học” Vật lý 11 Cơ bản”
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài cần đạt được những vấn đề sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của
bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire
- Đề xuất ứng dụng bảng tương tác thông minh với phần mềm
activinspire trong tổ chức hoạt động dạy học phần hai “Quang hình học” vật lý
11 cơ bản.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Tổ chức hoạt động dạy học Vật lí ở THPT với sự hỗ trợ của bảng bảng
tương tác thông minh và phần mềm activinspire.
- Chương trình Vật lí 11 cơ bản, cụ thể là phần hai “Quang hình học”
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu ứng dụng bảng tương tác thông minh với phần mềm
activispire trong tổ chức hoạt động dạy học phần “Quang hình học” vật lý 11
cơ bản.
5. Giả thuyết khoa học
Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy hoc là một
chủ đề mới, một xu thế lớn và sẽ làm thay đổi nền Giáo dục Việt Nam một
cách cơ bản trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
Nếu việc tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của bảng tương tác thông minh
và phần mềm activinspire một cách thích hợp thì sẽ có tác dụng hỗ trợ tốt cho
hoạt động dạy của GV và tính tích cự trong hoạt động nhân thức và hình thành
tri thức trong HS một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lý – ĐH Sư phạm
Trang 10
dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phần “Quang hình học” nói
riêng và Vật lí 11 nói chung.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận của việc tổ chức hoạt động dạy học vật lý theo
phương pháp tích cực
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình và SGK Vật lý 11 cơ bản
phần “Quang hình học”
- Nghiên cứu bảng tương tác thông minh và phần mềm activinspire
- Thiết kế các bài giảng Vật lí có sử dụng phần mềm activinspire
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của việc ứng
dụng phần mềm dưới sự hỗ trợ của bảng tương tác thông minh trong việc tổ
chức hoạt động dạy học vật lý phần “Quang hình học” vật lý 11 cơ bản.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng, Bộ Giáo dục thông
qua các văn kiện, Luật Giáo dục, các Chỉ thị, các sách, bài báo, tạp chí chuyên
ngành về vấn đề dạy học và đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất
lượng dạy học của trường THPT.
- Nghiên cứu lý luận dạy học vật lý, mục tiêu, nội dung chương trình
SGK môn Vật lý THPT.
- Nghiên cứu các luận án, luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu sử dụng các PMDH đặc biệt là phần mềm activinspire với
sự hỗ trợ của bảng tương tác thông minh trong quá trình dạy học Vật lí ở phổ
thông.
- Trao đổi với GV và HS về một số vấn đề sử dụng bảng tương tác
thông minh và phần mềm activinspire trong dạy học vật lý.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lý – ĐH Sư phạm
Trang 11
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành giảng dạy một số tiết bằng bảng tương tác thông minh được
thiết kế bởi phần mềm activinspire
- Quan sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động của HS trong quá trình học các
giờ này.
- So sánh, đối chứng với các lớp khác không học theo phương pháp này,
kết hợp với việc trao đổi ý kiến cảu GV giảng dạy.
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày, phân tích kết quả
thực nghiệm sư phạm và kiểm định lại giả thiết về sự khác nhau trong kết quả
học tập của 2 lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
8. Cấu trúc đề tài
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thay đổi phương pháp
dạy học tích cực dưới sự hỗ trợ của bảng tương tác thông minh và phần mềm
activinspire.
Chương 2: Sử dụng bảng tương tác thông minh và phần mềm
activinspire trong tổ chức hoạt động dạy học phần 2 “Quang hình học” Vật lí
11 cơ bản
CHƯƠNG 3: Thực nghiệm sư phạm
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO