Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––
VŨ THANH LAM
DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
THỰC TIỄN CHO HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––
VŨ THANH LAM
DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
THỰC TIỄN CHO HỌC SINH
Ngành: Giáo dục học (Giáo dục tiểu học)
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa công bố trong bất kì công trình
nào trước đây. Những số liệu, nhận xét đánh giá được tác giả thu thập từ các
nguồn khác nhau có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo. Nếu có phát hiện bất kì
gian lận nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng cũng như kết quả
luận văn của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Vũ Thanh Lam
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thu
Hằng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giảng viên trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên, khoa Giáo dục tiểu học, khoa sau Đại học đã tạo điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Do thời gian có hạn và năng lực bản thân vẫn còn hạn chế nên luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các nhà giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận
văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Vũ Thanh Lam
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................3
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu......................................................................3
5. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3
8. Cấu trúc luận văn.............................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CHO HỌC SINH.................... 5
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực giải quyết
vấn đề cho học sinh .............................................................................................5
1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới.................................................................5
1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................6
1.1.3. Nhận xét chung..........................................................................................8
1.2. Năng lực và năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ......................................10
1.2.1. Năng lực...................................................................................................10
1.2.2. Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.......................................................14
iv
1.2.3. Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ................................................................17
1.3. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh đầu cấp Tiểu học với việc tổ chức dạy
học theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ...............20
1.3.1. Về tri giác ................................................................................................20
1.3.2. Về chú ý...................................................................................................21
1.3.3. Về trí nhớ.................................................................................................21
1.3.4. Về tư duy .................................................................................................22
1.3.5. Về tưởng tượng........................................................................................23
1.3.6. Về ngôn ngữ ............................................................................................23
1.4. Thực trạng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở một số trường tiểu
học hiện nay.......................................................................................................24
1.4.1. Mục đích điều tra.....................................................................................24
1.4.2. Kế hoạch điều tra.....................................................................................24
1.4.3. Tiến hành điều tra ....................................................................................24
1.4.4. Kết quả điều tra........................................................................................24
1.4.5. Nhận xét chung........................................................................................ 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 29
Chương 2: DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CHO
HỌC SINH ....................................................................................................... 31
2.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp .................................................................31
2.1.1. Đảm bảo tính giáo dục.............................................................................31
2.1.2. Đảm bảo tính khoa học và tính hệ thống.................................................31
2.1.3. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả............................................................31
2.1.4. Phù hợp với đặc điểm về trình độ nhận thức của HS lớp 3.....................32
2.2. Một số biện pháp phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn cho HS thông
qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ......................................................32
v
2.2.1. Xác định mục tiêu dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết
vấn đề thực tiễn..................................................................................................32
2.2.2. Thiết kế các hoạt động dạy học tương ứng theo các bước của tiến
trình dạy học phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn ...........................................37
2.2.3. Lựa chọn và sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học theo hướng
phát triển năng lực GQVĐ thực tiễn cho học sinh Tiểu học.............................48
2.2.4. Thiết kế các bài tập thực hành trong môn Tự nhiên và Xã hội 3 để
nâng cao năng lực GQVĐ thực tiễn cho học sinh Tiểu học..............................53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 61
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 63
3.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm ........................................................... 63
3.1.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................63
3.1.2. Đối tượng thực nghiệm............................................................................63
3.1.3. Thời gian thực nghiệm và đối tượng tham gia thử nghiệm.....................63
3.1.4. Nội dung thực nghiệm.............................................................................64
3.2. Kết quả thực nghiệm...................................................................................70
3.2.1. Đánh giá định lượng ................................................................................70
3.2.2. Đánh giá định tính ...................................................................................74
3.2.3. Đánh giá về hứng thú học tập của học sinh.............................................76
3.3. Những kết luận rút ra từ thực nghiệm ........................................................77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 80
1. Kết luận..........................................................................................................80
2. Khuyến nghị...................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 81
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNB Bàn tay nặn bột
DHTDA Dạy học theo dự án
ĐC Đối chứng
HĐTN Hoạt động trải nghiệm
HS Học sinh
GDPT Giáo dục phổ thông
GDKNS Giáo dục kĩ năng sống
GV Giáo viên
GQVĐ Giải quyết vấn đề
GQVĐ TT Giải quyết vấn đề thực tiễn
NL Năng lực
PPDH Phương pháp dạy học
PTNL Phát triển năng lực
TN Thực nghiệm
TN - XH Tự nhiên - Xã hội
TT Thứ tự
TD Thể dục
YCCĐ Yêu cầu cần đạt
SL Số lượng
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Mức độ quan tâm của GV đến việc tổ chức các hoạt động nhằm
phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh ..........25
Bảng 1.2: Đánh giá của GV về vai trò của việc phát triển năng lực giải quyết vấn
đề thực tiễn thông qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ....................25
Bảng 3.1: Kế hoạch thực nghiệm ......................................................................65
Bảng 3.2: Bảng tiêu chí đánh giá xếp loại học sinh ..........................................69
Bảng 3.3: Kết quả bài kiểm tra trước khi thực nghiệm ở bốn lớp.....................71
Bảng 3.4: Kết quả bài kiểm tra sau khi thực nghiệm ........................................72
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả bài khảo sát ở hai lớp 3A, 3B,
3C, 3D trước thực nghiệm...............................................................71
Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn tần suất kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm.....73
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, sự phát triển nhanh
chóng của khoa học công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt
trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Để hội nhập
với xu thế phát triển của thời đại, Đảng ta đã vạch ra chiến lược: “Giáo dục và
Đào tạo là quốc sách hàng đầu” [1].
Thực hiện chủ trương đúng đắn đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang
phát triển đổi mới đồng bộ giáo dục và đào tạo, trong đó có đổi mới chương trình
dạy học các cấp nói chung, chương trình tiểu học nói riêng.
Chương trình giáo dục mới chú trọng tới tinh thần và mục tiêu của Nghị
quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nghĩa là
cần tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm
phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh
được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý
tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng
sáng tạo của bản thân mình.
Một trong các mục tiêu quan trọng của giáo dục nước ta hiện nay là đào
tạo ra những con người phát triển một cách toàn diện về phẩm chất và năng lực.
Trên thực tế, giáo dục đang muốn hướng đến cách tổ chức dạy học theo định
hướng phát triển năng lực người học, thì xã hội lại quan tâm đến việc người học
có thể vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề thực tiễn hay
không, hay người học có thể giải quyết một vấn đề thực tiễn ở mức độ nào? Từ
đó, để phát triển năng lực phát triển giải quyết vấn đề thực tiễn thì không chỉ đơn
thuần là việc phát triển năng lực mà còn quan tâm đến vai trò, ý nghĩa của một
môn học nào đó với thực tiễn và khả năng ứng dụng kiến thức của môn học đó
vào thực tiễn, đặc biệt là môn Tự nhiên và Xã hội.