Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp
11 trung học phổ thông theo quan điểm giao tiếp
Teaching style language newspapers in grade 11 high school point communication
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 123 tr. +
Nguyễn Văn Lƣơng
Trƣờng Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Ngữ văn;
Mã số: 60 14 10
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS.Nguyễn Quang Ninh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ sở ngôn ngữ học; tâm lý ngôn ngữ;
giáo dục học; hoạt động giao tiếp; nội dung chƣơng trình trong sách giáo khoa ngữ văn 11;
những kiên thức, kỹ năng cũng nhƣ thực trạng dạy và học bài theo phong cách ngôn ngữ
báo chí nói riêng và phân môn tiếng Việt lớp 11 trung học phổ thông nói chung. Nghiên
cứu về dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí ở lớp 11 phổ thông trung học theo quan
điểm giao tiếp, từ đó đƣa ra những ƣu thế và tính khả thi của hƣớng đi này trong việc vận
dụng vào thực tế dạy học Tiếng Việt hiện nay. Đề xuất quy trình, cách thức tổ chức hoạt
động dạy học theo quan điểm giao tiếp và thử nghiệm vận dụng vào thực tế khi tiến hành
dạy học bài phong cách ngôn ngữ báo chí thuộc phần Tiếng Việt ở lớp 11 trung học phổ
thông theo quan điểm giao tiếp.
Keywords: Ngữ văn; Phƣơng pháp dạy học; Ngôn ngữ báo chí; Lớp 11; Giao tiếp.
Content
1. Lý do chọn đề tài
Tiếng Việt là nội dung đƣợc dạy từ tiểu học đến trung học phổ thông hiện nay. Về phƣơng
pháp, nếu nhƣ ở tiểu học, việc dạy theo quan điểm giao tiếp đã đƣợc xác định, đƣợc thể hiện khá
rõ và nhất quán từ chƣơng trình đến sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV), tài liệu dạy học
và phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học thì ở trung học cơ sở và trung học phổ thông việc dạy
học Tiếng Việt vẫn còn nặng về cấu trúc; quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt chƣa đƣợc
chú ý khai thác một cách triệt để đúng vai trò và thế mạnh của nó. Nhiều giáo viên chƣa thật quan
tâm đến việc hƣớng học sinh học Tiếng Việt để giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả; cũng có những
giáo viên quan tâm đến việc dạy Tiếng Việt theo định hƣớng giao tiếp nhƣng gặp khó khăn trong
quá trình giảng dạy. Giáo viên trung học phổ thông hầu nhƣ chỉ quan tâm đến dạy văn, chƣa chú ý
đến dạy Tiếng Việt; suốt thời gian dài trƣớc đây, dạy học tiếng theo quan điểm cấu trúc nên học
sinh khó tránh khỏi khó khăn khi nắm bắt và vận dụng quan điểm giao tiếp.
Từ thực tế giao tiếp với học sinh, cũng nhƣ qua các bài kiểm tra, bài viết của các em, thầy
cô giáo đều có chung nhận xét: “kỹ năng trình bày, diễn đạt của học sinh phần nhiều chƣa tốt”; có
em có ý tƣởng nhƣng “không biết trình bày”, “lúng túng khi diễn đạt, nói (viết) vụng về, sơ sài”