Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đấu tranh phòng, chống hàng giả tại Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc
PREMIUM
Số trang
135
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1697

Đấu tranh phòng, chống hàng giả tại Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRỊNH THÀNH SƠN

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG HÀNG GIẢ

TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRỊNH THÀNH SƠN

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG HÀNG GIẢ

TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Thị Tình

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được

dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận

văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được

ghi rõ nguồn gốc./.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Trịnh Thành Sơn

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Đấu tranh phòng, chống hàng giả tại

chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,

giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn

sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong

học tập và nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa,

phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đai ḥ oc Thái ̣

Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn

thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn

TS. Dương Thị Tình.

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa

học, các thầy, cô giáo trong Trường Đai ḥ oc Kinh tế và Quản trị Kinh doanh ̣ - Đại

học Thái Nguyên.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các

đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng

nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Trịnh Thành Sơn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii

MỤC LỤC................................................................................................................ iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vi

DANH MỤC BẢNG............................................................................................... vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ.............................................................. viii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3

4. Những đóng góp của luận văn ................................................................................3

5. Bố cục của luận văn ................................................................................................4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẤU TRANH PHÒNG

CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ....................................................5

1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................5

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng về hàng giả..................................................................5

1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về sản xuất, buôn bán hàng giả....................................13

1.1.3. Vai trò quan trọng của đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả 24

1.1.4. Nội dung đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả .....................25

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn

bán hàng giả ..............................................................................................................29

1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................32

1.2.1. Kinh nghiệm đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả của một số

địa phương trên cả nước............................................................................................32

1.2.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Vĩnh Phúc ..................................35

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................38

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................38

2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................38

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................38

iv

2.2.2. Phương pháp Tổng hợp số liệu .......................................................................40

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................41

2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..........................................................................42

Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG SẢN

XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

TỈNH VĨNH PHÚC.................................................................................................44

3.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc .............................44

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................44

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................46

3.2. Khái quát chung về Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc ........................50

3.2.1. Vị trí, chức năng..............................................................................................50

3.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn ......................................................................................50

3.2.3. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................51

3.2.4. Nguồn nhân lực ...............................................................................................54

3.2. Thực trạng công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi

cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc ......................................................................58

3.2.1. Quan điểm, chủ trương của tỉnh Vĩnh Phúc và của chi cục quản lý thị trường

trong công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả .......................58

3.2.2. Công tác tuyên truyền .....................................................................................61

3.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ phòng chống hàng giả .................65

3.2.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm...............................................69

3.2.5. Công tác phối hợp trong đấu tranh phòng, chống hàng giả ............................89

3.2.6. Công tác trang bị cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác phòng chống

hàng giả .....................................................................................................................91

3.3. Phân tích các yếu tố tác động thúc đẩy sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục

quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc.............................................................................94

3.4. Đánh giá công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi

cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc ......................................................................97

3.4.1. Thành công......................................................................................................97

3.4.2. Hạn chế............................................................................................................98

v

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................................99

Chương 4. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU

TRANH PHÒNG CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI

CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC ......................................103

4.1. Dự báo sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm tới ..............................103

4.2. Quan điểm, mục tiêu đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi

cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới ..................................105

4.2.1. Quan điểm .....................................................................................................105

4.2.2. Mục tiêu ........................................................................................................106

4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống sản xuất,

buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc...........................107

4.3.1. Hoàn thiện bộ máy cơ cấu tổ chức................................................................107

4.3.2. Tuyển dụng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ quản lý thị trường .......108

4.3.3. Tăng cường trang bi, phương ti ̣ ên, kinh ph ̣ í cho các lưc lư ̣ ơng ch ̣ ức năng

chống hàng giả ........................................................................................................112

4.3.4. Tăng cường sự phối hợp và nâng cao nhận thức trong mỗi doanh nghiệp ...113

4.3.5. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.............................115

4.3.6. Tăng cường trang bị, phương tiện và xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu về

hàng giả ...................................................................................................................116

4.4. Kiến nghị..........................................................................................................119

KẾT LUẬN............................................................................................................120

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................122

PHỤ LỤC...............................................................................................................124

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATTP : An toàn thực phẩm

BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHYT : Bảo hiểm y tế

QLTT : Quản lý thị trường

SHTT : Sở hữu chí tuệ

SL : Số lượng

UBND : Ủy ban nhân dân

VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng ý nghĩa của điểm số các biến .....................................................39

Bảng 2.2. Ý nghĩa của điểm số bình quân ...........................................................40

Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực giai đoạn 2013 - 2016 ...................................55

Bảng 3.2. Biên chế số lượng cán bộ, công chức QLTT tại chi cục .....................57

Bảng 3.3. Kết quả công tác tuyên truyền, vận động............................................63

Bảng 3.4. Đánh giá của đối tượng điều tra ..........................................................65

Bảng 3.5: Công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chống hàng giả cho công

chức QLTT giai đoạn năm 2013 - 2016.............................................67

Bảng 3.6. Đánh giá của đối tượng điều tra ..........................................................68

Bảng 3.7: Chỉ tiêu kế hoạch và kết quả kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về

hàng giả giai đoạn 2013 - 2016 ..........................................................75

Bảng 3.8: Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo đơn vị giai đoạn

2013 - 2016..........................................................................................80

Bảng 3.9: Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo loại hình vi phạm

giai đoạn 2013 - 2016..........................................................................82

Bảng 3.10: Danh mục hàng giả đã tịch thu trong giai đoạn 2013-2016 ................86

Bảng 3.11. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác kiểm tra, kiểm soát .......88

Bảng 3.12. Đánh giá của đối tượng điều tra ..........................................................91

Bảng 3.13. Đánh giá của đối tượng điều tra ..........................................................93

viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Bản đồ vị trí tỉnh Vĩnh Phúc trong liên vùng ...............................................45

HÌNH

Hình 3.1. Trình độ công chức tại Chi cục QLTT.........................................................56

Hình 3.2: Chỉ tiêu kế hoạch và kết quả xử lý về hàng giả giai đoạn 2013-2016 .........76

Hình 3.3: Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo loại hình vi phạm ......83

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục quản lý thị trường ............................. 51

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học

công nghệ đã và đang tạo ra nhiều thời cơ, thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế

xã hội cũng như thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sản xuất hàng hóa ở mỗi quốc gia. Tuy

nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì trong quá trình phát triển mỗi quốc gia cũng

phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức trong đó có tệ nạn hàng giả. Tình

trạng buôn bán hàng giả và xâm phạm quyền tác giả trên phạm vi toàn cầu có xu

hướng tăng đe dọa sự đổi mới và tính sáng tạo của các nền kinh tế trên thế giới.

Tại Việt Nam trong những năm gần đây, tình trạng sản xuất và lưu thông

hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày một gia tăng nhất là vi phạm nhãn hiệu

hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; chỉ dẫn địa

lý và bản quyền tác giả. Tình trạng hàng giả đang gây nhiều tác động xấu đến môi

trường cạnh tranh, môi trường xã hội và môi trường đầu tư trong nước cũng như

quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất, kinh doanh thiệt hại đến quyền và lợi ích

người tiêu dùng. Hàng giả có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội

với mẫu mã đa dạng, phong phú và công nghệ, phương tiện kỹ thuật sản xuất ngày

càng tinh vi hiện đại. Người tiêu dùng sẽ gặp nguy hiểm khi bị mua phải hàng giả.

Sự nguy hiểm ở đây không chỉ là sự thiệt hại về tiền của, thời gian mà còn ảnh

hưởng xấu đến sức khỏe, đôi khi còn tới tính mạng người tiêu dùng khi sử dụng

hàng giả và có thể thấy rằng việc đấu tranh chống lại nạn sản xuất và buôn bán hàng

giả hiện nay là hết sức cấp bách.

Vĩnh phúc thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc

bộ và vùng thủ đô. Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai

và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng

Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế

Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông

với cảng nước sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã đưa tỉnh Vĩnh

Phúc trở thành một tỉnh có điều kiện thuận lợi kinh doanh tiêu thụ hàng hóa, vừa là

địa bàn trọng điểm trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa. Với lợi thế

2

đó, thị trường Vĩnh Phúc luôn sôi động, hàng hóa đa dạng, phong phú, lượng hàng

hóa lưu chuyển lớn, ẩn sau nó, song hành cùng nó là vấn nạn hàng giả đang ngày

càng gia tăng. Chính vì vậy, đấu tranh ngăn chặn hoạt động sản xuất, buôn bán hàng

giả đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhằm đảm bảo cho sự phát

triển lành mạnh của thị trường, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như

bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Trước tình hình đó, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành Trung

ương, chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, lực lượng Quản lý thị trường đã

thường xuyên duy trì và đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống

các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả góp phần tích cực vào việc lành mạnh thị

trường, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên do nhiều lý do khách

quan và chủ quan mà công tác chống hàng giả trong những năm qua tuy đã đạt được

những kết quả đáng khích lệ xong vẫn còn không ít khó khăn, tồn tại nên chưa ngăn

chặn được triệt để những hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trường tỉnh

Vĩnh Phúc.

Xuất phát từ những thực trạng nêu trên và từ thực tế của công việc chuyên

môn Quản lý thị trường, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Đấu tranh phòng,

chống hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc" nhằm góp phần

giải quyết vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Phân tích, đánh giá thực trạng đấu tranh phòng, chống sản xuất và buôn bán

hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc, đề xuất giải pháp và kiến

nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống hàng giả góp

phần ổn định thị trường, thúc đẩy phát triển thương mại của địa phương.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất, buôn bán hàng giả và

các yếu tố ảnh hưởng làm gia tăng hoạt động sản xuất bán hàng giả và đấu tranh

phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả ở nước ta hiện nay.

3

- Phân tích thực trạng công tác phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại

chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2016; Đánh giá những

thành công, hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế.

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống sản

xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc trong

tương lai.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng

giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2016.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, kiểm

soát và xử lý đối với hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả của lực lượng quản lý

thị trường tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó đề xuất các biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao

hiệu quả công tác này trên địa bàn tỉnh, bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp, đảm

bảo lợi ích chung trong xã hội.

- Phạm vi thời gian: Các số liệu và thông tin nghiên cứu trong luận văn được

lấy trong thời gian 4 năm (2013 - 2016), giải pháp đến năm 2020.

- Phạm vi không gian: Tại chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc.

4. Những đóng góp của luận văn

Với đề tài này, tôi mong muốn sẽ có được những đóng góp mới về cơ sở lý

luận và thực tiễn như sau:

- Góp phần luận giải có hệ thống các khái niệm về hàng giả, đặc điểm của

hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản

xuất, buôn bán hàng giả cũng như tác hại của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội.

- Phân tích đánh giá một cách toàn diện thực trạng sản xuất, buôn bán hàng

giả và kết quả thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về công tác đấu tranh phòng,

chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Trên cơ sở đó, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!