Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
VŨ THỊ LÝ
ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM CÓ
TỔ CHỨC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH - 2012
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH HỐ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM CÓ
TỔ CHỨC
SINH VIÊN THỰC HIỆN : VŨ THỊ LÝ
GVHD : Th.S. LÊ NGUYÊN THANH
TP. HỒ CHÍ MINH - 2012
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................. 1
CHƢƠNG I: KHÁI NIỆM TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH TỘI
PHẠM CÓ TỔ CHỨC Ở VIỆT NAM.......................................................................... 5
1.1. Khái niệm tội phạm có tổ chức ....................................................................... 5
1.1.1. Tội phạm có tổ chức theo quy định của Luật hình sự Việt Nam và Luật hình sự
quốc tế............................................................................................................................... 9
1.1.2. Phân biệt khái niệm tội phạm có tổ chức với một số khái niệm khác có liên quan.13
1.1.2.1. Phân biệt khái niệm tội phạm có tổ chức với khái niệm tổ chức tội phạm ....... 13
1.1.2.2. Phân biệt tội phạm có tổ chức với người tổ chức trong đồng phạm. ................ 15
1.1.2.3. Phân biệt tội phạm có tổ chức với hành vi tổ chức trong một số tội phạm cụ thể16
1.1.2.4. Phân biệt khái niệm tội phạm có tổ chức với khái niệm phạm tội có tổ chức .. 17
1.2. Tình hình tội phạm có tổ chức ở Việt Nam trong những năm gần đây ........... 18
1.2.1. Một số vấn đề lí luận khi nghiên cứu tình hình tội phạm..................................... 18
1.2.2. Tình hình tội phạm có tổ chức ở Việt Nam.......................................................... 21
1.2.2.1. Thực trạng, động thái của tội phạm có tổ chức. ................................................ 21
1.2.2.2. Cơ cấu của tội phạm có tổ chức. ....................................................................... 32
1.2.2.3. Thiệt hại do tội phạm có tổ chức gây ra. ........................................................... 33
1.2.3. Đặc điểm tội phạm học của tình hình tội phạm có tổ chức .................................. 37
CHƢƠNG II: NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC VÀ
DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRONG THỜI GIAN TỚI............................. 45
2.1. Một số vấn đề lí luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm có tổ
chức. 45
2.2. Những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm có tổ chức .............. 46
2.2.1. Nguyên nhân và điều kiện kinh tế ........................................................................ 47
2.2.2. Nguyên nhân và điều kiện về chính trị - xã hội.................................................... 48
2.2.3. Nguyên nhân và điều kiện về tâm lí xã hội .......................................................... 50
2.2.4. Nguyên nhân và điều kiện về tổ chức, quản lí kinh tế - xã hội ............................ 51
2.2.5. Nguyên nhân và điều kiện về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức.
........................................................................................................................................ 52
2.2.6. Nguyên nhân và điều kiện về sự bành trướng của các tổ chức, băng nhóm tội phạm
quốc tế............................................................................................................................. 54
2.2.7. Nguyên nhân và điều kiện về pháp luật................................................................ 54
2.2.8. Nguyên nhân và điều kiện về hợp tác quốc tế trong hoạt động đấu tranh phòng
chống tội phạm có tổ chức.............................................................................................. 56
2.3. Dự báo tình hình tội phạm có tổ chức trong thời gian tới ................................. 58
2.3.1. Khái quát chung về dự báo tình hình tội phạm có tổ chức................................... 58
2.3.2. Những dự báo cụ thể về tình hình tội phạm có tổ chức........................................ 60
CHƢƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM
CÓ TỔ CHỨC .............................................................................................................. 64
3.1. Lí luận về các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức............ 64
3.2. Thực trạng phòng chống tội phạm có tổ chức ở Việt Nam trong thời gian qua..
66
3.3. Những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm có tổ chức
ở Việt Nam..................................................................................................................... 69
3.3.1. Biện pháp về kinh tế - xã hội................................................................................ 69
3.3.2. Biện pháp về tuyên truyền nâng cao ý thức của quần chúng nhân dân trong công
tác đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức............................................................. 71
3.3.3. Biện pháp về văn hoá – giáo dục.......................................................................... 72
3.3.4. Biện pháp tổ chức - quản lí xã hội........................................................................ 72
3.3.5. Biện pháp về pháp luật ......................................................................................... 74
3.3.6. Biện pháp về hợp tác quốc tế................................................................................ 75
3.3.7. Biện pháp về chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật
vào trong công tác phòng chống tội phạm có tổ chức.................................................... 76
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 81
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước cũng như
quá trình gia nhập vào WTO, Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất định về kinh tế,
chính trị, văn hóa – xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao về vật chất lẫn
tinh thần. Thành quả của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng
cho việc giữ gìn anh ninh trật tự của đất nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật và xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì tình hình tội phạm và các tệ nạn xã
hội lại diễn ra ngày càng đa dạng và phức tạp theo chiều hướng gia tăng cả về quy mô lẫn
mức độ nguy hiểm. Cùng với sự gia tăng của tội phạm có tổ chức trong thời gian qua, đã
gây ảnh hưởng rất lớn đến an toàn xã hội, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân
dân. Nhiều băng đảng, nhiều tổ chức tội phạm đã được thành lập để tiến hành hoạt động
mua bán người, đánh bạc, buôn lậu, tham nhũng, rửa tiền… Đặc biệt, các đối tượng đã móc
nối, liên kết với các tổ chức tội phạm bên ngoài, hình thành nên những tổ chức tội phạm
xuyên quốc gia, đe dọa trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của đất nước.
Đã có nhiều chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện các biện pháp
nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức. Tuy nhiên vẫn chưa đạt được những kết
quả như mong muốn. Trên thực tế, tội phạm có tổ chức vẫn diễn ra với tính chất, quy mô,
thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, tổ chức chặt chẽ hơn so với thời gian trước
đây rất nhiều.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức” để làm
luận văn tốt nghiệp với hi vọng sẽ tìm ra những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, tồn
tại và phát triển của tội phạm này trong giai đoạn hiện nay cũng như xu hướng phát triển
của tội phạm này trong thời gian tới. Qua đó, đề xuất những biện pháp hữu ích góp phần
vào việc thực hiện tốt hơn nữa công tác đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức hiện nay đang trở thành một trong những vấn
đề được toàn xã hội quan tâm. Thực tế, vấn đề này cũng đã được đăng trên các tạp chí hay
trong các báo cáo của cơ quan bảo vệ pháp luật. Và cũng đã có rất nhiều bài viết của nhiều
tác giả, trong đó có những bài viết của các nhà nghiên cứu luật học hay những người hoạt
động trong lĩnh vực pháp luật. Cụ thể như: GS. TS Nguyễn Xuân Yêm với “Tội phạm có tổ
chức, mafia và toàn cầu hóa”, Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Ngọc Anh với “Công ước
của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các Nghị định thư bổ
sung”, PGS. TS Hồ Trọng Ngũ với “Tội phạm có tổ chức – Lịch sử và vấn đề hôm nay”
hay PGS. TS Nguyễn Quốc Nhật với “Tội phạm có tổ chức – Một số vấn đề lí luận và thực
tiễn”…
Những bài viết này đã nêu lên những quan điểm riêng của tác giả về tình hình tội phạm có
tổ chức, thực trạng cũng như xu hướng phát triển của tội phạm có tổ chức trong điều kiện
hiện nay.
Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc khuyến nghị
mà chưa đưa ra được những biện pháp cụ thể để đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ
chức một cách hoàn thiện, toàn diện và hiệu quả nhất.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài này có mục đích là nhằm đi từ lí luận đến thực tiễn bắt đầu bằng việc nghiên cứu
khái niệm tội phạm có tổ chức trong pháp luật hình sự Việt Nam cũng như trong pháp luật
quốc tế. Từ đó đưa ra những dấu hiệu đặc trưng của tội phạm có tổ chức qua đó tìm hiểu,
đánh giá đúng thực trạng hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức hiện nay,
làm sáng tỏ những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm này. Đồng thời, đề
xuất những biện pháp cụ thể để đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức được thực hiện
một cách có hiệu quả nhất trên thực tế, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, trật tự xã hội
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nước ta trong những năm tới.
Xuất phát từ những mục đích trên, đặt ra cho đề tài những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, phân tích tình hình tội phạm có tổ chức trong thời gian qua.
3
- Nghiên cứu những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến sự phát sinh, tồn tại và phát triển
của tội phạm này, đồng thời dự báo tình hình tội phạm có tổ chức trong thời gian
tới.
- Qua đó, đề xuất những biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề lí luận chung về tội phạm có tổ chức,
làm sáng tỏ nội dung khái niệm, dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này. Trên cơ sở tìm hiểu
và phân tích, đánh giá về những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến sự phát sinh, tồn tại và
phát triển của loại tội phạm này cũng như thực trạng, động thái của tội phạm có tổ chức
trong thời gian qua để thấy được những yêu cầu đặt ra trong thời gian tới. Từ đó có thể đưa
ra những biện pháp đấu tranh cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm có tổ chức nói riêng.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã được nghiên cứu và trình bày trên cơ sở vận dụng những quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức nói riêng.
Trên cơ sở phương pháp luận nêu trên, luận văn đã sử dụng một số phương pháp cụ thể
như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê tư
pháp… Để đánh giá một cách có hệ thống về những nguyên nhân và điều kiện của tội
phạm có tổ chức trong những năm gần đây.
6. Cơ cấu của đề tài
Kết cấu của luận văn bao gồm:
- Mục lục
- Lời nói đầu
- Phần nội dung: gồm có ba chương
+ Chương I: Khái niệm tội phạm có tổ chức và tình hình tội phạm có tổ chức ở Việt
Nam.
+ Chương II: Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm có tổ chức và dự báo tình hình tội
phạm trong thời gian tới.
4
+ Chương III: Một số biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức.
- Kết luận
- Danh mục đề tài tham khảo.
5
CHƢƠNG I
KHÁI NIỆM TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM CÓ
TỔ CHỨC Ở VIỆT NAM
1.1. Khái niệm tội phạm có tổ chức
Thuật ngữ “Tội phạm có tổ chức” là một thuật ngữ mới xuất hiện trong các tài liệu, các báo
cáo về tình hình tội phạm ở nước ta vào những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Trước
đây, khái niệm này không được sử dụng vì chúng ta cho rằng, ở các nước xã hội chủ nghĩa
tội phạm có tổ chức không tồn tại.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế đã kéo theo những diễn biến
phức tạp của tình hình tội phạm, dẫn đến sự xuất hiện và gia tăng của tội phạm có tổ chức
ở nước ta và trên thế giới.
Tội phạm có tổ chức từ lâu đã có một thế lực rất lớn ở các nước phương Tây. Hằng năm,
bằng hoạt động tội phạm và các hoạt động bất hợp pháp khác, tội phạm có tổ chức ở các
nước trên thế giới đã thu được những khoản tài chính khổng lồ, gây thiệt hại cho nền kinh
tế thế giới và trở thành hiểm họa đối với các quốc gia, phá hoại sự bình yên của hàng triệu
gia đình.
Để đưa ra một khái niệm khoa học về tội phạm có tổ chức ở nước ta, phải xuất phát từ
những cơ sở sau:
Thứ nhất, tội phạm có tổ chức trước hết phải là tội phạm.
Thứ hai, khái niệm về tội phạm có tổ chức muốn được thừa nhận phải phản ánh đầy đủ
những dấu hiệu, bản chất của tội phạm có tổ chức.
Khái niệm “tội phạm có tổ chức” phải trên cơ sở khái niệm tội phạm, phải xuất phát từ khái
niệm tội phạm và trước hết phải được hiểu rõ là tội phạm. Điều đó có nghĩa là khái niệm
“tội phạm có tổ chức” không được trái, không được mâu thuẫn với khái niệm tội phạm
được quy định tại Điều 8, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009).
Cụm từ “có tổ chức” được sử dụng để chỉ tính chất của tội phạm đó. Hay nói cách khác, đó
là những hành vi nguy hiểm cho xã hội do một tổ chức tội phạm thực hiện. Hay cũng có