Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học toán cho học sinh lớp 4 theo quan điểm kiến tạo
PREMIUM
Số trang
149
Kích thước
6.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
718

Dạy học toán cho học sinh lớp 4 theo quan điểm kiến tạo

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TÔN NỮ KIM ANH

DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4

THEO QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

ĐÀ NẴNG – 2020

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TÔN NỮ KIM ANH

DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4

THEO QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)

Mã số: 814 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn Khoa học: TS. TRẦN LUẬN

ĐÀ NẴNG - 2020

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự

hƣớng dẫn của thầy giáo TS. Trần Luận. Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong

luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một công trình

nghiên cứu nào khác. Nếu sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Đà Nẵng, năm 2020

Tác giả

Tôn Nữ Kim Anh

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu,

Phòng Đào tạo sau đại học, quý Thầy, Cô giáo khoa Tiểu học trƣờng Đại học Sƣ Phạm

Đà Nẵng và quý Thầy, Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình

học tập.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng quý Thầy, Cô trƣờng Tiểu

học Hồng Quang, trƣờng Tiểu học Đoàn Thị Điểm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong

suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Đặc biệt, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Trần

Luận đã hƣớng dẫn tận tình trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận

văn này.

Tác giả cảm ơn tập thể lớp K36.GDH đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến trong

quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đồng

nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này.

Đà Nẵng, năm 2020

Tác giả

Tôn Nữ Kim Anh

iii

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tên đề tài: Dạy học toán cho học sinh lớp 4 theo quan điểm kiến tạo

Ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)

Họ và tên học viên: Tôn Nữ Kim Anh

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Luận

Cơ sở đào tạo: Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt:

Dạy học kiến tạo là phƣơng pháp dạy học tổ chức cho HS tự kiến tạo tri thức. Nền tảng của lí

thuyết kiến tạo là HS tự xây dựng kiến thức riêng bằng cách kết hợp thông tin đã có với thông tin mới,

nhờ đó kiến thức mới trở nên có ý nghĩa với cá nhân HS. Vận dụng lí thuyết kiến tạo trong dạy học nói

chung, dạy Toán nói riêng sẽ góp phần phát triển năng lực ngƣời học, nâng cao hiệu quả dạy học. Từ

kết quả nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực trạng dạy học Toán theo quan điểm kiến tạo cho HS lớp 4;

đề xuất các biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy học toán cho HS lớp 4 trên cơ sở vận dụng quan điểm

kiến tạo và tổ chức thực nghiệm, chúng tôi thu đƣợc kết quả sau đây:

1. Làm rõ, hệ thống hóa cơ sở lý luận để định hƣớng cho việc hình thành các biện pháp nâng cao chất

lƣợng dạy học Toán cho HS lớp 4 trên cơ sở vận dụng quan điểm kiến tạo.

2. Tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên về dạy học Toán theo quan điểm kiến tạo cho HS lớp

4. Chỉ ra đƣợc một số khó khăn của GV dạy Toán ở trƣờng Tiểu học khi thực hiện các định hƣớng dạy

học theo quan điểm kiến tạo, khó khăn đầu tiên là GV chƣa đƣợc trang bị một cách có hệ thống những

kiến thức cơ bản về phƣơng diện này.

3. Đề ra đƣợc một số biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy học Toán cho HS lớp 4 trên cơ sở vận dụng

quan điểm kiến tạo phù hợp với định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học ở Tiểu học. Luận văn

nghiên cứu 6 biện pháp sƣ phạm nhằm hỗ trợ quá trình dạy học Toán cho HS lớp 4.

- Biện pháp 1: Hình thành một số khái niệm trong dạy học Toán lớp 4 theo quan điểm kiến tạo.

- Biện pháp 2: Tổ chức và dạy học yếu tố hình học lớp 4 theo quan điểm kiến tạo.

- Biện pháp 3: Thiết kế và tổ chức dạy học một số nội dung phân số theo con đƣờng kiến tạo.

- Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm kiến tạo tri thức toán học cho HS.

- Biện pháp 5: Thiết kế các phiếu học tập để tổ chức dạy học Toán theo quan điểm kiến tạo

- Biện pháp 6: Xây dựng môi trƣờng học tập mang tính kiến tạo.

4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm là một minh họa, xác nhận tính khả thi của việc vận dụng quan điểm

kiến tạo trong dạy học Toán 4 nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học Toán.

Kết quả luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho GV Tiểu học trong quá trình dạy

học toán góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn học này ở trƣờng Tiểu học.

Từ những kết quả tích cực thu đƣợc ở đề tài, tôi sẽ tiếp tục mở rộng đề tài ra ở các chủ đề

trong môn Toán ở lớp 4 nói riêng và môn Toán ở trƣờng tiểu học nói chung.

Từ khóa: kiến tạo, dạy học kiến tạo, dạy học toán lớp 4 theo quan điểm kiến tạo.

Xác nhận của giáo viên hƣớng dẫn Ngƣời thực hiện đề tài

Tôn Nữ Kim Anh

iv

INFORMATION PAGE OF MASTER THESIS

Name of thesis: Teaching Math for students in grade 4 from a constructive perspective

Major: Education (Primary)

Full name of Master student: Ton Nu Kim Anh

Supervisors: PhD. Tran Luan

Training institution: University of Education - Da Nang University

Summary: Teaching constructivist teaching is an organized teaching method for students to create

knowledge themselves. The foundation of constructivist theory is that students build their own

knowledge by combining existing information with new information, so that new knowledge becomes

meaningful to individual students. Applying constructivist theory in teaching in general, teaching

Math in particular will contribute to the development of learners' capacity, improve teaching

effectiveness. From the results of theoretical research and understanding the reality of teaching Maths

based on constructivist views for students in grade 4; Proposing measures to improve the quality of

teaching mathematics for grade 4 students on the basis of applying the viewpoints of constructivism

and empirical organization, we obtained the following results:

1. Clarify and systematize theoretical basis to guide the formation of measures to improve the quality

of Math teaching for grade 4 students on the basis of applying constructivist views.

2. Find out the reality of teachers' awareness of teaching Maths based on constructive viewpoint for

students in grades 4. Point out some difficulties of teachers teaching Math in Primary schools when

implementing teaching orientations according to tectonic views, the first difficulty is that teachers are

not yet systematically equipped with basic knowledge in this respect.

3. Proposing a number of measures to improve the quality of teaching mathematics to grade 4 students

on the basis of applying constructivist views in line with the innovation orientation of teaching

methods in Primary schools. The thesis studies 6 pedagogical measures to support the process of

teaching Maths to grade 4 students.

- Measure 1: Forming some concepts in teaching Grade 4 Maths from a constructive viewpoint.

- Measure 2: Organizing teaching and teaching grade 4 geometric elements from a constructive

viewpoint.

- Measure 3: Design and organize teaching some fractions contents according to the constructive path.

- Measure 4: Organize experiences to create mathematical knowledge for students.

- Measure 5: Design study cards to organize teaching maths based on constructivist view

- Measure 6: Building a teaching environment along the constructivist path.

4. The pedagogical experiment result is an illustration, confirming the feasibility of applying

constructivist views in teaching Math 4 to improve the quality of teaching and learning Math.

The dissertation results can be used as a reference for Primary teachers in the process of

teaching Math, contributing to improve the effectiveness of teaching this subject in Primary schools.

From the positive results obtained in the topic, I will continue to expand the topic on topics in

Math in grade 4 in particular and mathematics in elementary schools in general.

Keywords: constructivism, constructive teaching, teaching Grade 4 Math from constructive

viewpoint.

Supervior’s confirmation Implementor

Ton Nu Kim Anh

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nội dung

GS Giáo sƣ

GV Giáo viên

NQ Nghị quyết

HS Học sinh

NXB Nhà xuất bản

SGK Sách giáo khoa

TW Trung ƣơng

TS Tiến sĩ

LTKT LTKT

HĐTN Hoạt động trải nghiệm

PPDH Phƣơng pháp dạy học

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số liệu

bảng

Tên bảng Trang

1.1 Bảng so sánh lớp học truyền thống và lớp học kiến tạo 19

2.1 Kết quả khảo sát mức độ áp dụng PPDH kiến tạo trong quá

trình dạy học

46

2.2

Kết quả khảo sát nhận thức của GV về vai trò của dạy học

kiến tạo

46

2.3

Kết quả khảo sát sự cần thiết của việc áp dụng PPDH kiến

tạo vào quá trình dạy học Toán trình dạy học Toán

47

2.4

Kết quả khảo sát khả năng chuẩn bị của GV cho giờ dạy

theo LTKT lớp 4

47

2.5

Khả năng khảo sát tổ chức các hoạt động của GV và HS

trong giờ dạy theo LTKT

47

2.6

Kết quả khảo sát nhữngkhó khăn khi vận dụng LTKT để

thiết kế bài lên lớp

48

2.7 Kết quả điều kiện để vận dụng LTKT vào quá trình dạy 49

2.8 Kết quả tham khảo ý kiến HS câu 1 50

2.9 Kết quả tham khảo ý kiến HS câu 2 51

2.10 Kết quả tham khảo ý kiến HS câu 3 51

2.11 Kết quả tham khảo ý kiến HS câu 4 51

2.12 Kết quả tham khảo ý kiến HS câu 5 52

vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ Tên sơ đồ Trang

1.1 Chu trình dạy học kiến tạo 12

1.2 Sơ đồ kiến tạo kiến thức của nhóm 23

1.3 Chu trình dạy học 5E của Bybee 25

1.4 Mô hình 7E của Eisenkraft 27

1.5 Quy trình dạy học theo LTKT 28

1.6 Mô hình dạy học toán theo quan điểm kiến tạo 30

viii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. v

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ xii

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 3

4. Giả thuyết khoa học..................................................................................................... 3

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3

5.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................... 3

5.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 3

6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3

6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận.......................................................................... 3

6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn....................................................................... 3

6.2.1. Phương pháp điều tra................................................................................. 3

6.2.2. Phương pháp quan sát................................................................................ 4

6.2.3. Phương pháp phỏng vấn............................................................................. 4

6.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm........................................................... 4

6.2.5. Phương pháp thống kê toán học................................................................. 4

7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................. 4

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI............................................................... 5

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 5

1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước........................................................................ 5

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................ 6

1.2. Lí thuyết kiến tạo ................................................................................................. 8

1.2.1. Khái niệm về kiến tạo ................................................................................. 8

1.2.2. Quan điểm của lí thuyết kiến tạo................................................................ 9

1.2.3. Luận điểm cơ bản của lí thuyết kiến tạo...................................................10

1.2.4. Quan niệm về dạy học kiến tạo.................................................................14

1.2.5. Phân loại kiến tạo trong dạy học .............................................................15

1.2.6. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học kiến tạo ........................17

1.2.7. Một số mô hình chu trình dạy học kiến tạo .............................................. 20

1.2.8. Vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học nói chung và trong dạy học Toán

...................................................................................................................................28

ix

1.2.9. Những khó khăn, hạn chế trong dạy học kiến tạo ....................................30

1.3. Dạy học toán lớp 4 theo quan điểm kiến tạo......................................................32

1.3.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học ..............................................32

1.3.1.1. Tư duy ...........................................................................................32

1.3.1.2. Chú ý .............................................................................................32

1.3.1.3. Tri giác..........................................................................................33

1.3.1.4. Trí nhớ ..........................................................................................33

1.3.1.5. Tưởng tượng .................................................................................33

1.3.2. Cấu trúc nội dung môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông hiện

hành ...............................................................................................................................34

1.3.2.1. Nội đung số học trong môn Toán lớp 4 ........................................34

1.3.2.2. Nội dung đại lượng và đo đại lượng trong môn Toán 4...............36

1.3.2.3. Nội dung dạy học các yếu tố hình học trong môn Toán 4 ............36

1.3.2.4. Nội dung dạy học giải toán có lời văn..........................................37

1.3.3. Cấu trúc nội dung môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông tổng

thể 2018 .........................................................................................................................37

1.3.4. Cơ hội vận dụng quan điểm kiến tạo vào dạy học Toán 4 .......................39

1.3.4.1. Nội dung số học trong môn Toán lớp 4 ........................................39

1.3.4.2. Nội dung dạy học giải toán có lời văn..........................................42

1.3.5. Vai trò của dạy học kiến tạo với việc phát triển năng lực của HS...........43

Tiểu kết chƣơng 1..........................................................................................................44

CHƢƠNG 2. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 4

TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO ..............................................45

2.1. Mục đích khảo sát ..............................................................................................45

2.2. Nội dung khảo sát...............................................................................................45

2.3. Tổ chức khảo sát ................................................................................................45

2.3.1. Đối tượng khảo sát ...................................................................................45

2.3.2. Tiến hành khảo sát....................................................................................45

2.4. Phân tích kết quả khảo sát..................................................................................45

2.4.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về dạy học toán theo quan điểm kiến

tạo ..................................................................................................................................45

2.4.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về học toán theo quan điểm kiến tạo ...

...................................................................................................................................50

Tiểu kết chƣơng 2..........................................................................................................52

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC TOÁN

CHO HỌC SINH LỚP 4 TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO .....53

x

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................53

3.1.1. Kết hợp dạy học toán với giáo dục...........................................................53

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn và tính vừa sức....................................................53

3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống và tính vững chắc................................................53

3.2. Một số biện pháp sƣ phạm .................................................................................54

3.2.1. Biện pháp 1: Hình thành một số khái niệm trong dạy học toán lớp 4 theo

quan điểm kiến tạo.........................................................................................................54

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp ..............................................54

3.2.1.2. Cơ sở khoa học của biện pháp......................................................54

3.2.1.3. Nội dung và cách thực hiện của biện pháp...................................55

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4 theo quan điểm kiến

tạo ..................................................................................................................................58

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp................................................................58

3.2.2.2. Cơ sở khoa học của biện pháp......................................................58

3.2.2.3. Nội dung và cách thực hiện của biện pháp...................................58

3.2.3. Biện pháp 3: Thiết kế và tổ chức dạy học một số nội dung phân số theo

con đường kiến tạo ........................................................................................................65

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp................................................................65

3.2.3.2. Cơ sở của biện pháp .....................................................................65

3.2.3.3. Nội dung và cách thực hiện của biện pháp...................................66

3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS trên cơ sở vận

dụng quan điểm kiến tạo................................................................................................69

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp................................................................69

3.2.4.2. Cơ sở khoa học của biện pháp......................................................70

3.2.4.3. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp ..........................70

3.2.5. Biện pháp 5: Thiết kế các phiếu học tập dạy học toán theo quan điểm

kiến tạo ..........................................................................................................................81

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp................................................................81

3.2.5.2. Cơ sở của biện pháp .....................................................................81

3.2.5.3. Nội dung và cách thực hiện của biện pháp...................................81

3.2.6. Biện pháp 6: Xây dựng môi trường học tập mang tính kiến tạo ..............94

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp................................................................94

3.2.6.2. Cơ sở của biện pháp .....................................................................94

3.2.6.3. Nội dung và cách thực hiện ..........................................................94

Kết luận chƣơng 3 .........................................................................................................99

CHƢƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM................................................................101

xi

4.1. Mục đích thực nghiệm .....................................................................................101

4.2. Nội dung thực nghiệm......................................................................................101

4.3. Tổ chức thực nghiệm........................................................................................101

4.3.1. Hình thức thực nghiệm ...........................................................................101

4.3.2. Phương pháp thực nghiệm......................................................................102

4.3.3. Thời gian và địa điểm thực nghiệm ........................................................102

4.4. Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm.................................................................103

4.4.1. Tổ chức dạy học dạy học yếu tố hình học lớp 4 theo quan điểm kiến tạo....

.................................................................................................................................103

4.4.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm kiến tạo tri thức toán học cho HS ....

.................................................................................................................................106

Tiểu kết chƣơng 4........................................................................................................117

KẾT LUẬN .................................................................................................................119

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................118

PHỤ LỤC ...................................................................................................................PL1

PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................PL4

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, cuộc cách mạng Khoa học công nghệ phát triển ngày càng mạnh mẽ,

kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lƣợng sản

xuất. Trong bối cảnh đó, giáo dục trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển

kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Đổi mới giáo dục là yếu tố không thể không tiến

hành. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Giáo dục - Đào tạo cùng

với Khoa học - Công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là một trong

những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều

kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng

kinh tế nhanh và bền vững. Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp ứng với yêu cầu

phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện cho HS”.

Ở nƣớc ta, một trong những quan điểm đổi mới giáo dục và đào tạo đƣợc nêu

trong Nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI của BCHTW là: “Tiếp tục đổi mới mạnh

mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,

sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp

đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự

học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng

lực…” Và quan điểm chỉ đạo của Đảng ta là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ

chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triến toàn diện năng lực và phẩm chất người

học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với

giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [4]. Từ những quan điểm trên cho thấy, việc

đổi mới hình thức, PPDH theo Chƣơng trình đổi mới sau năm 2015 đặc biệt nhấn

mạnh đễn việc tự chiếm lĩnh tri thức của ngƣời học.

Cấp Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Chƣơng

trình Toán tiểu học có vị trí và tầm quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình

thành và phát triển nhân cách cho HS. Trên cở sở cung cấp những tri thức khoa học

ban đầu về số tự nhiên, phân số, số thập phân và các đại lƣợng cơ bản. Môn Toán là

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!