Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của học sinh theo mô hình vark
PREMIUM
Số trang
99
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1262

Dạy học kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của học sinh theo mô hình vark

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NĂM 2021

Tên công trình:

DẠY HỌC KỂ CHUYỆN LỚP 1 DỰA VÀO

PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

THEO MÔ HÌNH VARK

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Cảm - 17STH

Người hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Thúy Nga

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2021

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy, cô

khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình

giảng dạy, gợi mở cho chúng em nhiều kiến thức trong quá trình học tập và truyền đạt

cho em những kinh nghiệm quý giá, tạo điều kiện, giúp đỡ trong quá trình em thực

hiện khóa luận tốt nghiệp.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Nga đã tận tình

hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi

giúp cho em thực hiện đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các giáo viên trong 2 trường:

Trường Tiểu học số 1 Hòa Nhơn và Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã tạo điều

kiện giúp cho em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài này không tránh khỏi những thiếu

sót. Vì vậy em kính mong quý thầy cô, bạn bè, những người quan tâm đề tài có những

ý kiến đóng góp, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Cảm

DANH MỤC VIẾT TẮT

ĐC Đối chứng

GV Giáo viên

HS Học sinh

PCHT Phong cách học tập

PP Phương Pháp

PPDH Phương pháp dạy học

TN Thực nghiệm

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Mức độ hiểu biết của giáo viên về PCHT của học sinh

Bảng 2. Nhận thức của GV về vai trò của PCHT trong dạy học Kể chuyện theo mô

hình VARK

Bảng 3. Thời gian học kể chuyện của học sinh ở nhà

Bảng 4. Thực trạng sử dụng các PPDH, biện pháp, kĩ thuật dạy học

Bảng 5. Thực trạng các cách thành lập nhóm học tập

Bảng 6. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học Kể chuyện dựa vào PCHT

của HS lớp 1 theo mô hình VARK

Bảng 7. Mức độ phù hợp trong việc tổ chức dạy học Kể chuyện 1

Bảng 8. Mức độ phù hợp đối với nhận thức của HS lớp 1

Bảng 9. Mức độ hứng thú của HS

Bảng 10. Các năng lực chung được hình thành của HS

Bảng 11. Năng lực ngôn ngữ được hình thành của HS

Bảng 12. Năng lực văn học được hình thành của HS

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1. Quy trình dạy học Kể chuyện 1 dựa vào PCHT của HS theo mô hình VARK

Sơ đồ 2. Quy trình tổ chức quá trình dạy học Kể chuyện 1 dựa vào PCHT của HS

Biểu đồ 1. Nhóm PCHT của HS lớp 1

Biểu đồ 2. So sánh các nhóm PCHT giữa Nam và Nữ

Biểu đồ 3. Khảo sát thông tin HS lớp 1 trước khi lên lớp

Biểu đồ 4. Mức độ phù hợp trong việc tổ chức dạy học Kể chuyện 1

Biểu đồ 5. Mức độ phù hợp đối với nhận thức của HS lớp 1

Biểu đồ 6. Mức độ hứng thú của HS

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................4

3.1. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................4

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................5

4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................5

5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................5

5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết .....................................................................5

5.2. Phương pháp điều tra thực trạng.......................................................................5

5.3. Phương pháp quan sát sư phạm.........................................................................5

5.4. Phương pháp phỏng vấn....................................................................................6

5.5. Phương pháp chuyên gia ...................................................................................6

5.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...................................................................6

6. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài.............................6

6.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................6

6.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................6

6.3. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................6

6.4. Đối tượng khảo sát ............................................................................................6

6.5. Giới hạn đề tài...................................................................................................6

7. Đóng góp mới của đề tài ..........................................................................................7

8. Kết cấu chung của đề tài ..........................................................................................7

NỘI DUNG .................................................................................................................8

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC KỂ CHUYỆN 1

DỰA VÀO PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO MÔ HÌNH VARK..8

1.1. Cơ sở lí luận..........................................................................................................8

1.1.1 Kể chuyện........................................................................................................8

1.1.1.1. Vai trò Kể chuyện ở trường tiểu học .........................................................8

1.1.1.2. Vị trí và nhiệm vụ của Kể chuyện.............................................................9

1.1.1.3. Nội dung chương trình Kể chuyện lớp 1 .................................................10

1.1.2. Phong cách học tập ......................................................................................11

1.1.2.1. Quan niệm về phong cách học tập ..........................................................11

1.1.2.2. Mô hình phong cách học tập VARK.......................................................12

1.1.3. Phương pháp dạy học Kể chuyện..................................................................15

1.1.3.1. Trực quan bằng hình vẽ ..........................................................................15

1.1.3.2. Biện pháp luyện theo mẫu ......................................................................16

1.1.3.3. Thực hành giao tiếp ................................................................................16

1.1.4. Dạy học Kể chuyện 1 dựa vào phong cách học tập của HS ...........................16

1.1.4.1. Vai trò của dạy học Kể chuyện 1 dựa vào phong cách học tập của HS....16

1.1.4.2. Các yếu tố tác động đến phong cách học tập của HS...............................20

1.1.5. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 1........................................................21

1.1.5.1. Đặc điểm nhận thức................................................................................21

1.1.5.2. Đặc điểm nhân cách................................................................................23

1.1.5.3. Đặc điểm phong cách học tập của học sinh tiểu học................................24

1.2. Thực tiễn của dạy học Kể chuyện lớp 1 dựa vào phong cách học tập của HS theo

mô hình VARK..........................................................................................................25

1.2.1. Mục đích khảo sát.........................................................................................25

1.2.2. Nội dung khảo sát.........................................................................................25

1.2.3. Tổ chức khảo sát...........................................................................................25

1.2.3.1. Đối tượng khảo sát .................................................................................25

1.2.3.2. Phương pháp khảo sát.............................................................................25

1.2.4. Kết quả khảo sát ...........................................................................................26

1.2.4.1. Thực trạng nhận thức của GV về PCHT và vai trò của PCHT trong dạy

học Kể chuyện 1..................................................................................................26

1.2.4.2. Phong cách học tập của HS lớp 1............................................................27

1.2.4.3. Thực trạng dạy học Kể chuyện 1 dựa vào phong cách học tập của HS....29

CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH DẠY HỌC KỂ CHUYỆN DỰA VÀO PHONG CÁCH

HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THEO MÔ HÌNH VARK.............................................35

2.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình dạy học Kể chuyện 1 dựa vào PCHT của HS .....35

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo phát huy thế mạnh PCHT của học sinh ........................35

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo phát triển các năng lực của học sinh............................35

2.1.3. Nguyên tắc phát huy vai trò tổ chức, định hướng, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận

lợi của người giáo viên...........................................................................................35

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt................................................35

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả.............................................36

2.2. Quy trình dạy học Kể chuyện 1 dựa vào PCHT của HS theo mô hình VARK .....36

2.2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị ..................................................................................37

2.2.2. Giai đoạn 2: Tổ chức quá trình dạy học kể chuyện 1 dựa vào PCHT của HS

theo mô hình VARK ................................................................................................47

2.2.3. Giai đoạn 3: Đánh giá ................................................................................51

2.3. Thiết kế các bài học kể chuyện ở lớp 1 dựa vào PCHT của HS theo mô hình

VARK .......................................................................................................................54

2.3.1. Kế hoạch bài học 1 .......................................................................................54

2.3.2. Kế hoạch bài học 2 .......................................................................................58

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...............................................................66

3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................................66

3.2. Đối tượng thực nghiệm .......................................................................................66

3.3. Nội dung thực nghiệm.........................................................................................66

3.4. Phương pháp thực nghiệm...................................................................................66

3.5. Kết quả thực nghiệm...........................................................................................67

3.5.1. Ý kiến của giáo viên trong việc tổ chức dạy học Kể chuyện 1 dựa vào PCHT

theo mô hình VARK ................................................................................................67

3.5.2. Đánh giá về kết quả thực nghiệm kế hoạch bài học “Thỏ con không vâng lời”

...............................................................................................................................69

3.5.2.1. Về các hoạt động học tập của HS..........................................................70

3.5.2.2. Về các năng lực được hình thành .........................................................70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................74

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................76

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới, với điều kiện toàn cầu hóa diễn ra

mạnh mẽ, trước sự đổi mới ngày càng toàn diện của nhiều lĩnh vực thì nền giáo dục

cũng có nhiều đổi mới theo hướng tích cực.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 (số 29 - NQ/TW) của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa XI đã đưa ra yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo là cần đổi mới căn

bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ đặt ra là: “Tiếp

tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích

cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối

truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ,

khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng,

phát triển năng lực”.

Để thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết của Hội nghị trên đã nêu ra, Bộ Giáo dục

và Đào tạo đã xây dựng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nội dung CTGDPT

2018 không chỉ chú trọng đến việc trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng các

môn học mà còn chú ý hướng tới việc phát triển cho HS những năng lực cần thiết để

các em có thể thành công trong học tập, tự chủ trong cuộc sống, hòa đồng và đóng góp

tích cực cho xã hội. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội

quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển

biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy

chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về

truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng

lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.

Theo định hướng về nội dung giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông

2018 đã đề ra “Ngữ văn là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn

học có tên là Tiếng Việt, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, môn học

có tên là Ngữ văn. Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức, kĩ năng

cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất

và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn

giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.”

Ở cấp tiểu học được xem là giai đoạn giáo dục cơ bản. “Môn Ngữ văn (Tiếng

Việt) giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc

sống và học tập tốt các môn học và hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển

năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng,

tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách”. Trong đó, Kể chuyện có liên

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!