Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá triển vọng hợp tác kinh tế ASEAN
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Một trong những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới của Việt Nam
là làm cho nền kinh tế của Việt Nam liên kết ngày càng chặt chẽ với nền kinh tế
khu vực và thế giới. Kinh nghiệm của nhiều nước đã đạt được những thành công
trong phát triển kinh tế cho thấy việc tham gia vào phân công lao động quốc tế
trong khu vực là một điều kiện hết sức quan trọng để rút ngắn quá trình công
nghiệp hoá, đạt được tốc độ phát triển cao và ổn định. Một trong những sự kiện
quan trọng theo hướng đó là việc Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức
của hiệp hội các quốc gia Đông Nam á-ASEAN.
Trong những thập kỷ qua, đã có không ít các tổ chức hợp tác kinh tế khu
vực của các nước trong thế giới thứ ba được thành lập, nhưng ASEAN được coi
là trường hợp thành công nhất. Tuy nhiên hợp tác trong khuôn khổ ASEAN nói
chung và quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam-ASEAN nói riêng với tư cách là một
thành viên chính thức không chỉ là cơ hội mà còn là một thách thức đối với nền
kinh tế của nước ta. Dưới mái nhà chung ASEAN không chỉ có hợp tác mà còn
có cả cạnh tranh.
Vì vậy chúng ta muốn nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại trong khuôn
khổ ASEAN thì không những phải tìm ra được giải pháp phát huy lợi thế, khắc
phục khó khăn trong quan hệ thương mại với các nước ASEAN mà còn phải
đánh giá đúng mối quan hệ đó.
Bản khoá luận này nhằm so sánh quan hệ kinh tế của Việt Nam và ASEAN
trước và sau năm 1990, đồng thời đưa ra những so sánh, phân tích tình hình và
dự báo về triển vọng của mối quan hệ này.
Kết cấu bài khoá luận bao gồm ba phần chính:
Chương I: Tình hình và đặc điểm quan hệ Việt Nam – ASEAN trước 1990
Chương II: Tình hình và đặc điểm kinh tế Việt Nam sau những năm 1990
Chương III: Đánh giá triển vọng hợp tác kinh tế ASEAN
Có được những kiến thức này là nhờ vận dụng được những điều đã học được
ở trường Đại học Dân lập Đông đô. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo
Hoa Hữu Lân - người đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài khoá luận này.
1
Tuy nhiên do sự hạn về thời gian cũng như về năng lực chủ quan, bài khoá
luận này chắc chắn còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự thông cảm và
góp ý xây dựng của các thầy cô giáo và các bạn.
CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ KINH TẾ
VIỆT NAM - ASEAN TRƯỚC NĂM 1990
I. TÌNH HÌNH QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM- ASEAN:
1. Trong lĩnh vực thương mại:
Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước ASEAN vào năm
1976 và từ năm 1975 đến năm 1978 quan hệ ngoại giao của cả hai bên có thể
nói là tốt đẹp. Giữa Việt Nam và các nước ASEAN đã ký một số hiệp định về
hợp tác kinh tế thương mại voà năm 1977 nhưng nhìn chung trong giai đoạn này
quan hệ thương mại Việt Nam –ASEAN chưa phát triển lắm bởi vì chúng ta còn
ưu tiên phát triển kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa, vẫn còn đánh giá kinh
tế ASEAN phụ thuộc nặng nề vào Mĩ và phương Tây và còn có cản trở lớn do
lệnh cấm vận của Mĩ. Cụ thể của quan hệ kinh tế của Việt Nam và ASEAN
trong những năm trước 1990 thể hiện như sau:
Trong suốt 8 năm đầu tồn tại (1967-1976) việc hợp tác ASEAN được tiến
hành chậm chạp và không có mấy kết quả. nguyên nhân là do nền kinh tế của
các nước ASEAN có tính chất cạnh tranh với nhau hơn là bổ sung cho nhau. Các
nước ASEAN đều là những nước xuất khẩu lớn cùng một dạng mặt hàng như
cao su, dầu cọ, dầu thô, thiếc, gỗ... sang cùng một thị trường. Bên cạnh đó hầu
hết các nước ASEAN đều xây dựng những nền công nghiệp mang tính cạnh
tranh lẫn nhau và mức độ bảo hộ rất cao. Điều đó càng tăng thêm khó khăn cho
những cố gắng hợp tác khu vực.
Từ sau năm 1975 các nước ASEAN tăng cường tổ chức hợp tác với nhau,
lập ra ban thư ký đóng tại Jakata, năm uỷ ban kinh tế tài chính –ngân hàng. Tuy
nhiên quan hệ Việt Nam –ASEAN trong thời kỳ này còn phát triển chậm chạp vì
lý do nêu trên.
2