Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đầu tư cho phát triển giao thông ở khu vực nông thôn nhằm phát triển đồng bộ kinh tế các nước - 3
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
- Năng lượng: 100% số xã và số hộ vùng đồng bằng sông Hồng và Trung Du miền
núi phía Bắc được dùng điện và các vùng khác tỷ lệ này là 70-80% số hộ.
- Giáo dục: 97% số người từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết.
- Y tế: 100% số xã có trạm y tế, nâng cấp 60% số trạm y tế hiện có.
- Tuy nhiên không có những giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ để giải quyết hai
vấn đề chủ yếu là vốn và cơ chế chính sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn thì
sẽ khó đạt được những mục tiêu đề ra.
2. Quan điểm và mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn.
2.1. Quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ghi:
“Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, ưu tiên cho công trình
trọng diểm phục vụ chung cho nền kinh tế… xây dựng một cơ sở hạ tầng thiết yếu
ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tăng tỷ lệ đầu tư cho nông thôn và
nông nghiệp, xây dựng và nâng cao cơ sở hạ tầng”.
Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là giải pháp quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội nông thôn và nền nông nghiệp Việt Nam. Nghị quyết
Đại hội Đảng đã xem xét đến vấn đề cơ sở hạ tầng nông thôn dưới góc độ kinh tế
và coi hệ thống đường giao thông nông thôn là một trong những vấn đề nổi cộm.
Phát triển giao thông nông thôn sẽ đảm bảo cho việc lưu thông hàng hoá một cách
thông suốt, gắn người tiêu thụ với các cơ sở sản xuất nông thôn. Từ đó sẽ tạo điều
kiện mở rộng thị trường cho nền kinh tế nông thôn. Nhờ đó đời sống của nông dân
được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Điều này là phù hợp với
chương trình xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, đây được coi là chương trình
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
kinh tế xã hội quan trọng trong chiến lược phát triển nông thôn. Gắn xoá đói giảm
nghèo với tăng trưởng kinh tế mà giải pháp chủ yếu là tập trung đầu tư cho cơ sở
hạ tầng, trong đó phát triển giao thông nông thôn là một trọng điểm đầu tư.
Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định phát triển giao thông nông thôn là nền tảng
cho việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn từ đó đóng góp phần vào công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhà nước chủ trương: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được gắn
chặt giữa các nguồn lực theo phương châm: Nhà nước đầu tư hỗ trợ, cộng đồng
xã hội tham gia đầu tư, gắn chặt việc xây dựng với các chương trình khác.
Đảng và Nhà nước đã vạch rõ đường lối và quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn như sau:
a. Quan điểm về chiến lược phát triển CSHT GTNT
Nhà nước thay đổi cơ cấu đầu tư tăng thêm tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp,
tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp vừa qua. Vì vậy trong xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Bởi vì khi chuyển sang sản xuất hàng
hoá thì việc giao lưu, trao đổi hàng hoá trở nên cấp thiết, do vậy đòi hỏi phải có
đường và đường tốt để vừa vận chuyển nhanh với giá vận tải hạ mà vẫn đảm bảo
hàng hoá không bị hỏng, giá thành hàng hoá giảm. Đó là điều cạnh tranh trên thị
trường thế giới.
Thực tế, ở nước ta những năm gần đây đường xá mở đến đâu thì bến xe, chợ thị
trấn, thị tứ mọc ra đến đó. Sự giao lưu hàng hoá đó phát triển là “cầu” cho sự phát
triển “cung” của sản xuất hàng hoá. Với ý nghĩa đó đầu tư và xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn phải trở thành chiến lược phát triển lâu dài, đầu tư lớn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com
b. Quan điểm về tính hiệu quả trong đầu tư
Để phục vụ tình trạng đầu tư dàn đều như những năm trước đây, nhất là thời kỳ
bao cấp, vốn đầu tư có tính chất cấp phát do địa phương nào, cơ quan nào cũng
tìm mọi cách để xin được vốn đầu tư, không tính đến hiệu quả.
Trong thời gian tới việc đầu tư xây dựng cơ bản trong nông nghiệp, trong đó có
vấn đề xây dựng CSHT giao thông nông thôn phải được thực hiện theo những quy
định nhất định, trước hết là phải có luận chứng kinh tế, có điều kiện tiếp nhận vốn
đầu tư, người chủ công trình phải chịu trách nhiệm tổ chức quản lý sử dụng vốn
đầu tư có hiệu quả.
c. Quan điểm đa dạng hoá các hình thái vốn đầu tư
Sử dụng nhiều nguồn vốn để đầu tư như vốn ngân sách cấp, vốn vay chung, vốn
vay với lãi xuất thấp hoặc vốn vay không có lãi, huy động theo dạng phát hành trái
phiếu có mục tiêu, huy động vốn theo dạng cổ phần đầu tư và từng công trình.
Thực hiện một chiến lược vốn đầu tư xây dựng cơ bản chung cho nền kinh tế của
đất nước và phát triển kinh tế nông thôn nói riêng.
d. Quan điểm xã hội hóa phát triển cơ sở hạ tầng GTNT
Giao thông nông thôn phát triển tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, giao lưu thành thị
và nông thôn được mở rộng, nâng cao dân trí cho nhân dân khu vực nông thôn.
Nên phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là công việc không chỉ của
riêng Chính phủ mà là công việc của toàn dân. Do đó, nguồn vốn để đầu tư phát
triển GTNT phải được huy động từ nhiều nguồn như ngân sách TW, ngân sách địa
phương, sự đóng góp của nhân dân và cả các doanh nghiệp, với phương châm
“dân làm là chính, Nhà nước hỗ trợ một phần”.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com