Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học môn toán lớp 5 bằng sơ đồ tư duy ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
PREMIUM
Số trang
132
Kích thước
4.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1201

Dạy học môn toán lớp 5 bằng sơ đồ tư duy ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

––––––––––––––––––––

VONGPHET ONSYMA

DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

––––––––––––––––––––

VONGPHET ONSYMA

DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)

Mã số: 8.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thu Hương

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng tôi. Các kết quả nghiên

cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kì công trình

nghiên cứu nào của tác giả khác.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019

Học viên thực hiện

Vongphet Onsyma

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tò lòng biết ơn sâu sắc đối với “TS. Lê Thị Thu Hương người cô

giáo đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại trên con

đường nghiên cứu khoa học và xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa Giáo

dục Tiểu học, phòng sau Đại học – trường ĐHSP - ĐHTN đã luôn hết lòng hướng

dẫn, nhiệt tình chỉ bảo cung cấp tài liệu cho tôi trong suốt quá trình học tập và

làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh ở

trường Tiểu học Dongkhamxang, huyện Hatxayphong, Thủ đô Viêng Chăn, nước

CHDCND Lào đã ủng hộ, cộng tác, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá

trình điều tra, đánh giá và tổ chức thực nghiệm những nội dung liên quan đến

luận văn.”

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019

Học viên thực hiện

Vongphet Onsyma

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................i

Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii

Mục lục ........................................................................................................................ iii

Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................iv

Danh mục các bảng, biểu đồ..........................................................................................v

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..........................................................................3

4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................................4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................................4

6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................4

7. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................4

8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................5

NỘI DUNG ...................................................................................................................6

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................6

1.1. Khái quát về tình hình nghiên cứu và sử dụng SĐTD............................................6

1.1.1. Nghiên cứu và ứng dụng SĐTD trên thế giới......................................................6

1.1.2. Nghiên cứu trong nước (nước CHDCND Lào) ..................................................7

1.2. Một số vấn đề cơ bản về tư duy..............................................................................8

1.2.1. Khái niệm.............................................................................................................8

1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của tư duy .....................................................................9

1.2.3. Các giai đoạn của một quá trình tư duy.............................................................12

1.2.4. Các thao tác tư duy cơ bản.................................................................................14

1.3. Sơ đồ tư duy..........................................................................................................16

1.3.1. Khái niệm...........................................................................................................16

1.3.2. Đặc điểm của sơ đồ tư duy ................................................................................17

1.3.3. Lưu ý khi sử dụng SĐTD trong dạy học môn Toán tiểu học ............................19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.3.4. Tiềm năng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Toán lớp 5......................20

1.4. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5 (nước CHDCND Lào)..........................29

1.4.1. Về tri giác...........................................................................................................29

1.4.2. Về chú ý .............................................................................................................29

1.4.3. Về trí nhớ ...........................................................................................................29

1.4.4. Về tư duy ...........................................................................................................30

1.4.5. Về tưởng tượng..................................................................................................30

1.4.6. Về ngôn ngữ.......................................................................................................30

1.5. Mục tiêu, nội dung môn Toán lớp 5 (nước CHDCND Lào) ................................31

1.5.1. Vị trí của môn Toán ở lớp 5...............................................................................31

1.5.2. Mục tiêu của môn Toán ở lớp 5 ........................................................................31

1.5.3. Nội dung của môn Toán ở lớp 5 ........................................................................32

1.6. Thực trạng sử dụng SĐTD trong dạy học môn Toán lớp 5 nước CHDCND Lào ......34

1.6.1. Mục đích khảo sát..............................................................................................34

1.6.2. Đối tượng khảo sát.............................................................................................34

1.6.3. Phương pháp khảo sát........................................................................................35

1.6.4. Kết quả khảo sát.................................................................................................35

Kết luận chương 1........................................................................................................39

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY

HỌC MÔN TOÁN Ở LỚP 5 (NƯỚC CHDCND LÀO) ........................................40

2.1. Giới thiệu phần mềm iMindMap 10 .....................................................................20

2.1.1. Khởi động phần mềm ........................................................................................20

2.1.2. Tạo sơ đồ mới ....................................................................................................21

2.1.3. Chỉnh sửa “ Central Idea”.................................................................................22

2.1.4. Thêm nhánh (Branch) vào sơ đồ........................................................................25

2.1.5. Lưu sơ đồ tư duy ra dạng hình ảnh ....................................................................28

2.2. Các bước vẽ sơ đồ tư duy .....................................................................................40

2.3. Cách đọc sơ đồ tư duy ..........................................................................................42

2.4. Các mức độ sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Toán ở lớp 5....................42

2.5. Thiết kế một số sơ đồ tư duy trong dạy học môn Toán lớp 5...............................45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

2.5.1. Thiết kế sơ đồ tư duy mạch nội dung số học .....................................................45

2.5.2. Thiết kế sơ đồ tư duy mạch nội dung hình học .................................................47

2.5.3. Thiết kế sơ đồ tư duy mạch nội dung giải toán có lời văn ................................48

2.5.4. Thiết kế sơ đồ tư duy mạch nội dung đại lượng và đo đại lượng......................50

2.6. Thiết kế một số kế hoạch bài học trong dạy học môn toán lớp 5 (nước

CHDCND Lào) có sử dụng sơ đồ tư duy ....................................................................53

2.6.1. Thiết kế kế hoạch bài học trong dạy học mạch nội dung số học.......................53

2.6.2. Thiết kế kế hoạch bài học trong dạy học yếu tố hình học .................................71

2.6.3. Thiết kế kế hoạch bài học trong dạy học mạch nội dung giải toán có lời văn ..79

2.6.4. Thiết kế kế hoạch bài học trong dạy học Đại lượng và đo đại lượng................87

Kết luận chương 2........................................................................................................99

CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................100

3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.....................................................100

3.1.1. Mục đích ..........................................................................................................100

3.1.2. Nhiệm vụ..........................................................................................................100

3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiêm sư phạm ....................................................100

3.2.1. Đối tượng .........................................................................................................100

3.2.2. Nội dung ..........................................................................................................101

3.3. Các giai đoạn thực nghiệm sư phạm...................................................................101

3.3.1. Giai đoạn 1: Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm ................................................101

3.3.2. Giai đoạn 2: Tiến hành thực nghiệm sư phạm.................................................101

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm............................................................................103

3.4.1. Kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm..........................................................103

3.4.2. Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm.............................................................104

Kết luận chương 3......................................................................................................107

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................108

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................109

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Viết tắt Viết đầy đủ

1 CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

2 ĐC Đối chứng

3 GV Giáo viên

4 HS Học sinh

5 SĐTD Sơ đồ tư duy

6 TN Thực nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1. Thống kê số lượng GV tham gia khảo sát...................................................34

Bảng 1.2. Thống kê số lượng HS tham gia khảo sát ...................................................34

Bảng 1.3. Thống kê số lượng GV tiếp cận với SĐTD.................................................35

Bảng 1.4. Thống kê hình thức tiếp cận SĐTD của GV ...............................................36

Bảng 1.5. Tình huống dạy học có sử dụng SĐTD.......................................................37

Bảng 1.6. Thống kê sử dụng SĐTD trong các môn học..............................................38

Bảng 1.7. Hứng thú của HS với SĐTD trong dạy học môn Toán...............................38

Bảng 3.1. Bảng số liệu học sinh được chọn làm mẫu thực nghiệm...........................101

Bảng 3.2. Số liệu kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm........................................103

Bảng 3.3. Số liệu kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm ...........................................104

Biểu đồ 3.1. Kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm của HS cả lớp TN và lớp ĐC..104

Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm của HS cả lớp TN và lớp ĐC..........105

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Sơ đồ các giai đoạn của một quá trình tư duy .............................................14

Hình 1.2. Sơ đồ phân tích và tổng hợp ........................................................................15

Hình 1.3. Màn hình làm việc của iMindMap 10..........................................................20

Hình 1.4. Mở kho hình ảnh làm khung........................................................................21

Hình 1.5. Kho hình ảnh khung.....................................................................................22

Hình 1.6. Hình ảnh khung được chọn..........................................................................22

Hình 1.7. Thay đổi tiêu đề ...........................................................................................22

Hình 1.8. Định dạng cho tiêu đề ..................................................................................23

Hình 1.9. Thay đổi hình nền ........................................................................................24

Hình 1.10. Di chuyển khung trung tâm .......................................................................24

Hình 1.11. Thay đổi kích thước ...................................................................................25

Hình 1.12. Thêm nhánh mới........................................................................................25

Hình 1.13. Di chuyển, kéo dài, thu hẹp, thêm các nhánh ............................................26

Hình 1.14. Thêm tiêu đề cho nhánh.............................................................................26

Hình 1.15. Thay đổi màu, hình dạng, lựa chọn kiểu nhánh và vị trí các tiêu đề .........27

Hình 1.16. Thêm ảnh cho nhánh..................................................................................27

Hình 1.17. Tạo nhánh con cho một nhánh...................................................................28

Hình 1.18. Lưu sơ đồ tư duy ra dạng hình ảnh............................................................28

Hình 1.19. Sơ đồ tư duy đã hoàn thiện ........................................................................29

Hình 2.1. Chọn từ trung tâm........................................................................................40

Hình 2.2. Vẽ nhánh cấp 1 ............................................................................................41

Hình 2.3. Vẽ nhánh cấp 2, 3… ....................................................................................41

Hình 2.4. Hoàn thiện sơ đồ tư duy...............................................................................42

Hình 2.5. Mức độ 1 trong sử dụng SĐTD ...................................................................43

Hình 2.6. Mức độ 2 trong sử dụng SĐTD ...................................................................44

Hình 2.7. Mức độ 3 trong sử dụng SĐTD ...................................................................44

Hình 2.8. Thiết kế SĐTD với mức độ 1 trong mạch nội dung số học.........................45

Hình 2.9. Thiết kế SĐTD với mức độ 2 trong mạch nội dung số học.........................46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Hình 2.10. Thiết kế SĐTD với mức độ 3 trong mạch nội dung số học.......................46

Hình 2.11. Thiết kế SĐTD với mức độ 1 trong mạch nội dung hình học ...................47

Hình 2.12. Thiết kế SĐTD với mức độ 2 trong mạch nội dung hình học ...................47

Hình 2.13. Thiết kế SĐTD với mức độ 3 trong mạch nội dung hình học ...................48

Hình 2.14. Thiết kế SĐTD với mức độ 1 trong mạch nội dung giải toán có lời văn ........49

Hình 2.15. Thiết kế SĐTD với mức độ 2 trong mạch nội dung giải toán có lời văn ........49

Hình 2.16. Thiết kế SĐTD với mức độ 3 trong mạch nội dung giải toán có lời văn ........50

Hình 2.17. Thiết kế SĐTD với mức độ 1 trong mạch nội dung đại lượng và đo đại

lượng.........................................................................................................51

Hình 2.18. Thiết kế SĐTD với mức độ 2 trong mạch nội dung đại lượng và đo đại

lượng.........................................................................................................51

Hình 2.19. Thiết kế SĐTD với mức độ 3 trong mạch nội dung đại lượng và đo đại

lượng.........................................................................................................52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chính phủ Lào luôn xác định phát triển giáo dục và thể thao là yếu tố căn bản và

động lực cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Về cơ bản phải trở thành nước công nghiệp

hóa, hiện đại hóa trong năm 2024. “Muốn thành công sự nghiệp này, chúng ta phải thấy

rõ nhân tố quyết định thắng lợi chính là nguồn nhân lực con người Lào. Nền giáo dục

của Lào không chỉ lo đào tạo cho đủ về số lượng mà còn quan tâm đặc biệt đến chất

lượng đào tạo.”

Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đang trong thời kì đổi mới theo hướng

văn kiện Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ X đã chỉ ra rằng: Trong sự

nghiệp phát triển giáo dục muốn đạt được chất lượng và hiệu suất cao thì yếu tố quan

trọng nhất trước hết cần phải phát triển giáo viên, vì giáo viên là người trực tiếp tham

gia vào quá trình dạy học, là nhân tố quan trọng trong việc truyền đạt những kiến thức,

kỹ năng và thái độ cũng như hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình hình thành và phát

triển các năng lực, phẩm chất cần đạt được ở học sinh, trở thành động lực to lớn cho sự

phát triển của đất nước trong tương lai. Nếu thiếu vắng giáo viên có chất lượng tốt,

phương pháp giảng dạy bị hạn chế sẽ dẫn đến chất lượng đào tạo thấp và không thể

đạt được mục tiêu. Vì vậy, chúng ta cần phải không ngừng nâng cao năng lực, trình độ

của đội ngũ giáo viên, đưa ra nhiều những phương pháp và hình thức tổ chức cho hoạt

động dạy học đa dạng, linh hoạt, tạo điều kiện cho học sinh phát huy nhiều nhất khả

năng của bản thân, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục...

Điều này đòi hỏi ngành Giáo dục và Thể thao Lào phải có những bước đi đổi mới

về mọi mặt, nhằm đào tạo con người lao động có đủ kiến thức, năng lực sáng tạo, trí

tuệ và phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng được yêu cầu nhân lực của đất nước, để đất nước

Lào có sự phát triển về mặt nguồn nhân lực, mặt kinh tế - xã hội theo kịp các nước trên

thế giới.

Hiện nay Bộ Giáo dục và Thể thao Lào đang nghiên cứu xây dựng chương trình

mới trong cấp Tiểu học, nhất là lớp 5. Chương trình mới quán triệt rõ và sâu sắc định

hướng dạy học học sinh làm trung tâm, trong đó có khuyến khích giáo viên sử dụng

SĐTD trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng SĐTD trong dạy học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

môn toán ở Tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng vẫn còn ít sử dụng và chưa đạt được

hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Một trong những nguyên

nhân đó là phương pháp dạy của giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động

và sáng tạo của học sinh.

Ở Tiểu học lớp 5, đổi mới phương pháp dạy học nghĩa là tạo mọi điều kiện để học

sinh có thể tiếp tục kiến thức một cách tích cực, tự lực và biết vận dụng sáng tạo tri

thức để giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống. Với tinh thần đó, chúng ta

đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đưa học sinh vào vị trí chủ

thể của hoạt động nhận thức.

Giáo dục đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền

kinh tế phát triển. Không chỉ ở Lào mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các

chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đảng và Nhà nước Lào xác định

“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. Thật vậy, trong thời kỳ công nghiệp hóa

hiện đại hóa, đầu tư vào chất xám là đầu tư mang lại hiệu quả lớn nhất, nó sẽ bảo đảm

cho sự phát triển bền vững của đất nước. Cùng với sự phát triển của giáo dục, những

năm qua việc đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và phương tiện

dạy học được thực hiện khá đồng bộ. Bởi phương pháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả

của việc dạy và học mới cao, phương pháp có phù hợp thì mới phát huy được tính tích

cực học tập, khả năng tư duy sáng tạo của người học.

Sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác

như phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học theo lý thuyết kiến tạo, dạy học theo dự

án… có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH. Việc sử dụng SĐTD trong dạy học

đã và đang được áp dụng ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và mới

đây đã được nghiên cứu và áp dụng ở Lào nhằm giúp GV truyền thụ kiến thức một cách

sinh động, hệ thống và mô hình hóa để HS có thể học, tự học tích cực, có một tư duy

tổng thể về bài học hay một chủ đề kiến thức giúp người học dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận

dụng kiến thức. Từ kiến thức được diễn đạt trong nhiều trang sách, SĐTD tinh lọc lại

chỉ còn trong một sơ đồ và ngược lại, từ sơ đồ này HS hình dung, liên tưởng và phát

triển kiến thức một cách logic. Sử dụng SĐTD yêu cầu HS phải tự suy nghĩ để thiết lập

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!