Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Các Nhà Đầu Tư Tại Khu Công Nghiệp Thị Xã Dĩ An Tỉnh Bình Dương
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
866.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1443

Đánh Giá Sự Hài Lòng Của Các Nhà Đầu Tư Tại Khu Công Nghiệp Thị Xã Dĩ An Tỉnh Bình Dương

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN HÙNG TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TẠI

KHU CÔNG NGHIỆP TÂN ĐÔNG HIỆP – THỊ XÃ DĨ AN –

TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đồng Nai, 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN HÙNG TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TẠI

KHU CÔNG NGHIỆP TÂN ĐÔNG HIỆP – THỊ XÃ DĨ AN –

TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

MÃ SỐ: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN VĂN NGÃI

Đồng Nai, 2012

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Khu công nghiệp (KCN) là mô hình kinh tế được hình thành và phát

triển gắn liền với công cuộc đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn

quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986)và bắt đầu phát triển mạnh

vào những năm đầu của thập niên cuối thế kỷ XX, bắt đầu từ sự ra đời của Khu

chế xuất Tân Thuận vào năm 1991, đến nay cả nước đã có 254 KCN được thành

lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 69 nghìn ha. KCN đã khẳng định vai trò

quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn Việt Nam (VN)

trên còn đường hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn. Các KCN đã giải quyết

việc làm cho gần 2 triệu lao động trực tiếp và khoảng 1.7 triệu lao động gián

tiếp, nó chuyển dịch nhanh từ nông nghiệp sang công nghiệp, giải phóng sức lao

động xã hội, tạo và tăng thu nhập nhanh chóng cho người lao động. Các KCN

được triển khai và thực hiện nhanh chóng trong phạm vi cả nước trong suất 20

năm qua, đã làm thay đổi nhanh bộ mặt xã hội từ nông thôn đến thành thị. Trong

các KCN được triển khai thì Bình Dương đi đầu trong cả nước về thực hiện các

dự án Công nghiệp và dịch vụ và sớm thành công với việc dịch chuyển cơ cấu

kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Hiện nay Bình Dương đang nổi lên là

tỉnh hàng đầu về thu hút đầu tư công nghiệp và dịch vụ, kèm theo đó là sự cải

cách các thủ tục đầu tư tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư khi đến đầu tư tại

tỉnh.Bên cạnh sự thành công kể trên, vẫn còn những KCN trên địa bàn tỉnh Bình

Dương gặp nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt là tỷ lệ diện tích lấp đầy chưa cao.

Nhận diện được một cách khoa học các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào

các KCN là thách thức của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính

sách.

KCN Tân Đông Hiệp có tổng diện tích quy hoạch là 211 ha là 01 trong hơn

28 KCN và cụm công nghiệp của toàn tỉnh Bình Dương, có vị trí chiến lược

quan trọng của khu kinh tế trọng điểm Miền Đông Nam bộ. Cách ga Sóng Thần

1.5 km, cách TP.HCM 13 km (đến ga Sài Gòn 25 km, sân bay Tân Sơn Nhất

2

28km, Tân Cảng Sài Gòn 25 km), cách TP.Biên Hòa 10 km, cách TX.Thủ Dầu

Một 15 km, cách cảng Thị Vải- Vũng Tàu 55 km.

Một số khu công nghiệp hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu

hút các nhà đầu tư do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên

nhân chủ yếu là chất lượng dịch vụ còn có nhiều vấn đề.

Với các vấn đề “nóng” về đầu tư KCN hiện nay, đề tài “ Đánh giá sự hài

lòng của các nhà đầu tư tại Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp –Thị xã Dĩ An,

tỉnh Bình Dương” nhằm khảo sát tìm hiểu về môi trường đầu tư, các yếu tố ảnh

hưởng đến môi trường đầu tư, khi các nhà đầu tư hài lòng đầu tư vào KCN Tân

Đông Hiệp – TX Dĩ An – Bình Dương. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất

các giải pháp tăng độ hài lòng của các nhà đầu tư, làm tăng tính hấp dẫn đầu tư

của Khu công nghiệp.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu tổng quát

Nhận diện môi trường đầu tư vào Khu Công Nghiệp Tân Đông Hiệp- Dĩ

An- Bình Dương, hiệu quả thu hút đầu tư – các yếu tố làm cho nhà đầu tư hài

lòng khi đầu tư vào đây. Khám phá các yếu tố về môi trường đầu tư có khả năng

làm gia tăng mức độ hài lòng của các nhà đầu tư tại Khu công nghiệp Tân Đông

Hiệp - Thị xã Dĩ An - Tỉnh Bình Dương.

2.2- Mục tiêu cụ thể

1- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư vào KCN tại

Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp - Thị xã Dĩ An - Tỉnh Bình Dương.

2- Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của nhà đầu

tư vào KCN tại Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp - Thị xã Dĩ An - Tỉnh Bình

Dương.

3-Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao sự hài lòng của

các nhà đầu tư, làm tăng tính hấp dẫn đầu tư của Khu Công Nghiệp cũng như

thu hút nhiều nhà đầu tư vào Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp - Thị xã Dĩ An -

Tỉnh Bình Dương.

3

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Là các chủ đầu tư hoặc đại diện các chủ đầu tư – Ban giám đốc của những

doanh nghiệp đang đầu tư hoặc xúc tiến đầu tư tại Khu công nghiệp Tân Đông

Hiệp– Thị xã Dĩ An-Tỉnh Bình Dương.

3.2Phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.2.1 Phạm vi về nội dung

Mức độ hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng đến độ hài lòng của các nhà đầu tư

về môi trường đầu tư

3.2.2 Phạm vi về không gian

Nghiên cứu Trên địa bàn Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp – Thị xã Dĩ An￾Tỉnh Bình Dương

3.2.3 Phạm vi về thời gian

Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ năm 2011 trở về trước để làm cơ sở lý

luận và thực tiễn. Các số liệu thứ cấp qua các năm đã được công bố trên các

phương tiện truyền thông, báo cáo tổng kết từ Công ty KD hạ tầng KCN, BQL

KCN, UBND Thị Xã Dĩ An, UBND tỉnh Bình Dương

Các đề tài đã thực hiện

Sách, báo, tạp chí, tài liệu, hội thảo, internet

Số liệu sơ cấp sử dụng trong việc thực hiện nghiên cứu đề tài được tiến

hành khảo sát thực tế tại các DN trên địa bàn KCN từ tháng 12 năm 2011 đến

tháng 4 năm 2012. Nghiên cứu thu thập nhằm xây dựng và phát triển hệ thống

khái niệm/thang đo lường và các biến nghiên cứu từ đó tiến hành xây dựng bảng

câu hỏi điều tra khảo sát.

3.3 Giả thuyết nghiên cứu

Việc nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào

KCN Tân Đông Hiệp thông qua đánh giá mức độ hài lòng của các nhà đầu tư

giựa trên giả thuyết chính là các nhân tố môi trường đầu tư sẽ tác động tích cực

đến khả năng thu hút đầu tư vào KCN Tân Đông Hiệp và đầu tư sẽ gia tăng khi

4

nhà đầu tư hài lòng với KCN Tân Đông Hiệp. Dựa trên giả thuyết này đề tài sẽ

xác định các dữ liệu nghiên cứu liên quan đến biến giải thích – biến độc lập,

biến mục tiêu – biến phụ thuộc – là sự hài lòng của các nhà đầu tư.

4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4.1Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

4.1.1 Lý thuyết về dịch vụ và chất lượng dịch vụ

Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế thì chất lượng là toàn bộ những đặc tính của

một thực thể, tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã được

công bố hay tiềm ẩn.

Chất lượng dịch vụ là những gì mà khách hàng cảm nhận được – trong nghiên

cứu này khách hàng là nhà đầu tư và địa phương là nhà cung cấp dịch vụ đầu tư.

4.1.2 Lý thuyết tiếp thị địa phương

Cơ sở lý luận về tiếp thị địa phương được nghiên cứu trước đây cho thấy yếu

tố tác động vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư có thể chia thành 3 nhóm chính:

Cơ sở hạ tầng.

Chế độ chính sách đầu tư.

Môi trường làm việc và sinh sống .

4.2 Thực trạng đầu tư vào Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp

Đánh giá thực trạng môi trường đầu tư, tình hình thu hút đầu tư tại Khu công

nghiệp Tân Đông Hiệp.

Tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư mà nhà đầu tư quan

tâm.

4.3 Giải pháp đề xuất

Từ kết quả Nghiên cứu đề xuất các chính sách - giải pháp nên được quan tâm

nhằm thu hút đầu tư vào Khu công Nghiệp Tân Đông Hiệp.

5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Các lý thuyết về dịch vụ và chất lượng dịch vụ

KCN thường được xây dựng trên các vùng có nhiều đất trống, các nhà máy xây

dựng trong khu được tập trung theo chiều dọc, do đó chi phí đầu vào và đầu ra của

DN sẽ hạ thấp vì các nhà máy thường xây dựng sát cạnh nhau, đầu ra của nhà máy

này cũng là đầu vào của nhà máy kia. Ngoài ra, các DN khi đầu tư vào KCN sẽ

giảm được nhiều chi phí như: mua đất, xây dựng đường dây tải điện, đường giao

thông vận tải vào nhà máy, hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải và chất thải

rắn. Lợi thế của việc sản xuất tập trung tại các KCN so với phát triển phân tán là tận

dụng được lợi thế quy mô, tiết kiệm về kết cấu hạ tầng, quản lý hành chính và quản

lý môi trường, đồng thời cung cấp các dịch vụ thuận lợi.

Theo luật đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 “Khu công nghiệp là

khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp, và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công

nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”.

KCN là khu tách biệt, tập trung những nhà đầu tư vào ngành công nghiệp mà nhà

nước cần khuyến khích, ưu đãi. Như vậy, KCN có thể được xem là sản phẩm của

ngành dịch vụ, khách hàng là những DN đầu tư trong KCN.

Mô hình ngoại tác của Romer và Lucas (2007) cho thấy các nhân tố tác động tới

hành vi đầu tư: (1) sự thay đổi trong nhu cầu; (2) lãi suất; (3) mức độ phát triển của

hệ thống tài chính; (4) đầu tư công; (5) khả năng về nguồn nhân lực; (6) tình hình

phát triển công nghệ, khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ; (7) mức ổn định về

môi trường đầu tư: bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, pháp luật; (8) các quy định

về thủ tục; (9) mức độ đầy đủ về thông tin.

Theo tổ chức tiêu chuẩn quốc tế: thì chất lượng là toàn bộ những đặc tính của

một thực thể, tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã được công

bố hay tiềm ẩn.

6

Chất lượng dịch vụ là những gì mà khách hàng cảm nhận được – trong nghiên

cứu này khách hàng là nhà đầu tư và địa phương là nhà cung cấp dịch vụ đầu tư.

Đánh giá chất lượng dịch vụ được Parasuraman(1985) cho rằng chất lượng

dịch vụ phụ thuộc vào 5 thang đo :(1) Phương tiện hữu hình: sự thể hiện bên ngoài

của cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện truyền thông; (2) Tin cậy: khả năng thực

hiện dịch vụ đúng tin cậy, chính xác; (3) Đáp ứng: sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và

cung cấp dịch vụ tạm thời; (4) Đảm bảo; (5) Sự cảm thông.

Theo Dunning (1977) một DN chỉ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khi hội tụ

ba điều kiện: (1) DN phải sở hữu một số lợi thế so với DN khác như quy mô, công

nghệ, mạng lưới tiếp thị, khả năng tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp hay các tài

sản vô hình đặc thù của DN; (2) Nội vi hóa: việc sử dụng những lợi thế đó trong nội

bộ của DN có lợi hơn là bán hay cho các DN khác thuê; và (3) Sản xuất tại nước

tiếp nhận đầu tư có chi phí thấp hơn là sản xuất tại nước mẹ rồi xuất khẩu.

1.1.2 Lý thuyết tiếp thị địa phương

Cơ sở lý luận về tiếp thị địa phương được nghiên cứu trước đây cho thấy yếu tố

tác động vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư có thể chia thành 3 nhóm chính - Nguyễn

Đình Thọ (2005): (1) Cơ sở hạ tầng; (2) Chế độ chính sách đầu tư; (3) Môi trường

làm việc và sinh sống. Nghĩa là, một địa phương cần phải duy trì và phát triển một

cơ sở hạ tầng cơ bản tương thích với môi trường thiên nhiên ( điện, nước, thoát

nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải). Cung cấp những dịch vụ cơ bản có chất

lượng đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cho cộng đồng ( sự hỗ trợ của cơ quan

chính quyền địa phương, các dịch vụ hành chính, pháp lý, ngân hàng, thuế, các

thông tin cần thiết cho quá trình đầu tư và kinh doanh ). Tạo ra môi trường sinh

sống và làm việc có chất lượng cao (môi trường tự nhiên, hệ thống trường học, đào

tạo nghề, y tế, vui chơi giải trí, chi phí sinh hoạt).

Khách hàng đầu tư thỏa mãn với một địa phương khi họ hoạt động có hiệu quả

tại địa phương đó. Hiệu quả có thể được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau tùy theo

mục tiêu của DN. Tuy nhiên, một cách tổng quát, công ty hoạt động có hiệu quả khi

nó đạt được tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. Một nhà đầu tư đạt dược mục

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!