Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá sơ bộ đất đai phục vụ phát triển cây cà phê ở huyện cưm’gar – tỉnh đăk lăk.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------
ĐỖ THỊ NGA
Đánh giá sơ bộ đất đai phục vụ phát triển cây cà
phê ở huyện CưM’gar – tỉnh Đăk Lăk
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM ĐỊA LÝ
A . PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng của môi
trường sống. Đặc biệt đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp
không thể thay thế được hiện nay cũng như trong tương lai.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với cây cà phê, đất đai
đã ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu, sản lượng cũng như năng suất cây trồng. Cây cà
phê chỉ phù hợp với một số loại đất nhất định và qua đó quyết định năng suất, chất
lượng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây cà phê
là một việc hết sức cần thiết.
Huyện Cư M’gar cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột – tỉnh Đăk Lăk
18km về hướng Đông Bắc. Với tổng diện tích đất tự nhiên là 60.145 ha, trong đó
hơn 70% diện tích là đất đỏ bazan. Như vậy với diện tích đất tương đối lớn và bằng
phẳng nơi đây đã có nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp lâu năm, đặc
biệt là cây cà phê và nó có tầm quan trọng lớn đối sự phát triển của huyện, 80% dân
số của huyện sống bằng nghề nông nghiệp, trong đó chủ yếu là hoạt động sản xuất
cây cà phê. Vì vậy việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả nhằm đem lại nhiều
hơn những sản phẩm cho xã hội có ý nghĩa rất lớn đối với tỉnh ĐắkLắk nói chung,
huyện CưMgar nói riêng. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của hoạt động này chưa tương
xứng với tiềm năng đất đai khu vực. Hơn nữa, do phải chịu sức ép về gia tăng dân số
nên một số năm gần đây hoạt động sản xuất cây cà phê ở huyện Cưm’gar chưa chú
trọng đúng mức việc đánh giá đất đai nên năng suất sản lượng cây trồng còn thấp.
Chính vì vậy hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp đặc biệt là trong trồng cây công
nghiệp lâu năm còn chưa cao. Và việc đất đai ở đây không được quan tâm đánh giá
đầy đủ đã làm thay đổi đáng kể và tính bền vững trong hệ thống nông nghiệp. Đây
cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ làm thoái hoá đất đai đặc biệt là ở các vùng
sản xuất chuyên canh.
Từ thực tế đặt ra cùng với việc bản thân là sinh viên Địa lí, với mong muốn
tìm hiểu về địa lí địa phương nơi mình sinh ra và lớn lên, mặt khác để trau dồi kiến
thức và tích lũy thêm kinh nghiệm, tôi chọn đề tài: “Đánh giá sơ bộ đất đai phục
vụ phát triển cây cà phê ở huyện CưM’gar – tỉnh Đăk Lăk” làm khóa luận
nghiên cứu kết thúc khóa học của mình.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích
- Đánh giá đất đai từ đó phát hiện khả năng thích hợp đất đai với cây cà phê
tại huyện Cưmgar – tỉnh Đăk Lăk.
- Từ đó cung cấp những hông tin về sự thuận lợi và khó khăn trong việc sử
dụng đất để sản xuất cây cà phê tại huyện CưM’gar.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển bền vững cà phê ở huyện
CưM’gar. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế,
đưa đời sống của người dân địa phương ngày một nâng cao hơn.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt được các mục đích trên , trong quá trình thực hiện đề tài cần giải
quyết các nhiệm vụ sau:
- Thu thập tài liệu có liên quan đến đánh giá đất đai.
- Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phân hoá đất đai
ở địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi đất đai đối với cây cà phê theo nội
dung và phương pháp của FAO.
- Một số phương hướng và giải pháp để phát triển bền vững sản xuất cà phê ở
huyện CưM’gar.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Việc đánh giá đất đai là một trong những vấn đề được nghiên cứu từ rất lâu
đời cả trên thề giới và ở Việt Nam. Nhưng kể từ sau năm 1990, khi nước ta bước
vào thời kỳ giao lưu và hội nhập quốc tế, nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật mới
được cập nhật và ứng dụng, trong đó có công tác điều tra, đánh giá đất đai theo
hướng dẫn của FAO/UNESCO. Đất được nghiên cứu một cách hệ thống bao gồm
cả việc nghiên cứu thổ nhưỡng học (soil), nghiên cứu đất đai (land), nghiên cứu về
sử dụng đất (land use). Tuy nhiên vấn đề điều tra đánh giá đất đai mới chỉ dừng lại
ở khâu điều tra xây dựng bản đồ đất, chưa đi sâu vào việc đánh giá mức độ thích
nghi đất đai cho từng loại cây trồng.
Đặc biệt đối với trên địa bàn huyện CưM’gar cũng có nhiều đề tài, nhưng
chủ yếu về đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai như: “ Đánh giá hiện trạng và hiệu
quả sử dụng đất được giao cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quyết định
134/2004/QĐ-TTg trên địa bàn huyện Cư M’gar – tỉnh Đắk Lắk” của Giảng viên
Nguyễn Thị Ngọc Quyên. Bên cạnh đó còn một số công trình nghiên cứu trong nội
bộ của huyện nhằm nghiên cứu tìm ra phương thức phát triển hợp lý về sản xuất
nông nghiệp trên cơ sở tiềm năng đã có của huyện. Đây cũng là cơ sở để đề tài này
tham khảo và vận dụng vào đánh giá đất đai .
Việc đánh giá hiện trạng đất đai phục vụ mục đích quy hoạch, định hướng
phát triển đã có ở nước ta từ lâu, tuy nhiên việc đi sâu vào đánh giá tiềm năng đất
đai với loại hình sử dụng đất chính là cây cà phê là việc làm khá mới, do đó trong
một chừng mực nào đó đề tài này vẫn phát huy được những đặc tính mới mẻ của nó.
4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
4.1. Giới hạn lãnh thổ
Huyện Cưmgar – tỉnh Đăk Lăk theo ranh giới hành chính gồm 15 xã và 2 thị
trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 60.145 ha.
4.2. Giới hạn nội dung
- Đánh giá sơ bộ tính thích nghi cho loại hình sử dụng đất là cây cà phê tại
địa bàn nghiên cứu.
- Do điều kiện thời gian và nguốn tài liệu hạn chế, đánh giá đất đai mới chỉ
mang tính sơ bộ, chỉ dừng ở phân tích đặc điểm đất đai, phân tích chỉ tiêu, đặc tính phát
triển của loại hình sản xuất, không dùng thang bậc đánh giá. Đánh giá chủ yếu định tính,
không đi sâu vào định lượng.
- Đề tài còn nghiên cứu một số phương hướng và giải pháp phát triển bền
vững sản xuất cây cà phê ở huyện CưM’gar .
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm hệ thống
Đất là một yếu tố cấu thành môi trường tự nhiên luôn tồn tại trong mối quan
hệ hữu cơ biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống động lực hỗ trợ điều chỉnh
và cân bằng động. Tiếp cận hệ thống trong quan điểm cấu trúc trong địa lí là nghiên
cứu các cấu trúc và mối quan hệ. Mặt khác hệ sinh thái địa nông nghiệp là một hệ
thống với cấu trúc thẳng đứng : địa hình, khí hậu, tính chất đất, chế độ nước… và
cấu trúc thẳng đứng bao gồm các hệ địa sinh thái nhỏ phân hóa theo không gian.
Việc nghiên cứu vấn đề theo quan điểm hệ thống là đồng nghĩa với việc xác định
các cấu trúc tồn tại tại khu vực nghiên cứu và các mối quan hệ thông qua các đường
trao đổi vật chất và năng lượng.
5.2. Quan điểm tổng hợp
Theo Docustraev : “Đất là thành phẩm của sự tác động đồng thời, tương hỗ
của đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thủy văn…”. Vì vậy khi nghiên cứu đánh giá
đất đai phải xem xét tất cả các điều kiện hình thành. Mặt khác cũng phải thấy rằng
tác động của đất đai đối với cây trồng, vật nuôi là từ tổng thể nhiều đặc tính của đất
như độ dày, mùn, thành phần cơ giới… và cả mức độ thực thi biện pháp cải tạo dặc
tính đất. vì thế khi đánh giá đất để đề xuất loại hình sử dụng đất cần phải xem xét
đồng thời, tổng hợp nhiều chỉ tiêu.
Tuy nhiên , đứng trên quan điểm này cũng phải thấy rõ rằng các yếu tố cấu
thành đất và mức độ phù hợp cho từng loại hình sử dụng đất có vai trò không giống
nhau : có những yếu tố có vai trò lớn và mang tính đại diện hoặc phản ánh gián tiếp
các yếu tố khác nên khi nghiên cứu đánh giá không nhất thiết phải nghiên cứu đánh
giá đầy đủ mà có thể lựa chọn các yếu tố tiêu biểu để đánh giá.
5.3. Quan điểm lãnh thổ
Sự phân hóa theo không gian là đặc tính điển hình của lớp vỏ cảnh quan.
Trong cấu trúc cảnh quan, đất và sinh vật được các nhà khoa học coi là tấm gương
phản chiếu của cảnh quan – phản ánh mối quan hệ cấu trúc bên trong. Vì thế khi
nghiên cứu đất cần phải phát hiện được sự sai biệt theo không gian. Mặt khác, sự sai
biệt đất sẽ kéo theo sự sai biệt về loại hình sử dụng hợp lý tương ứng. Vì thế muốn
đánh giá đất đai phục vụ phát triển cà phê cần phải đứng trên quan điểm lãnh thổ.
5.4. Quan điểm lịch sử
Các yếu tố hình thành đất không những phân hóa theo không gian mà còn
vận động theo thời gian qua đó làm cho đất cũng không ngừng thay đổi. Vì thế khi
đánh giá, nhất là đánh giá khả năng thích nghi đất đai với các loại cây công nghiệp
lâu năm phải dựa vào sự vận động của đất để từ đó định hướng mới có giá trị lâu
dài.
5.5. Quan điểm sinh thái
Đất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh nên thường bị ô nhiễm bởi các hoạt động
cuả con người. Con người tác động, cải tạo tự nhiên tạo ra nhiều loại đất với mục
đích sử dụng khác nhau, nhưng mục đích chính là phục vụ cho việc cư trú và cung
ứng tài nguyên. Các hoạt động tác động vào đất như quá trình di cư, phá rừng, sử
dụng đất không hợp lý….làm biến đổi thủy học, địa mạo học, hủy hoại các thảm
thực vật, gây xói mòn tác động vào môi trường gây tổn thất cho sản xuất nông
nghiệp, ô nhiễm nguồn nước và nhiều vấn đề khác...
Do vậy, nghiên cứu đối tượng thổ nhưỡng trên quan điểm sinh thái sẽ giúp ta
hiểu được các tính chất của thổ nhưỡng một cách toàn diện và biện chứng. Điều này
cần thiết cho mục đích sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong việc
bảo vệ môi trường.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện tốt mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài chúng tôi sử dụng các
phương pháp sau:
6.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Đây là phương pháp cơ bản để hệ thống lại các thông tin thu thập được một
cách đầy đủ, cần thiết cho đề tài. Dựa vào các nguồn tài liệu, số liệu thu thập được
để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đánh giá đất đai vận dụng vào khu