Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ĐÁNH GIÁ VỀ VAI TRÒ CỦA IMF TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới trong đó có cả lĩnh vực tài
chính ngày càng phát triển trong những thập kỷ gần đây, và dần hoàn thiện các
“luật chơi” cho các quốc gia tham gia vào quá trình này. Đứng trước xu hướng
đó các quốc gia chịu cả những thách thức lẫn hưởng các thời cơ thuận lợi,
nhưng các nước đang phát triển rõ ràng là chịu nhiều khó khăn hơn cả và dễ bị
chịu những tác động xấu của toàn cầu hoá. Trước năm 1997 không một nhà
kinh tế hay một chính trị gia nào có thể nghĩ rằng một cuộc khủng hoảng kinh
tế lại diễn ra ở châu Á, một khu vực với những sự phát triển thần kỳ của các
nền kinh tế con rồng. Thế nhưng một khu vực được coi là sẽ trở thành trung
tâm phát triển của kinh tế thế giới ở thế kỷ 21 lại phải đối mặt với một cuộc
khủng hoảng với quy mô và mức độ phá hoại lớn như vậy.
Để hỗ trợ cho quá trình toàn cầu hoá các nước, dẫn đầu là các nước tư bản
phát triển, đã thiết lập những thể chế kinh tế quốc tế có quy mô rộng lớn và
những mục tiêu lớn lao.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) một tổ chức lớn nhất thế giới hoạt động trong
lĩnh vực tài chính tiền tệ đã thể hiện vai trò của mình trong suốt gần nửa thế kỷ
qua và đã hoạt động rất tích cực trong cuộc khủng hoảng châu Á, góp sức đưa
khu vực ra khỏi cuộc khủng hoảng.
Hiện nay cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã đi qua nhưng nhìn lại diễn
biến và vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng là một việc rất cần thiết và
quan trọng bởi vì qua đó mới có thể hiểu được nguyên nhân của cuộc khủng
hoảng và quan trọng hơn là để rút ra bài học kinh nghiệm cho tương lai và cải
cách IMF sao cho có thể dự báo và khắc phục khủng hoảng tốt hơn. Với tinh
thần đó bài khoá luận sẽ tập trung nghiên cứu nguồn gốc của cuộc khủng
hoảng và đánh giá về vai trò của IMF. Do sự hạn chế về kiến thức, tài liệu và
1
thời gian bài khoá luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự phê
bình góp ý của thầy cô bộ môn kinh tế.
I-/ MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VÀ MỤC ĐÍCH CỦA IMF.
Quỹ tiền tệ quốc tế là tổ chức tiền tệ - tín dụng liên chính phủ. Quỹ được
thành lập trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị quốc tế về tiền tệ - tài chính của
Liên Hợp Quốc họp tháng 07 năm 1994 tại Bretton Woods (Mỹ) với đại diện
của 44 nước tham gia. Từ ngày 1/ 3/ 1947 tổ chức IMF bắt đầu đi vào hoạt
động chính thức. Hiện nay có 181 nước là thành viên của IMF.
Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của Quỹ là do các nước thành viên đóng
góp. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, Quỹ cũng có thể vay vốn trên các
thị trường tài chính quốc tế để phục vụ việc cung cấp những khoản cho vay tài
trợ. Quỹ còn có sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát
triển (International Bank for Recontruction and Development - IBRD) cũng
được thành lập tại hội nghị Bretton Woods trong việc ổn định các quan hệ
thanh toán tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển
kinh tế của các nước thành viên. IMF đã xây dựng một hạn mức cho vay và
hạn mức đóng góp đối với các thành viên. Tiêu chuẩn để xác định mức đóng
góp là tiềm năng kinh tế và vị trí của mỗi nước trong nền kinh tế thế giới số
phiếu biểu quyết của mỗi nước tuỳ thuộc vào mức độ đóng góp của các nước
đó cho IMF. Nước Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới đóng góp phần nhiều nhất
cho IMF chiếm khoảng 18% tổng số cổ phần nên quyền lực của Mỹ ở IMF là
lớn nhất.
Mục đích của IMF: IMF hỗ trợ tín dụng cho các nước thành viên để triển
khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội khắc phục thâm hụt trong cán cân
thanh toán quốc tế, giải quyết những khó khăn tài chính bất thường xảy ra do
ảnh hưởng của thiên nhiên hoặc để ổn định giá những mặt hàng nguyên nhiên
liệu chiến lược và điều chỉnh quan hệ tiền tệ giữa các nước hội viên.
2