Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá về Hồ Quý Ly và nêu nguyên nhân thất bại, kết quả, bài học kinh nghiệm của cuộc cải cách
MIỄN PHÍ
Số trang
27
Kích thước
165.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1021

Đánh giá về Hồ Quý Ly và nêu nguyên nhân thất bại, kết quả, bài học kinh nghiệm của cuộc cải cách

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

A. MỞ ĐẦU

I . Lí do chọn đề tài:

Dân tộc Việt Nam kể từ thời kỳ Hùng Vương dựng nước cho đến bây giờ

đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử. Qua việc học tập, nghiên cứu đã khẳng định

được truyền thống của con người Việt Nam là : không chỉ cần cù, chịu khó, bền

bỉ, mà còn rất yêu nước, có tinh thần chống giặc ngoại xâm, dám hy sinh cả tính

mạng của mình để bảo vệ cho Tổ quốc,…

Trải qua nhiều triều đại với từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Dù đã có

nhiều biến động, nhiều thay đổi, hay đó là sự thành công hoặc thất bại, cũng có

thể là sự chuyển biến từ chế độ này sang chế độ khác nhưng dù ở triều đại nào

cũng đã có nhiều cống hiến cho lịch sử để đời sau còn lưu truyền mãi, ghi nhớ,

học tập và phát huy những điều tốt đẹp, có thể ở một nhân vật lịch sử hoặc một

vấn đề nào đó của lịch sử.

Trong lịch sử thời kì trung đại nói riêng và lịch sử của dân tộc nói chung,

chúng ta biết rằng có rất nhiều cuộc cải cách lớn của những nhân tài Việt Nam

đã dám đứng ra cầm quyền, lãnh đạo và tổ chức tiến hành. Tuỳ vào tình hình của

mỗi giai đoạn lịch sử nhưng nói chung mỗi khi đất nước có nhu cầu canh tân để

phát triển thì đồng thời xuất hiện những tư tưởng cải cách lớn. Tiêu biểu của

thời trung đại có cuộc cải cách của Khúc Hạo(907), của Hồ Quý Ly (cuối thế kỷ

XIV- đầu thế kỷ XV), của Lê Thánh Tông( cuối thế kỷ XV), của Quang Trung –

Nguyễn Huệ ( cuối thế kỷ XVIII ), cuộc cải cách hành chính của Minh

Mạng( nửa đầu thế kỷ XIX). Như vậy, nghiên cứu về đề tài cải cách này chúng

ta sẽ hiểu biết được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về lịch sử Việt Nam thời Trung đại.

Cụ thể, vào cuối thế kỷ XIV khi Triều Trần lâm vào tình trạng khủng

hoảng, thối nát thì Hồ Quý Ly đã xuất hiện và cứu vớt tình thế đó của đất

nước.Ông đã lên ngôi vua và tiến hành cuộc cải cách toàn diện chỉ trong vòng

một thời gian ngắn(1400-1407).Tuy rằng cuộc cải cách đã thất bại nhưng khi

nghiên cứu về Triều Hồ chúng ta phần nào hiểu được nhiều hơn về tình hình xã

hội lúc bấy giờ, hiểu được thân thế của một nhân vật lịch sử tầm cỡ hiếm có

trong sử sách từ cổ chí kim, một nhân cách đặc biệt, một tài năng hơn người.Đó

chính là Hồ Quý Ly, người đã gây dựng nên nhà Hồ - một triều đại có vị trí khá

1

quan trọng trong lịch sử nước nhà. Qua đây, khẳng định đượcvai trò vị trí của

Hồ Quý Ly đối với dân tộc.

Hơn nữa, nghiên cứu về Hồ Quý Ly, triều Hồ và cuộc cải cách táo bạo

của Hồ Quý Ly đó là một đề tài thú vị đối với rất nhiều nhà sử học và những

người am hiểu, yêu thích lịch sử dân tộc.Vì vậy, khi tìm hiểu đề tài này sẽ giúp

vốn kiến thức về Hồ Quý Ly của chúng ta được hoàn chỉnh hơn, trình độ đánh

giá sẽ được nâng lên 1 tầm cao mới. Chúng ta sẽ rút ra được những bài học kinh

nghiệm mà cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã để lại, từ đó liên hệ đến tình hình

lúc bấy giờ của dân tộc. Đảng ta đã vận dụng và không ngừng đổi mới để phát

triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.Điều đó được khẳng định nhiều lần qua

các kì Đại hội Đảng, đặc biệt bắt đầu từ cuộc đổi mới đất nước năm 1986.

II.Tình hình nghiên cứu đề tài:

Chúng ta cũng biết rằng để nghiên cứu một đề tài cần phải dành tâm huyết

về nó và phải có nhiều thời gian thì mới tìm hiểu được sâu sắc hơn, đánh giá

được đúng đắn, khách quan hơn.

Vì thế, khi nghiên cứu về Hồ Quý Ly và triều Hồ, đánh giá thế nào cho

hợp lí quả là một vấn đề phức tạp. Trước đây, những đóng góp tích cực của nhà

Hồ, đặc biệt là Hồ Quý Ly đối với tiến trình lịch sử dân tộc đã bị phủ định bởi

nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng từ năm 1960 - 1961 đến 1991-1992, tạp chí

nghiên cứu lịch sử đã mở cuộc hội thảo đánh giá lại vai trò của Hồ Quý Ly cùng

những cải cách của ông theo quan điểm sử học mới, hoàn toàn khách quan, khoa

học để trả lại cho Hồ Quý Ly vị trí xứng đáng trong lịch sử. Cũng từ đây đã có

rất nhiều nhà sử học dành nhiều thời gian, tâm sức của mình để nghiên cứu về

Hồ Quý Ly và cho ra đời các tác phẩm mang cái nhìn bao quát, sâu sắc.Tiêu

biểu là Phó Giáo Sư - Tiến sĩ sử học Nguyễn Danh Phiệt với cuốn “ Hồ Quý

Ly”. Các nhà sử học thời trung đại, cận đại, hiện đại cũng đã quan tâm nhiều đến

Hồ Quý Ly, kể cả các tác giả trong và ngoài nước. Đặc biệt khi viết về lịch sử

Việt Nam thời Trung đại, dù ở bất cứ một cuốn sách tham khảo nào chúng ta

cũng tìm thấy một mục nhỏ, một phần hoặc một khía cạnh nào đó mà các tác

giả sử học đã dồn hết tâm huyết, lòng đam mê của mình để viết về Hồ Quý Ly.

Tuy vậy, phải đến sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi(1954)

thì vấn đề Hồ Quý Ly mới được giới sử học nói chung đề cập đến một cách sâu

sắc, toàn diện. Trên các hiệu sách đã có nhiều cuốn sách được trưng bán như

sách nghiên cứu, sách chuyên khảo…Đặc biệt, đã có nhiều cuộc tranh luận về

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!