Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dấu ấn hậu hiện đại trong "mình và họ" của nguyễn bình phương
PREMIUM
Số trang
95
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1135

Dấu ấn hậu hiện đại trong "mình và họ" của nguyễn bình phương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

DƯƠNG THANH THÔNG

DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG

“MÌNH VÀ HỌ” CỦA NGUYỄN BÌNH

PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/2017

Đà Nẵng, tháng 4/2016

2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG

“MÌNH VÀ HỌ” CỦA NGUYỄN BÌNH

PHƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:

TS. BÙI BÍCH HẠNH

`

Người thực hiện:

DƯƠNG THANH THÔNG

(Khóa 2012 – 2017)

Đà Nẵng, tháng 5/2017

Đà Nẵng, tháng 5/2016

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Dương Thanh Thông, sinh viên lớp 12SNV, khoa Ngữ Văn,

trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng, xin cam đoan rằng: Công trình

này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên, TS. Bùi Bích Hạnh.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học trong công trình này.

Người thực hiện

Dương Thanh Thông

2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Bùi Bích

Hạnh, người trực tiếp hướng dẫn và đã tận tình giúp đỡ trong suốt qua trình

hình thành và hoàn thành khóa luận.

Tôi cũng xin cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa

Ngữ Văn; thư viện trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã

giúp đỡ, động viện tôi hoàn thành khóa luận này.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017

Tác giả

Dương Thanh Thông

3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 5

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 5

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 6

3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8

5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8

5.1. Vận dụng lí thuyết hậu hiện đại ................................................................. 8

5.2. Phương pháp cấu trúc – hệ thống............................................................... 8

5.3. Phương pháp so sánh- đối chiếu ................................................................ 9

5.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành.......................................................... 9

5.5. Phương pháp phân tích tổng hợp ............................................................... 9

6. Bố cục khóa luận........................................................................................... 9

NỘI DUNG ..................................................................................................... 10

CHƯƠNG 1: DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT

NAM SAU 1986 VÀ HÀNH TRÌNH TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN

BÌNH PHƯƠNG ............................................................................................. 10

1.1. Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986...................... 10

1.1.1. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 - diện mạo đổi mới............................. 10

1.1.2. Một số khuynh hướng hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam

sau 1986........................................................................................................... 11

1.2. Hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương.................................... 15

1.2.1. Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ........................... 15

1.2.2. Kỹ thuật viết tiểu thuyết của nhà văn đam mê cách tân ....................... 21

CHƯƠNG 2:DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG “MÌNH VÀ HỌ”

CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG NHÌN TỪ TƯ DUY NGHỆ THUẬT..... 29

2.1. Cảm quan về chiến tranh.......................................................................... 29

4

2.1.1. Một thời kì hào hùng bị“mất dấu” ........................................................ 29

2.1.2. Một góc nhìn khác về chiến tranh......................................................... 34

2.2. Cảm quan về đời sống đương đại - một hiện thực “trần trụi”.................. 36

2.2.1. “Chấn thương tinh thần” - hội chứng của người lính thời hậu chiến.... 36

2.2.2. Cảm thức “đổ vỡ” trong đời sống con người đương đại....................... 40

2.3. Cái nhìn đa diện về con người ................................................................. 43

2.3.1. Con người bản năng .............................................................................. 43

2.3.2. Con người bạo lực và hận thù ............................................................... 46

2.3.3. Con người hoài nghi, mất phương hướng............................................. 54

2.3.4. Con người cô đơn, phi nhân tính........................................................... 56

2.3.5. Con người tự thú, sám hối..................................................................... 67

CHƯƠNG 3:DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG “MÌNH VÀ HỌ”

CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC

BIỂU HIỆN..................................................................................................... 71

3.1. Kết cấu...................................................................................................... 71

3.1.1. Kết cấu phân mảnh................................................................................ 71

3.1.2. Kết cấu lồng xoắn.................................................................................. 74

3.2. Ngôn ngữ.................................................................................................. 76

3.2.1. Ngôn ngữ thông tục, suồng sã............................................................... 76

3.2.2. Ngôn ngữ “giễu nhại” ........................................................................... 79

3.3. Giọng điệu................................................................................................ 81

3.3.1. Giọng điệu hoài nghi............................................................................. 81

3.3.2. Giọng điệu triết lý ................................................................................. 84

KẾT LUẬN..................................................................................................... 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 89

5

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chủ nghĩa hậu hiện đại là hiện tượng văn hóa độc đáo và có ảnh hưởng

sâu rộng lớn đến nhiều lĩnh vực triết học, mỹ học và nghệ thuật của thế kỷ

XX. Trong văn học, chủ nghĩa hậu hiện đại đem đến những sự đột phá. Các

cây bút hậu hiện đại từ nhiều nơi trên thế giới đã làm một cuộc cách mạng về

quan niệm và lối viết, thực hiện cuộc xâm lấn vào tất cả những gì lâu nay vẫn

“trói buộc” hoạt động sáng tạo. Trào lưu hậu hiện đại vì thế đã trở thành một

trào lưu có ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn cầu.

Văn học Việt Nam từ sau 1975 đã có bước chuyển chuyển mình mạnh

mẽ, đặc biệt là từ giai đoạn sau 1986 đến nay. Nhu cầu đổi mới để đưa nền

văn học dân tộc hội nhập vào dòng chảy của văn học nhân loại đã trở thành

nhu cầu bức thiết của các nhà văn có trách nhiệm. Hàng loạt các cây bút xuất

hiện hoặc chuyển đổi lối viết tạo nên sự đa dạng trong đời sống văn học.

Không ít cây bút đã lựa chọn cách viết theo xu hướng hậu hiện đại. Chúng ta

có thể tìm thấy dấu vết trong thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh, Trần Dần, Vi

Thùy Linh…, trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư và

đặc biệt trong tiểu thuyết của Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Đoàn

Minh Phượng…

Với nền văn học hiện đại, tiểu thuyết luôn được coi là thể loại quan

trọng, là nơi biểu hiện tập trung nhất trình độ tư duy văn học, nơi kết tinh

quan trọng nhất thành tựu của một thời đại. Nguyễn Bình Phương là một

trong số những cây bút tiểu thuyết tiêu biểu của văn học Việt Nam sau đổi

mới, được xem là nhà văn mặc áo lính chuyên nghiệp và có nhiều đóng góp

trong việc đưa văn học Việt Nam hội nhập vào văn học thế giới. Những sáng

tác của ông ngay từ đầu đã bộc lộ một tư duy nghệ thuật là một lối viết mới

mẻ. Theo thời gian, sự cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình

Phương càng rõ nét. Nhà văn mạnh dạn vận dụng kỹ thuật viết hậu hiện đại

6

trong sáng tác của mình. Chính điều này đã khiến không ít các tác phẩm của

ông trở thành tâm điểm của dư luận khi xuất bản. Vì vậy, chọn lựa nghiên cứu

đề tài dấu ấn hậu hiện đại trong “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương sẽ

giúp bạn đọc nhận ra đặc trưng cá tính sáng tạo của tác giả đồng thời thấy

được sự cách tân trong tư duy nghệ thuật của nhà văn qua các thời đoạn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Đi tìm dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết

“Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương, từ đó thấy được phong cách nghệ

thuật của nhà văn, qua đó thấy được tiến trình hội nhập của văn học Việt Nam

vào dòng chảy của văn học nhân loại.

Nhiệm vụ: Chỉ ra được những dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong

tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương trên bình diện tư duy và

hình thức nghệ thuật tác phẩm, từ đó nhận ra sự khác biệt của Nguyễn Bình

Phương với các nhà văn cùng thời.

3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Có thể nói, ngay từ khi mới xuất hiện các sáng tác của Nguyễn Bình

Phương đã trở thành một hiện tượng, mà đặc biệt hơn cảlà cuốn tiểu thuyết

“Mình và họ” đã trở thành “cơn gió lạ” trên văn đàn Việt Nam. Với lối viết

mới, táo bạo theo khuynh hướng hậu hiện đại tác phẩm đã nhận được rất

nhiều sự quan tâm của bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình văn học.

Nguyễn Đức Toàn trong luận văn Những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu

thuyết Nguyễn Bình Phương và Nguyễn Việt Hà đã chỉ ra được những đặc

điểm rất cơ bản của khuynh hướng hậu hiện đại trong các tiểu thuyết Trí nhớ

suy tàn, Ngồi, Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình

Phương.

Cũng trong luận văn Những dấu hiệu hậu hiện đại trong tiểu thuyết

Nguyễn Bình Phương, đã khẳng định rằng “Đọc Nguyễn Bình Phương, người

ta bàng hoàng đau đớn về thân phận con người. Tiểu thuyết của anh dung

7

chứa và thể hiện sinh động bao câu chuyện tâm thức của con người thời đại.

Chúng tôi cho rằng dấu hiệu hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình

Phương thể hiện trước tiên ở kiểu cảm quan đời sống đặc thù biểu hiện qua

những thế giới nghệ thuật độc đáo.”

Đào Cư Phú với Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình

Phương cũng đã rất cao những sáng tác của Nguyễn Bình Phương và đưa ra

kết luận rằng: “Qua việc chỉ ra những đặc sắc và những cách tân mới mẻ về

nghệ thuật biểu hiện cùng một số hạn chế nhất định nêu trên, chúng ta cũng

có thể khẳng định tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương mang đậm dấu ấn của tiểu

thuyết hậu hiện đại thế giới, bởi nhà văn đã làm nổi bật được các đặc điểm

chủ chốt của văn học hậu hiện đại là “cảm thức hậu hiện đại” và “những kĩ

thuật hậu hiện đại”.

Nhìn một cách khái quát qua lịch sử nghiên cứu vấn đề dấu ấn hậu hiện

đại trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, tôi nhận thấy những thể

nghiệm về tiểu thuyết của nhà văn chưa được nghiên cứu một cách chuyên

sâu, đúng hướng. Có người tiếp cận theo khuynh hướng đạo đức học – có

người lại đọc tác phẩm Nguyễn Bình Phương theo các hướng giải mã văn bản

truyền thống – Đó là những cách tiếp cận không tương hợp. Một số bài viết

đã khẳng định được Nguyễn Bình Phương đã bứt phá ra khỏi của lối mòn của

cách viết tiểu thuyết truyền thống, để tìm những thể nghiệm mới mẻ về nội

dung cũng như nghệ thuật viết tiểu thuyết. Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ là những

nhận định mang tính chất riêng lẻ, cảm tính; chưa có được cái nhìn toàn diện

về đóng góp cũng như những hạn chế của ngòi bút này. Qua các bài viết tôi

chưa thấy được có nhà nghiên cứu, phê bình nào đề cập đến những biểu hiện,

những ảnh hưởng của văn học hậu hiện đại thế giới một cách sâu sắc, cụ thể,

thật rõ nét nhất trong một tác phẩm của tác giả Nguyễn Bình Phương – hướng

đi mà tác giả khóa luận lựa chọn nghiên cứu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!