Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá những tác động của người dân xã Sảng Mộc đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
----------
ĐỀ TÀI
“Đánh giá những tác động của người dân xã
Sảng Mộc đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn
thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh
Thái Nguyên”
Giáo viên hướng dẫn :
Họ tên sinh viên :
1
----------
2
MỤC LỤC
Trang
3
PHẦN 1.
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Với trên 70% diện tích rừng tự nhiên là nơi cư trú ít nhất 1/3 dân số
quốc gia, vùng rừng núi Việt Nam giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển
của đất nước, là nơi đã và đang được sự quan tâm của nhà nước. Đây cũng là
nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với nguồn lợi sinh kế phụ
thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên trong đó chủ yếu là tài nguyên rừng
(TNR) và đất rừng. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên hiện nay đang dần cạn kiệt
và suy thoái nghiêm trọng. Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước tính có
khoảng 14,3 triệu ha với tỷ lệ che phủ là 43,8% trên mức an toàn sinh thái là
33%. Năm 1976, giảm xuống còn 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ còn 34%. Năm
1985, còn 9,3 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 30%. Năm 1995, còn 8 triệu ha và tỷ
lệ che phủ là 28%. Trong thời kỳ 1945 – 1975 cả nước mất khoảng 3 triệu ha
rừng, bình quân 100.000 ha/năm. Quá trình mất rừng diễn ra nhanh hơn ở giai
đoạn 1975 – 1990 mất 2,8 triệu ha, bình quân 140.000ha/năm. Nguyên nhân
chính làm mất rừng là do dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy tràn lan,
chăn thả gia súc bừa bãi..., (Dẫn theo Hương Thảo, 2010).[6]
Việt Nam được coi là một trong những trung tâm về đa dạng sinh học
(ĐDSH) của khu vực cũng như của thế giới. Song cùng với những tác động
tiêu cực của con người đặc biệt là cộng đồng các dân tộc thiểu số, vùng cao đã
làm cho tài nguyên rừng ở Việt Nam bị suy thoái nghiêm trọng kéo theo đó là
nhiều loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và đang rất
cần được bảo vệ. Chính vì vậy mà các Khu bảo tồn thiên nhiên và các Vườn
quốc gia được thành lập nhằm bảo vệ đa dạng sinh học.
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng được thành lập theo
Quyết định số 3841/QĐ - UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, ngày
01 tháng 12 năm 1999. Khu bảo tồn được quy hoạch theo ranh giới trên địa
bàn 6 xã và 1 thị trấn gồm: Đình Cả, Phú Thượng, Thượng Nung, Thần Sa,
Sảng Mộc, Vũ Chấn, Nghinh Tường, với tổng diện tích tự nhiên là 18.858,9
ha và đã được Ủy ban nhân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số
4
1563/QĐ - UB ngày 08 tháng 8 năm 2007. Trong đó rừng tự nhiên là 17.639
ha; rừng trồng 197,3 ha; diện tích không có rừng trên 1.000ha do Ban quản lý
khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trực tiếp quản lý và bảo vệ.
Là khu rừng nguyên sinh đặc dụng, được Nhà nước công nhận di tích khảo cổ
quốc gia từ nhiều năm nay, Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
thuộc địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất nhiều về mặt
du lịch và sinh thái. Tuy nhiên, tình hình khai thác và tác động của người dân
vào rừng vẫn còn nhiều, không chỉ người dân ở trong khu bảo tồn mà còn có
nhiều cộng đồng dân cư sống ở vùng đệm của khu bảo tồn cũng có những tác
động không nhỏ làm ảnh hưởng xấu đến tài nguyên rừng. Để giải quyết vấn
đề này được hiệu quả thì việc khuyến khích người dân bản địa tham gia vào
công tác bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học sẽ là lựa chọn tối ưu. Trong
những năm qua, người dân vào rừng khai thác tài nguyên, canh tác nương rẫy
rất phổ biến, đặc biệt tại các khu vực vùng đệm quanh khu bảo tồn, những
năm gần đây hiện tượng này có giảm song vẫn còn rất nhiều tác động của
người dân gây ảnh hưởng xấu đến rừng. Bởi vậy cần có các hoạt động điều tra
tác động của người dân để từ đó làm căn cứ đề xuất các giải pháp cụ thể phù
hợp với khu vực.
Sảng Mộc là một xã miền núi nằm trong khu vực vùng đệm của Khu
bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng với tập quán canh tác và sống
chủ yếu dựa vào rừng, người dân trong xã từ xưa đến nay vẫn có thói quen
khai thác nguồn tài nguyên rừng để phục vụ cuộc sống. Do diện tích đất lâm
nghiệp của xã lớn, lại là xã vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật khá
phong phú có nhiều loại gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VI, song đến nay trữ
lượng không còn nhiều. Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu
là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu... Trong
9.107,74 ha rừng có: Rừng phòng hộ: 3.014,63 ha, Rừng đặc dụng: 1.904,55
ha, Rừng sản xuất: 4.188,56 ha. Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng,
gồm các loại thú rừng, bò sát, chim…Trong thời gian qua người dân xã Sảng
Mộc đã có những tác động không nhỏ đến tài nguyên rừng của Khu bảo tồn...
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Đánh giá
5