Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá sự phát triển hình thái, thể lực của học sinh nữ khối 11 trường thpt thái phiên – tp đà nẵng qua một kỳ học môn gdtc năm học 2011- 2012.
PREMIUM
Số trang
85
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1299

Đánh giá sự phát triển hình thái, thể lực của học sinh nữ khối 11 trường thpt thái phiên – tp đà nẵng qua một kỳ học môn gdtc năm học 2011- 2012.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

----------

TRẦN THỊ HOA BAN

Đánh giá sự phát triển hình thái, thể lực của

học sinh nữ khối 11 trường THPT thái phiên –

TP Đà Nẵng qua một kỳ học môn GDTC năm

học 2011- 2012

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

2

LỜI CẢM ƠN

Để có được như ngày hôm nay là nhờ công lao chỉ bảo dạy dỗ to lớn của

các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục chính trị – Đại học sư phạm Đà Nẵng,

đặc biệt là các thầy cô giáo trung tâm Giáo dục thể chất – Đại học Đà Nẵng.

Vì vậy tôi giành trang đầu tiên của khóa luận này gửi đến thầy cô lời biết ơn

sâu sắc.

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Trần Đình Liêm giảng viên

trung tâm Giáo dục thể chất - Đại học Đà Nẵng đã tận tình hướng dẫn,chỉ bảo,

giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Và tôi cung xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường THPT Thái Phiên￾Thành phố Đà Nẵng, các thầy cô giáo trong tổ Thể chất – Quốc phòng, cùng

toàn thể các tôi học sinh nữ và các bạn bè đông nghiệp đã giúp đỡ tôi trong

quá trình điều tra nghiên cứu.

Bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học mặc dù đã có rất

nhiều cố gắng, song khó có thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy,

tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn.

Một lần nữa tôi xin thành cảm ơn!

Đà nẵng , ngày 10/05/2012

Sinh viên

Trần Thị Hoa Ban

3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………...1

1.Lý do chọn đề tài............................................................................................1

2.Mục đích nghiên cứu………………………………………………………..4

3. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................5

1.1.Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDTC trong……………....5

1.2 Khái quát mục tiêu, nhiệm vụ của TDTT nói chung và GDTC nói riêng

đối với việc nâng cao sức khỏe cho học sinh………………………………..12

1.3.Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh Trung Học Phổ Thông……………..15

1.4 Đặc điểm phát triển tố chất thể lực……………………………………..20

1.5 .Một số quan điểm đánh giá trình độ thể lực qua các góc độ……………32

1.6 Tình hình công tác GDTC của trường THPT Thái Phiên ………………35

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP- TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU………………36

2.1 Phương pháp nghiên cứu … ……………………………………………36

2.2 Tổ chức nghiên cứu……………………………………………………...42

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………….44

3.1. Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng hình thái và thể lực của học sinh Nữ

khối 11 của Trường THPT Thái Phiên………………………………………44

3.2 Nhiệm vụ 2: Đánh giá sự phát triển hình thái và thể lực của học sinh Nữ

khối 11 Trường THPT Thái Phiên………………………………………......52

3.3 Nhiệm vụ 3: Lập thang điểm để đánh giá hình thái và thể lực cho học sinh

Nữ khối 11 ……….…..……………...………………………………………68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................71

KẾT LUÂN ....................................................................................................71

4

KIẾN NGHỊ....................................................................................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................73

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, CHỮ VIẾT TẮT

1.BẢNG ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC

Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra hình thái và thể lực của học sinh nữ khối 11

trường THPT Thái Phiên.( đầu học kỳII).

Bảng 3.2 Bảng đánh giá hình thái học sinh nữ khối 11 so với tiêu chuẩn

của Viện Khoa học TDTT và đánh giá tố chất thể lực sinh nữ khối 11 so với

quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo qua lần kiểm tra thứ I.

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra hình thái và thể lực của học sinh nữ khối 11

trường THPT Thái Phiên qua lần kiêm tra thứ II.( cuối học kỳII)

Bảng 3.4 Kết quả 2 lần kiểm tra hình thái và thể lực của học sinh nữ khối

11 trường THPT Thái Phiên.

Bảng 3.5 Bảng đánh giá hình thái học sinh nữ khối 11 so với tiêu chuẩn của

Viện Khoa học TDTT và đánh giá tố chất thể lực sinh nữ khối 11 so với quy

định của Bộ Giáo dục và Đào tạo qua lần kiểm tra thứ II.

Bảng 3.6 Thang điểm để đánh giá hình thái, thể lực cho học sinh Nữ khối

11 Trường THPT Thái Phiên.

Bảng 3.7: Bảng phân loai thể chất nữ học sinh Trường THPT Thái

Phiên.Bảng 3.8 : Bảng tổng hợp các yếu tố hình thái, thể lực của học sinh nữ

khối 11 trường THPT Thái Phiên năm học .

2.BIỂU ĐỒ ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI VÀ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC

Biểu đồ 3.1: Biểu diễn tỷ lệ phần trăm kết quả kiểm tra hình thái học sinh

nữ khối 11 qua kiểm tra lần thứ I so với tiêu chuẩn đánh giá hình thái của

Viện khoa học TDTT.

Biểu đồ 3.2: Biểu diễn tỷ lệ phần trăm kết quả kiểm tra thể lực học sinh

nữ khối 11 qua kiểm tra lần thứ I so với tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Bộ

Giáo dục và Đào tạo.

5

Biểu đồ 3.3. Đánh giá sự phát triển về hình thái của học sinh nữ khối 11

Trường THPT Thái Phiên sau một kỳ học tập.

Biểu đồ 3.4. Đánh giá sự phát triển về thể lực của học sinh nữ khối 11

Trường THPT Thái Phiên sau một kỳ học tập

Biểu đồ 3.5: Nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu về hình thái và thể lực của

học sinh nữ khối 11 trường THPT Thái Phiên sau một kỳ học.

Biểu đồ 3.6: Biểu diễn tỷ lệ phần trăm kết quả kiểm tra hình thái học sinh

nữ khối 11 qua kiểm tra lần thứ II so với tiêu chuẩn đánh giá hình thái của

Viện khoa học TDTT.

Biểu đồ 3.7: Biểu diễn tỷ lệ phần trăm kết quả kiểm tra thể lực học sinh

nữ khối 11 qua kiểm tra lần thứ II so với tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Bộ

Giáo dục và Đào tạo.

3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

- Thể dục thể thao TDTT

- Giáo dục thể chất GDTC

- Xã hội chủ nghĩa XHCN

- Phối hợp vận động PHVĐ

- Học sinh – Sinh viên HSSV

-Trung học phổ thông THPT

- Trung học cơ sở THCS

- Ban chấp hành trung ương BCHTW

- Giáo dục và đào tạo GD & ĐT

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH-HĐH

6

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Lý do chọn đề tài

Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, là sự

tổng hợp các thành tựu xã hội trong sự nghiệp đổi mới Công nghiệp hóa –

hiện đại hóa đất nước. TDTT là một bộ phận tất yếu trong cơ cấu kinh tế và

văn hóa của mỗi dân tộc, cũng như nền văn minh của nhân loại. TDTT ra đời

và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Từ lúc khai sinh,

con người đã có những hoạt động cơ bản như : đi, chạy, nhảy, leo, trèo, ném

lao…. Những hoạt động này nó diễn ra do sự tác động của lao động sản xuất.

Xã hội càng phát triển thì những hoạt động được xem như là bản năng của

con người giờ đây đó là những hoạt động có ý thức. Trong các nấc thang phát

triển trí tuệ thì TDTT cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Ngay từ thời

xa xưa TDTT được coi là một bộ phận của nền văn hóa không thể thiếu để

hoàn thiện con người với quan điểm : “ Vận động là sức khỏe, là sự sống”.

TDTT đã từng bước phát triển mạnh mẽ và gắn chặt với đời sống của con

người, là một mặt không thể thiếu được trong quá trình phát triển và hoàn

thiện con người về thể chất. TDTT cũng là phương tiện để giao lưu văn hóa,

mở rộng mối quan hệ nhằm thắt chặt tình hình đoàn kết, hữu nghị hợp tác

cùng phát triển. Trong đó GDTC là một bộ phận của TDTT là một mặt của

nền giáo dục. GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể

thiếu được của nền giáo dục XHCN. Nó góp phần tạo ra con người mới phát

triển toàn diện, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Trong cuộc sống con người, sức khỏe đóng một vai trò rất quan trọng.

Sức khỏe được xem như một bộ phận cấu thành của nền văn hóa thể chất. Đó

là nguồn tài sản của con người và của mỗi quốc gia. Nó mang đến cho con

người sức khỏe, sức sống mãnh liệt, thể lực dồi dào, luôn vui vẻ say mê trong

công việc và đưa năng suất lao động ngày một tăng cao.

7

Đối với sự phát triển của mỗi quốc gia thì con người là nhân tố cơ bản, là

trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển, là động

lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là mục tiêu để xây dựng

CNXH. Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta luôn coi con người là vốn quý nhất

của xã hội, sức khỏe và thể lực là số một của con người, nó quyết định đến sự

tiến bộ của xã hội, hạnh phúc của mỗi con người.

Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ năm 1946: “Giữ gìn

dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe

mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức làm cho cả nước yếu ớt một

phần, mỗi người dân khỏe mạnh, tức góp phần cho cả nước mạnh khỏe…”.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh Đã khẳng định: “ Nhân dân ta ai cũng khỏe thì nước

ta mới giàu mạnh”. Xác định được vai trò và vị trí của TDTT đối với thế hệ

trẻ và đối với vận mệnh đất nước, Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ

Nghĩa Việt Nam năm 1992, điều 41 có ghi: “ Quyết định giáo dục thể chất

bắt buộc trong trường học”. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI ghi rõ:

“ Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc

con người Việt Nam. Đẩy mạnh phát triển thể dục thể thao quần chúng và thể

thao thành tích cao”. Xây dựng phát triển con người Việt Nam là quốc sách

hàng đầu để đất nước có lớp người trẻ: “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng

về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” là mục đích của

toàn Đảng, toàn dân ta. Trong nghị quyết Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam

lần thứ IX năm 2001 đã xác định mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở

thành nước công nghiệp. Muốn đạt được điều này, thì nhân tố con người đóng

vai trò hết sức quan trọng vì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự

phát triển và đổi mới đất nước.Vì vậy, Đảng và nhà nước ta xem GDTC là

một trong những nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người,

bởi vì GDTC là phương tiện thực tế nhất, hiệu quả nhất đem lại sức khỏe cho

con người. Đặc biệt là thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước đang

8

ngồi trên ghế của nhà trường phát triển một cách toàn diện cả về đức -trí - thể

- mỹ để đáp ứng ngày càng cao những đòi hỏi của thực tiễn xã hội, đào tạo

con người mới XHCN, xây dựng thế hệ trẻ “ phát triển cao về trí tuệ, cường

tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sang về đạo đức”. Đó là mục

tiêu của toàn đảng toàn dân trong việc hình thành và phát triển hệ thống đào

tạo tài năng trẻ.

Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu GDTC trong nhà trường nhằm góp

phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào tạo: “Nâng cao dân trí,

đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, giáo dục đào tạo thế hệ trẻ một cách

hoàn thiện để thực hiện tốt cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước. Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho thế hệ trẻ là hết sức

cần thiết. Để giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện

phục vụ cho sự nghiệp của đất nước thì phải có một hệ thống giáo dục toàn

diện hợp lý. Trong đó GDTC trong nhà trường là một bộ phận không thể

thiếu được. Đây là một môn học rất quan trọng, nó có nhiệm vụ phát triển thể

chất, tâm lý, tác phong, nhân cách và quyết định chiều hướng phát triển thể

chất của các em học sinh vì thời kỳ này là thời kỳ phát triển về hình thái, chức

năng và các tổ chức thể lực của cơ thể.

Trường THPT Thái Phiên là ngôi trường thuộc Quận Thanh Khê - TP. Đà

Nẵng là một trong những ngôi trường thuộc khu vực ở trung tâm TP Đà Nẵng

đời sống kinh tế - xã hội tương đối ổn định. Công tác GDTC cho học sinh là một

vấn đề mà nhà trường cùng với bộ môn thể dục rất quan tâm, chú trọng. Nhưng

bên cạnh đó thì đội ngũ Giáo viên còn ít, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nên chưa

đáp ứng yêu cầu phát triển thể lực cho học sinh. Trong thời gian vừa qua ở nước

ta đã có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề phát triển hình thái, thể lực của học

sinh. Tuy nhiên tôi nhận thấy đa số các đề tài nghiên cứu có quy mô lớn, mang

tính chất khái quát chưa đi sâu nghiên cứu các vùng, lãnh thổ nhỏ để tìm ra sự

chênh lệch về thể chất của học sinh, vấn đề này ở trường chưa được quan tâm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!