Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá sơ bộ khả năng thực hiện mô hình khu công nghiệp sinh thái tại khu công nghiệp hòa khánh – đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
----------
Trần Lê Ngọc
Đánh giá sơ bộ khả năng thực hiện mô hình
khu công nghiệp sinh thái tại khu công nghiệp
Hòa Khánh – Đà Nẵng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC
Đà Nẵng – 2013
2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA HÓA -----***-----
-----***-----
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Trần Lê Ngọc
Lớp: 09CQM
1. Tên đề tài: Đánh giá sơ bộ khả năng thực hiện mô hình khu công nghiệp sinh
thái tại khu công nghiệp Hòa Khánh – Đà Nẵng
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là khu công nghiệp Hòa Khánh – Đà Nẵng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu về Khu công nghiệp Hòa Khánh từ
Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng, phòng Tài nguyên môi
trường quận Liên Chiểu, một số doanh nghiệp đại diện trong KCN.
- Phương pháp lập phiếu điều tra, so sánh, tổng hợp.
+ So sánh, tổng hợp các bài học kinh nghiệm xây dựng mô hình KCNST trên
thế giới. Sau đó, đề xuất những tiêu chí phù hợp để đánh giá khả năng thực hiện tại
KCN Hòa Khánh – Đà Nẵng.
+ Lập phiếu điều tra dựa trên những tiêu chí xây dựng KCNST gồm 2 mẫu
phiếu: dành cho các cơ quan quản lý KCN Hòa Khánh và các doanh nghiệp hoạt
động trong KCN.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan tài liệu, tìm hiểu hiện trạng áp dụng mô hình khu công nghiệp
sinh thái ở thế giới, ở Việt Nam.
- Tiến hành khảo sát và đánh giá mức độ/khả năng đạt được các tiêu chí của
một khu công nghiệp sinh thái tại KCN Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng.
3
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tiềm năng để KCN Hòa Khánh trở thành
một khu công nghiệp sinh thái trong tương lai.
4. Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Phạm Thị Hà
5. Ngày giao đề tài: ngày 15 tháng 01 năm 2013
6. Ngày hoàn thành: ngày 14 tháng 05 năm 2013
Chủ nhiệm khoa Giáo viên hướng dẫn
(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)
Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho khoa ngày 20 tháng 05 năm 2013
Kết quả điểm đánh giá: ………………………
Ngày ……. Tháng ……. Năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(ký và ghi rõ họ tên)
4
LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tại trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng, với sự chỉ bảo nhiệt tình
của các thầy cô giáo khoa Hóa em đã hoàn thành chương trình học tập của mình.
Trong suốt quá trình học tập trên ghế nhà trường, em đã trang bị được cho mình
những kiến thức cơ bản trọng yếu, là nền tảng để em vững bước trên đường đời sau
khi rời ghế nhà trường.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Th.S Phạm Thị Hà
đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Kim Hà (Cán bộ Sở Tài nguyên
môi trường thành phố Đà Nẵng) cùng với các thầy cô giảng dạy bộ môn đã dìu dắt
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài không thể tránh khỏi những sai
sót nhất định. Em kính mong các thầy cô giáo tận tình góp ý và hướng dẫn. Em xin
chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Trần Lê Ngọc
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sự phát triển công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tạo công ăn việc làm, thực hiện
chiến lược xóa đói giảm nghèo và thực hiện di dời rất nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi
trường trong nội thành vào KCN. Tuy nhiên, mặt trái của hoạt động này còn nhiều
5
bất cập và thiếu sự đồng bộ, gây sức ép lên môi trường không khí, nước thải, chất
thải rắn, đặc biệt góp phần gia tăng lượng khí nhà kính.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng, quy hoạch phát
triển các khu công nghiệp ở Đà Nẵng khá nhanh, nhưng còn nhiều điểm chưa hợp
lý. Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản Thọ Quang lại quá gần với các khu vực phát
triển du lịch và các khu dân cư, trong khi nguồn tiếp nhận là Âu thuyền Thọ Quang
có tốc độ dòng chảy thấp; KCN Hòa Cầm bố trí gần nguồn cấp nước của thành phố
tại Cầu Đỏ; hoặc sự bố trí loại ngành nghề chưa phù hợp trong các KCN... Đây là
sức ép cho thành phố trong quá trình thực hiện Đề án Xây dựng Đà Nẵng - thành
phố môi trường đến năm 2020.
Trong nhiều nghiên cứu cho thấy phát triển hệ công nghiệp theo mô hình hệ
thống kín, tương tự như hệ sinh thái tự nhiên. Trong đó "chất thải" từ một khâu này
của hệ thống sẽ là "chất dinh dưỡng" của một khâu khác. Ý tưởng rất cơ bản ở đây
là sự cộng sinh công nghiệp. Hay nói cách khác, các cơ sở sản xuất công nghiệp,
giống như các sinh vật tự nhiên, phải sử dụng sản phẩm phụ của cơ sở khác làm
nguyên liệu sản xuất thay vì liên tục khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên mới và
đổ chất thải vào môi trường. Từ đó khái niệm về mô hình khu công nghiệp sinh thái
ra đời.
Mô hình KCN sinh thái đã được phổ biến trên thế giới từ những năm 90, tuy
nhiên, ở Việt Nam đây vẫn là một vấn đề khá mới mẻ. Thành phố Đà Nẵng đang
hướng đến xây dựng “Thành phố môi trường” đến năm 2020 thì việc xây dựng các
khu công nghiệp trở thành khu công nghiệp sinh thái là rất cần thiết. Với tình hình
môi trường hiện nay, việc đưa ra những giải pháp để xây dựng thành một khu công
nghiệp sinh thái trở thành mối quan tâm hàng đầu cho các nhà quản lý môi trường
tại đây. Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài “Đánh giá sơ bộ khả năng thực hiện mô
hình khu công nghiệp sinh thái tại khu công nghiệp Hòa Khánh – Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu các tiêu chí cơ bản để thực hiện đánh giá sơ bộ về khả năng xây dựng
6
mô hình KCNST, từ đó đề xuất các giải pháp có thể ứng dụng để trở thành khu công
nghiệp sinh thái tại khu công nghiệp Hòa Khánh – Đà Nẵng.
3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan tài liệu, tìm hiểu hiện trạng áp dụng mô hình khu công nghiệp
sinh thái ở thế giới, ở Việt Nam.
- Tiến hành khảo sát và đánh giá mức độ/khả năng đạt được các tiêu chí của
một khu công nghiệp sinh thái tại KCN Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tiềm năng để KCN Hòa Khánh trở thành
một khu công nghiệp sinh thái trong tương lai.