Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học hình học 8 theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
DẠY HỌC HÌNH HỌC 8 THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
DẠY HỌC HÌNH HỌC 8 THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN TRUNG
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của PGS.TS
Trần Trung. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy.
Trong quá trình làm luận văn tác giả còn được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo trong tổ PPGD Toán - Khoa Toán - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên,
Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trường THCS Trần Quốc Toản Thành phố
Uông Bí - Quảng Ninh. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp luôn là nguồn động viên giúp đỡ tác giả có thêm nghị lực,
tinh thần để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin được cảm ơn mọi tấm lòng ưu ái đã dành cho tác giả.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Nguyễn Thị Thu Hương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn............................................................................................................ i
Mục lục ................................................................................................................ii
Chữ viết tắt trong luận văn .................................................................................iii
Danh mục các bảng............................................................................................. iv
Danh mục biểu đồ, hình và sơ đồ ........................................................................ v
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................4
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................5
7. Đóng góp của luận văn ....................................................................................5
8. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................7
1.1. Tổng quan lịch sử về vấn đề nghiên cứu......................................................7
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới.................................................................7
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................8
1.2. Quan niệm về học, tự học.............................................................................9
1.2.1. Khái niệm học............................................................................................9
1.2.2. Khái niệm tự học .....................................................................................10
1.3. Năng lực tự học Toán của học sinh THCS.................................................13
1.3.1. Năng lực và năng lực tự học....................................................................13
1.3.2. Những dấu hiệu đặc trưng về năng lực tự học trong học toán của học
sinh THCS .........................................................................................................15
1.3.3. Những biểu hiện cụ thể của năng lự tự học trong học toán của học
sinh THCS .........................................................................................................18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii
1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hình học góp phần bồi
dưỡng năng lực tự học cho học sinh THCS ......................................................25
1.4.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hình học ..........................25
1.4.2. Dạy học hình học với sự hỗ trợ của CNTT góp phần bồi dưỡng năng
lực tự học cho HS lớp 8.....................................................................................28
1.5. Thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học hình học 8 góp
phần bồi dưỡng NLTH cho học sinh THCS......................................................30
1.6. Kết luận chương 1.......................................................................................34
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC 8 GÓP PHẦN BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.................. 36
2.1. Tổng quan về dạy học Hình học 8 trong trường THCS .............................36
2.2. Định hướng xây dựng các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học hình học lớp 8 góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho học
sinh THCS .........................................................................................................39
2.3. Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hình
học lớp 8 góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THCS ................40
2.3.1. Biện pháp 1: Khai thác, sử dụng phần mềm hình học động góp phần
bồi dưỡng tư duy, phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho
học sinh THCS thể hiện qua phần mềm Geometers Sketchpad........................40
2.3.2. Biện pháp 2: Sử dụng các phần mềm Mind Map tổ chức thiết lập các
bản đồ tư duy trong quá trình dạy học Hình học lớp 8 giúp học sinh rèn
luyện một số kỹ năng, năng lực tự học và học cách học...................................54
2.3.3. Biện pháp 3: Sử dụng phần mềm trắc nghiệm để tiến hành đổi mới
phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đồng thời rèn luyện kỹ
năng tự kiểm tra, đánh giá cho học sinh THCS.................................................64
2.3.4. Biện pháp 4: Sử dụng WebQuest để tiến hành hướng dẫn HS tự học
bằng máy tính và internet. .................................................................................75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv
2.4. Kết luận chương 2.......................................................................................82
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................83
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm...........................................................83
3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm .................................................................83
3.3. Tổ chức thực nghiệm..................................................................................83
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm............................................................................83
3.3.2. Chuẩn bị tài liệu thực nghiệm..................................................................85
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm....................................................................96
3.4.1. Phân tích định tính...................................................................................96
3.4.2. Đánh giá định lượng ................................................................................99
3.5. Kết luận chương 3.....................................................................................102
KẾT LUẬN.....................................................................................................103
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ............................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................106
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv
CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt Viết đầy đủ
CNTT Công nghệ thông tin
GD Giáo dục
GV Giáo viên
GQVĐ Giải quyết vấn đề
HS Học sinh
MVT Máy vi tính
NLTH Năng lực tự học
NXB Nhà xuất bản
PMDH Phần mềm dạy học
PPDH Phương pháp dạy học
PPKP Phương pháp khám phá
SGK Sách giáo khoa
TH Tự học
THCS Trung học cơ sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thống kê kết quả học tập của HS lớp TN và ĐC trước khi TNSP...84
Bảng 3.2: Ý kiến của HS lớp thực nghiệm về học tập có sự hỗ trợ của CNTT ...97
Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra bài số 1 ..................................................................99
Bảng 3.4: Kết quả thực nghiệm ở lớp TN và lớp ĐC......................................100
Bảng 3.5: Bảng phân phối tần suất luỹ tích hội tụ lùi của lớp TN và lớp ĐC 101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Đa giác đồ về chất lượng học tập của lớp TN và ĐC trước
khi TNSP ..................................................................................84
Biểu đồ 3.2: Đa giác đồ về chất lượng học tập của lớp TN và ĐC sau
khi TNSP ................................................................................101
Hình 2.1: Giao diện phần mềm câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
chọn có phản hồi và hướng dẫn......................................................... 74
Sơ đồ 1.1: Năng lực tư duy quyết định .....................................................17
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Như chúng ta đã xác định, thế giới đang bước vào kỉ nguyên mới
với hai đặc điểm kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Với nước ta, hiện đang
tồn tại cả ba nền kinh tế: Kinh tế lao động, kinh tế tài nguyên, kinh tế tri
thức. Tuy nhiên, chúng ta cũng từng bước tiến tới một xã hội lao động hiện
đại mà kinh tế tri thức sẽ chiếm ưu thế. Trong xã hội như vậy, để luôn có
được việc làm, người lao động không những phải làm việc với năng suất
cao hơn mà có khi phải nhiều lần chuyển đổi nghề nghiệp, các công việc cụ
thể trong một nghề cũng có thể thay đổi nhanh chóng. Người lao động buộc
phải dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong công việc, hòa nhập với cộng
đồng, đặc biệt là phải luôn học tập, học phải đi đôi với hành và qua thực
hành để dần phát hiện được những điều cần thiết phải học tiếp. Chính vì
vây, mục tiêu giáo dục của chương trình mới đã xác định các năng lực then
chốt cần hình thành và phát triển cho học sinh đó là năng lực thích ứng,
năng lực hành động, năng lực cùng sống và làm việc với tập thể, cộng
đồng, năng lực tự học.
Bộ môn Toán cũng như các bộ môn khác ở phổ thông nói chung và
trường THCS nói riêng, phải góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Ngoài
ra, tình hình mới của kinh tế, xã hội cũng đặt ra cho giáo dục bộ môn toán
những yêu cầu mới.Những yêu cầu đối với giáo dục Toán học đó cũng phản
ánh trong mục tiêu bộ môn Toán của chương trình mới: đối với yêu cầu về
phát triển năng lực (như rèn luyện các hoạt động trí tuệ cơ bản, phát triển
trí tưởng tượng không gian, rèn luyện tư duy logic và ngôn ngữ chính xác,
rèn luyện các phảm chất của tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo), còn yêu
cầu bước đầu có năng lực thích ứng, năng lực thực hành, hình thành năng
lực giao tiếp Toán học.
2
Hướng bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Việt Nam là không
ngừng gia tăng tính tự giác, năng động, tự chủ, phát huy sức mạnh bên trọng
của mỗi cá nhân kết hợp với sức mạnh của cả cộng đồng. Con người phát triển
cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về
đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu
của CNXH.
Một trong những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học chính là cần bồi
dưỡng năng lực tự học (NLTH) cho học sinh (HS). Trong thời đại khoa học, kỹ
thuật phát triển nhanh chóng, nhà trường dẫu tốt đến mấy cũng không đáp ứng
được nhu cầu đa dạng của người học. Vì vậy, chỉ có TH, tự bồi dưỡng mỗi
người mới có thể bù đắp cho mình những lỗ hổng về kiến thức để thích ứng với
nhu cầu cuộc sống đang phát triển.
1.2. Định hướng đổi mới PPDH là làm cho HS học tập tích cực, chủ
động, chống lại thói quen học tập thụ động. Phải làm sao trong mỗi tiết học HS
được suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn. Thay cho lối truyền thụ một
chiều, giáo viên (GV) cần tổ chức cho HS được học tập trong hoạt động và
bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, biết khơi dậy trong HS ý
thức tự học, tự rèn luyện chiếm lĩnh tri thức. Phát huy tính tích cực chủ động,
sáng tạo của HS được xem như một nguyên tắc của quá trình dạy học đã được
nói đến từ lâu và được phát triển mạnh mẽ trên thế giới từ các thập kỷ 60, 70
của thế kỷ XX. Ở nước ta, vấn đề này cũng đã được quan tâm và xác định là
một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) của ngành
GD hiện nay.
Muốn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học thì cần
rèn luyện phương pháp học tập cho HS, coi đây không chỉ là phương tiện nâng
cao hiệu quả dạy học mà là mục tiêu quan trọng của dạy học. Trong thời đại
bùng nổ thông tin hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công
nghệ, sự gia tăng nhanh chóng và thường xuyên của lượng thông tin, tri thức thì
3
việc dạy không thể hạn chế ở chức năng dạy kiến thức mà phải tăng cường rèn
luyện cho HS phương pháp học, thời gian học ở nhà trường lại có hạn nên đòi
hỏi HS phải có những thái độ và năng lực cần thiết để tự định hướng, tự cập
nhật và làm giàu tri thức của mình, phải có thói quen học tập suốt đời, học tập
khắp nơi nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
Nói tới phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp TH, đó là cầu nối
giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Nếu rèn luyện cho người học có được kỹ
năng, phương pháp, thói quen TH, biết ứng dụng những điều đã học vào tình
huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết những vấn đề gặp phải thì sẽ tạo
cho họ lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của mỗi người. Trong dạy học
toán không thể không đi theo xu thế đó, đặc biệt khi môn Toán nói chung và
phần Hình học nói riêng có một số đặc điểm thuận lợi hơn các môn học khác
đối với yêu cầu nói trên.
1.3. Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: cách
mạng khoa học – kỹ thuật (CMKH-KT) và cách mạng xã hội. Những cuộc cách
mạng này đang phát triển như vũ bão với nhịp độ nhanh chưa từng có trong
lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực, có bước tiến mạnh mẽ và đang mở
ra nhiều triển vọng lớn lao khi loài người bước vào thế kỷ XXI.
Công nghệ thông tin và truyền thông là một thành tựu lớn của cuộc
CMKH - KT hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu
khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động
chính trị, xã hội khác. Việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, trong đó ứng
dụng CNTT được coi là một yếu tố tích cực trong quá trình đổi mới PPDH. Riêng
đối với ngành Toán đã có những phần mềm giúp ích rất nhiều cho việc giảng dạy
toán, học toán cũng như ứng dụng toán học.. Chính vì vậy việc sử dụng nhiều loại
hình phương tiện trực quan, đáng chú ý là các phần mềm dạy học (Geometer's
Sketchpad, Cabri, Violet, Mindmap...) trong dạy học Hình học nhằm hỗ trợ lẫn
nhau, thúc đẩy hoạt động nhận thức tích cực của HS, góp phần nâng cao chất