Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đấu tranh nghị trường trong cách mạng việt nam thời kỳ 1936 - 1939.
PREMIUM
Số trang
87
Kích thước
974.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1886

Đấu tranh nghị trường trong cách mạng việt nam thời kỳ 1936 - 1939.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

*****

Đề tài:

ĐẤU TRANH NGHỊ TRƯỜNG TRONG CÁCH MẠNG

VIỆT NAM THỜI KỲ 1936-1939

- Đà Nẵng, 5/2014 -

SVTH: Lê Thị Thảo Sương

Lớp 09SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Giang

Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................4

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................4

5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu............................................................4

6. Đóng góp của đề tài............................................................................................5

7. Bố cục của luận văn ...........................................................................................6

NỘI DUNG............................................................................................................7

Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANHCỦA

ĐẢNG TRONG THỜI KỲ 1936-1939 ...............................................................7

1.1. Tình hình thế giới và trong nước trong thời kỳ 1936-1939 ............................7

1.1.1. Tình hình thế giới.........................................................................................7

1.1.1.1. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới7

1.1.1.2. Chủ trương của Quốc tế Cộng sản trong việc chống Phát xít, chống chiến

tranh........................................................................................................................8

1.1.1.3. Sự thành lập Mật trận Bình dân ở Pháp ..................................................11

1.1.2. Tình hình trong nước..................................................................................13

1.1.2.1. Xã hội Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933...........................13

1.1.2.2. Chính sách khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam của thực

dân Pháp sau phong trào 1930-1931 thất bại. ......................................................18

1.1.2.3. Phong trào đấu tranh chống khủng bố của thực dân Pháp và sự phục hồi

lực lượng cách mạng của Đảng ( 1933-1935)......................................................20

1.2. Chủ trương đấu tranh của Đảng trong thời kỳ mới.......................................25

Chương 2. ĐẤU TRANH NGHỊ TRƯỜNG TRONG PHONG TRÀO DÂN

CHỦ 1936-1939...................................................................................................35

2.1. Khái quát về phong trào đấu tranh dân chủ trong thời kỳ 1936-1939 ..........35

2.2. Đấu tranh nghị trường trong thời kỳ đấu tranh dân chủ 1936-1939 .............50

2.2.1. Chủ trương của Đảng trong việc sử dụng hình thức đấu tranh nghị trường

thời kỳ 1936-1939 ................................................................................................50

2.2.2. Hoạt động tranh cử đưa người vào Viện dân biểu và Hội đông thuộc địa

thời kỳ 1936-1939 ................................................................................................52

2.2.3. Các hoạt động đấu tranh nghị trường.........................................................65

2.3. Ý nghĩa, tác dụng của đấu tranh nghị trường trong việc đòi tự do, dân sinh,

dân chủ thời kỳ 1936-1939...................................................................................74

KẾT LUẬN.........................................................................................................79

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................81

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam

dân chủ cộng hòa, chứng minh sự lãnh đạo tài tình và đúng đắn của Đảng cộng

sản Việt Nam trong việc chèo lái con thuyền cách mạng và giải phóng dân tộc

khỏi ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân. Cuộc cách mạng dân tộc dân

chủ nhân dân hoàn thành, đó là thành quả của toàn Đảng, toàn dân tộc Việt Nam,

là sự hy sinh, đồng lòng, đồng sức chiến đấu, đem hết sức người, sức của của cả

dân tộc để giải phóng đất nước, xây dựng nên nhà nước Việt Nam độc lập, tự do,

hạnh phúc. Trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của dân tộc Việt Nam để

giành và giữ vững độc lập thì vai trò của Đảng là rất lớn. Đảng cộng sản Việt

Nam đã lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thành công, Đảng luôn

đưa ra những chủ trương cách mạng đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với từng bối

cảnh lịch sử. Chủ trương cách mạng của Đảng ta trong thời kỳ 1936-1939 là một

minh chứng cho tính sáng tạo và đúng đắn của Đảng trong sự nghiệp giải phóng

dân tộc.

Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước Đảng ta đã chủ trương

chuyển hướng sang đấu tranh công khai hợp pháp, lãnh đạo nhân dân đấu tranh

đòi tự do, dân sinh, dân chủ. Trong các phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ

1936-1939, một hình thức đấu tranh mới được Đảng đề ra và thực hiện: đấu

tranh nghị trường. Có thể nói đây là phong trào thể hiện tính sáng tạo và đúng

đắn của Đảng vì lần đầu tiên được đưa vào đấu tranh ở Việt Nam và những kết

quả mà hình thức đấu tranh này đem lại.

Cuộc vận động tranh cử và đấu tranh nghị trường là đưa người của Đảng

vào tham gia các cuộc bầu cử vào các Viện dân biểu, Hội đồng thành phố, Hội

đồng quản hạt… và đại diện của Mặt trận dân chủ trong các cơ quan thuộc địa

đấu tranh nhằm thông qua những quyết định có lợi cho nhân dân. Mặc dù diễn ra

dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đây là lần duy nhất trong toàn bộ lịch sử

2

cận đại Việt Nam đấu tranh nghị trường công khai trở thành bộ phận của phong

trào yêu nước và Cách mạng, đồng thời trong tất cả các Đảng ở các dân tộc

thuộc địa, Đảng Cộng sản Đông Dương là Đảng duy nhất đã phát động một cuộc

đấu tranh giàu tính sáng tạo và thành công.

Đấu tranh nghị trường là một hình thức đấu tranh mới trong phong trào

cách mạng Việt Nam, nhưng kết quả mà đấu tranh nghị trường đạt được đã đóng

góp rất lớn đến thắng lợi của phong trào dân chủ 1936-1939, và cũng là thành

quả của sự sáng tạo của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi

đến thắng lợi.

Để tìm hiểu thêm về cuộc vận động tranh cử vào cơ quan của chính quyền

thuộc địa và cuộc đấu tranh ở nghị trường để đòi các quyền tự do, dân sinh, dân

chủ, cơm áo, hòa bình những năm 1936-1939, tôi chọn đề tài: “Đấu tranh nghị

trường trong cách mạng Việt Nam thời kỳ 1936-1939”, làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đấu tranh nghị trường là bộ phận của phong trào yêu nước và cách mạng

giải phóng dân tộc Việt Nam. Chủ trương cách mạng của Đảng những năm

1936-1939 đã lãnh đạo quần chúng đấu tranh trên các mặt trận, trong đó đấu

tranh ở nghị trường là hình thức đấu tranh mới mẻ, nhưng nó đã đóng góp quan

trọng vào thắng lợi của cách mạng dân chủ, góp phần làm nên cách mạng tháng

Tám thành công. Do đó, trong cách mạng dân chủ 1936-1939 đóng góp của đấu

tranh nghị trường rất quan trọng, và trong những năm qua đã có nhiều công trình

nghiên cứu về đấu tranh nghị trường.

Tác phẩm đầu tiên nghiên cứu có liên quan về đề tài này phải kể đến Văn

kiện Đảng toàn tập, tập 6, in tại Hà Nội năm 2000. Tác phẩm bao gồm 52 tài liệu

phần văn kiện chính và 7 phần phụ lục phản ánh đầy đủ, toàn diện sự lãnh đạo

của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng 1936-1939. Trong văn kiện Đảng tập 6

có đề cập chủ trương của về đấu tranh nghị trường và hoạt động đấu tranh nghị

trường của các cán bộ Đảng trong cả nước.

3

Tác giả Cao Văn Biền với cuốn Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1936-

1939. Cuốn sách nằm trong hệ thống chuyên đề vềGiai cấp công nhân Việt Nam

qua các thời kỳ lịch sử do Viện Sử học chủ trì biên soạn và xuất bản. Trong tác

phẩm cũng có phần đề cập đến việc tranh cử vào các cơ quan của chính quyền

thuộc địa và cuộc đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, cơm áo hòa bình.

Nguyễn Thành với tác phẩm: Cuộc vận động Đại hội Đông Dương năm

1936 xuất bản năm 1985. Tác phẩm có đề cập đến chủ trương của Đảng về đấu

tranh nghị trường cũng như các vấn đề liên quan.

Tiếp đến là những tác phẩm có liên quan như: Báo chí cách mạng Việt Nam

của Nguyễn Thành, Nxb Khoa học Xã Hội Hà Nội năm 1984. Tác phẩm Hồi Ký

Trần Huy Liệu của Viện Sử học, Nxb Khoa học Xã Hội Hà Nội năm 1991. Đào

Phiếu tác giả cuốn Nguyễn Văn Cừ một người lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nxb

Sự thật năm 1987. Trần Huy Liệu, Văn Tạo, Nguyễn Lương Bích với Tài liệu

tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam củaBan Nghiên cứu Văn Sử Địa

xuất bản, Hà Nội, 1956. Lịch sử Đảng Bộ Quảng Nam-Đà Nẵng 1936-1939 của

Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Bộ Quảng Nam-Đà Nẵng xuất bản năm 1982.

Ngoài những tác phẩm đã được xuất bản ở Trung ương cũng như địa

phương như đã nêu trên, cũng đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về đấu tranh

nghị trường cũng được đăng tải trên các tạp chí như: Bài “Các cuộc vận động

bầu cử và tranh cử trong cuộc đấu tranh vì các quyền dân sinh và dân chủ(1936-

1939) của Phạm Hồng Tung in trên tạp chí phát triển KH&CN, tập 9 số 10/2006.

Bài: “Cách mạng báo chí trong thời kỳ 1936-1939”, của Hồ Sĩ Lộc đăng trên tạp

chí Xưa và Nay số 76 quyển B, tháng 2/2000. Nguyễn Văn Kiệm với bài viết:

“Tranh cử nghị viện dân biểu Bắc Kỳ ở Kiến Xương” in trong Dưới ngọn cờ dân

chủ. Hồ Sĩ Đào với bài: “Đấu tranh nghị trường” in trong dưới ngọn cờ dân chủ.

Phạm Phú Phong với bài viết: “Phan Thanh- Người đại biểu nhân dân xuất sắc”,

đăng trên tạp chí Diễn đàn Nhân dân Quảng Nam- số 31. Ngoài ra còn có một số

báo thời kỳ 1936-1939 có đề cập đến đấu tranh nghị trường như: Sông Hương

4

tục bản các số 2, số 3, số 6, báo Tin tức các số 1, số 2, số 3, báo Dân chúng các

số.

3. Mục đích nghiên cứu

Luận văn cố gắng làm rõ hơn các cuộc vận động tranh cử vào các viện dân

biểu như: Viện dân biểu Bắc kỳ, Viện dân biểu Trung kỳ, Hội đồng quản hạt

Nam Kỳ, hội đồng thành phố, và các cuộc đấu tranh của các đại biểu của Mặt

trận dân chủ đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình trong thời kỳ 1936-1939. Qua

đó để thấy được đây là hình thức đấu tranh thực sự mới mẻ, lần đầu tiên được

thực hiện thành công ở Việt Nam, và vai trò của đấu tranh nghị trường trong

thắng lợi của cách mạng dân chủ thời kỳ 1936-1939.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Cuộc vận động tranh cử của các cán bộ Đảng cộng sản Đông Dương vào

các cơ quan thuộc địa ở cả ba miền, và cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của

Đảng cộng sản Đông Dương để đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ thời kỳ

cách mạng 1936-1939.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Để tìm hiểu cuộc đấu tranh ở nghị trường trong giai đoạn từ năm 1936 đến

năm 1939, bao gồm cuộc vận động tranh cử và hoạt động đấu tranh trong nghị

trường diễn ra trên toàn quốc.

5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu

Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các nguồn tư liệu thành văn , tài liệu

sách báo, ở các thư viện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Huế.

Các bài viết trên tạp chí Xưa và Nay, tạp chí nghiên cứu văn hóa, tạp chí

Khoa học và Công nghệ,…

Các bài viết, thong tin trên các trang thông tin trên mạng Internet có liên

quan đến đề tài này.

5

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được luận văn, trên quan điểm, đường lối, chủ trương của

Đảng trong phong trào dân sinh, dân chủ 1936-1939, tôi tiến hành phân tích,

đánh giá các vấn đề thuộc nội dung luận văn.

Luận văn được trình bày, đánh giá một cách trung thực, khách quan trên cơ

sở kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic.

Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh, thống

kê để sử lý những tài liệu và thông tin liên quan đến vấn đề được trình bày để

bảo đảm tính chính xác và khoa học cho luận văn.

6. Đóng góp của đề tài

Đề tài góp phần trình bày, đánh giá một cách chính xác và khoa học phong

trào đấu tranh nghị trường, một bộ phận của phong trào đấu tranh dân chủ 1936-

1939. Trong đó bao gồm cuộc vận động tranh cử của các đại diện của Đảng

Cộng sản Đông Dương, qua các số liệu, số lượng người trúng cử vào các viện

dân biểu ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Hội Đồng thuộc địa Nam Kỳ, cũng như các Hội

đồng thành phố trong cả nước để thấy được sự tín nhiệm của nhân dân cũng như

các hoạt động đấu tranh đòi thi hành các quyền có lợi cho nhân dân vì tự do, dân

chủ, cơm áo, hòa bình. Và những đóng góp của đấu tranh nghị trường thông qua

các kết quả đạt được vào thắng lợi chung của phong trào dân chủ.

Qua đấu tranh nghị trường giúp chúng ta thấy được chủ trương, đường lối

cách mạng đúng đắn trong thời kỳ 1936-1939, khi Đảng quyết định ra hoạt động

công khai cũng như tính sáng tạo của Đảng khi đưa một hình thức đấu tranh mới

nhất trong lịch sử giải phóng dân tộc từ trước đến nay. Và những thắng lợi của

đấu tranh ở nghị trường càng khẳng định quyết định đúng đắn của Đảng khi đưa

hình thức đấu tranh này vào phong trào dân chủ 1936-1939. Qua tìm hiểu về đấu

tranh nghị trường cũng cho thấy sự đóng góp của các đại biểu như Phan Thanh,

Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Khải,…

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!