Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Nhu Cầu Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Và Công Chức Cấp Xã Huyện Tam Nông Tỉnh Phú Thọ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Trọng Vĩnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, truyền thụ về kiến thức, sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ tận tình
về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân. Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm
ơn sâu sắc đến:
- Khoa Sau Đại học, Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Lâm
nghiệp;
- TS. Nguyễn Phúc Thọ, người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn;
- Các Thầy giáo, Cô giáo đã truyền thụ cho tôi những kiến thức trong
quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua;
- Uỷ ban nhân dân huyện Tam Nông, Ban tổ chức Huyện ủy Tam
Nông, phòng Nội vụ huyện và UBND các xã, thị trấn thuộc huyện Tam Nông,
đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp tài liệu và hỗ trợ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các tập thể, cá
nhân, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành bản Luận văn này./.
Tam Nông, tháng 02 năm 2014
Tác giả luận văn
Trần Trọng Vĩnh
iii
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ NHU
CẦUĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ VÀ CÔNG CHỨC CẤP XÃ ........ 6
1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công
chức cấp xã.................................................................................................... 6
1.1.1. Cán bộ và công chức cấp xã............................................................ 6
1.1.2. Đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức cấp xã 9
1.1.3. Nội dung đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công
chức cấp xã................................................................................................ 9
1.1.4. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và công chức cấp xã 10
1.1.4.2. Khái niệm đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ....................... 12
1.1.5. Vai trò của công tác đào tạo để nâng chất lượng cán bộ nhằm phát
triển kinh tế.............................................................................................. 21
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và
công chức cấp xã của huyện Tam Nông ................................................ 22
1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng................................... 25
1.2.1. Quan điểm của Đảng ta về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và
công chức ................................................................................................ 25
1.2.2. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của các
nước trên thế giới .................................................................................... 26
iv
1.2.3. Thực trạng và kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã ở một số địa phương .................................................................... 27
1.2.4. Các công trình nghiên cứu liên quan ............................................ 31
1.2.5 Bài học kinh nghiệm rút ra sau nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn........................................................................................................... 33
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 34
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu ............................................ 34
2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................ 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 38
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu: ................................................................. 38
2.2.2 . Phương pháp thu thập số liệu....................................................... 38
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 41
2.2.4. Phương pháp phân tích.................................................................. 41
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu:....................................................... 42
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 43
3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ và công chức cấp xã huyện Tam Nông, tỉnh
Phú Thọ ....................................................................................................... 43
3.1.1. Thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ và công chức cấp
xã của huyện............................................................................................ 43
3.1.2. Tình hình công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức cấp xã
ở huyện Tam Nông.................................................................................. 74
3.1.3. Đánh giá nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
................................................................................................................. 83
3.2. Đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và công chức cấp
xã ............................................................................................................... 101
3.2.1. Quan điểm, định hướng về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã ................................................................................... 101
v
3.2.2 . Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn nhân
lực cán bộ, công chức cấp xã. ............................................................... 102
3.2.3. Cải cách thủ tục hành chính, tinh giản bộ máy quản lý .............. 103
3.2.4. Một số đề xuất và giải pháp khắc phục về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ và công chức cấp xã ....................................................... 104
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ........................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
2.1 Đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của các hình thức đào tạo 20
2.2 Số mẫu điều tra tại các cơ sở 39
3.1 Trình độ cán bộ cấp xã huyện Tam Nông 48
3.2 Trình độ công chức cấp xã huyện Tam Nông 50
3.3 Thông tin chung về cán bộ, công chức cấp xã 58
3.4 Điều kiện làm việc của cán bộ, công chức 60
3.5
Đánh giá của cán bộ lãnh đạo cấp huyện về các điều kiện
làm việc của cán bộ, công chức cấp xã 62
3.6 Ý kiến của cán bộ 63
3.7 Mức độ hiểu biết của cán bộ 66
3.8
Đánh giá của cán bộ cấp huyện về năng lực hiện nay của
cán bộ, công chức cấp xã. 70
3.9
Tự đánh giá của cán bộ, công chức cấp xã về năng lực của
họ
71
3.10
Đánh giá của cộng đồng về năng lực cán bộ, công chức cấp
xã
73
3.11
Ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức cấp xã về công tác
đào tạo và bồi dưỡng 78
3.12
Các lĩnh vực kỹ năng và kiến thức cần cho cán bộ, công
chức cấp xã 84
3.13 Những kỹ năng/kiến thức đã có của cán bộ, công chức cấp x 86
3.14 Những khó khăn của cán bộ, công chức cấp xã 89
3.15
Ý kiến đề xuất của cán bộ cấp huyện về vấn đề đào tạo và
bồi dưỡng 92
vii
3.16
Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã theo độ tuổi, giới tính,
văn hoá và trình độ chuyên môn
94
3.17 Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức cấp xã 96
3.18 Khoá học mà học viên muốn tham gia 97
3.19 Khoá học mà học viên cần 98
3.20
Ý kiến của cán bộ, công chức cấp xã về giải pháp nâng cao
năng lực cán bộ, công chức cấp xã 99
1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thực hiện trực
tiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Vì vậy, việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã) có đủ phẩm
chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết sức quan trọng cả
trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Xuất phát từ vị trí quan trọng của cơ sở xã, phường, thị trấn, Hội nghị
lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết số 17-
NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt
động hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”. Sau khi Nghị quyết ra đời,
Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10
năm 2003; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003; Nghị
định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 quy định về chức danh, số lượng,
một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và
những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết của Trung ương và các Nghị định
của Chính phủ; Tỉnh ủy, UBND các địa phương trên cả nước đã có nhiều giải
pháp tích cực để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã. Các cấp ủy đã coi trọng và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy
hoạch và không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức các mặt của đội ngũ cán
bộ ở cơ sở. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từng bước được
phát triển cả số lượng và chất lượng. Việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã và đưa sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng về xã,
phường, thị trấn công tác đã từng bước trẻ hóa và nâng cao trình độ về các
2
mặt của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Chất lượng đội ngũ được nâng lên
cả về trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị và kinh nghiệm thực
tiễn. Hệ thống chính trị ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần to
lớn trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải
thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần quan
trọng đảm bảo ổn định quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Trong những năm qua, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
huyện Tam Nông đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư, tạo những điều kiện
thuận lợi nhất trong khả năng cho phép về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã.
Tuy nhiên, do “lịch sử” để lại còn có không ít cán bộ, công chức cấp xã
trong hệ thống chính trị chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, không được
thường xuyên bồi dưỡng bổ trợ kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức
pháp luật, kỹ năng hành chính, tin học... Vì vậy chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu
quản lý điều hành ở địa phương.
Cán bộ, công chức cấp xã hầu hết chưa qua đào tạo chính qui, cơ bản;
còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng. Họ chỉ có trình độ văn
hoá trung học phổ thông, trung học cơ sở, có chút năng khiếu và nhiệt tình;
chưa có phương pháp công tác, phương pháp tổ chức hoạt động khoa học;
trong công tác còn lúng túng, bị động, phải kiêm nhiệm nhiều công việc.
Trên thực tế, cán bộ, công chức cấp xã đang phải tiếp nhận, xử lý một
khối lượng công việc ngày càng nhiều. Trong khi nhiều cán bộ, công chức ở
cấp xã lại không được đào tạo cơ bản, nhiều chế độ chính sách liên tục được
thay đổi nhưng ít được bồi dưỡng nghiệp vụ. Việc nắm bắt thông tin chậm
dẫn tới thiếu tính nhạy bén, linh hoạt trong xử lý công việc, hiệu quả thực thi
công vụ còn thấp, gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng tới sự phát triển về
kinh tế, xã hội của địa phương.
3
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng của đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã, về trình độ, năng lực và việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức cấp xã ở huyện Tam Nông thời gian qua, nhưng nguyên nhân chủ
yếu là do chúng ta chưa có đủ chương trình, nội dung, phương thức, phương
pháp và nguồn kinh phí phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng, cũng như chế độ
đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã.
Theo đánh giá tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tam Nông lần
thứ XXVIII: "công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và công chức cấp xã
của huyện Tam Nông vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nguyên nhân chủ yếu
là do chưa có những đột phá mới về chính sách, để đổi mới thật sự và nâng
cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức chính
quyền cơ sở ở địa phương"...
Vì vậy, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức cấp
xã là cần thiết, là giải pháp cơ bản mà chúng ta cần phải tập trung nghiên cứu,
hoàn thiện, bảo đảm có hiệu quả cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và
công chức cấp xã của địa phương.
Xác định đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức cấp xã là nhiệm vụ
quan trọng có ý nghĩa then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoáxã hội ở cơ sở. Xuất phát từ yêu cầu đó, nên tác giả quyết định chọn Đề tài:
“Đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức cấp xã huyện
Tam Nông” làm Luận văn Cao học.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức cấp xã
của huyện Tam Nông; từ đó đề xuất một số giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ và công chức cấp xã của huyện Tam Nông giai đoạn hiện nay.
4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về đào tạo, nhu cầu đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức cấp xã.
- Đánh giá thực trạng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức
cấp xã của huyện Tam Nông trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức
cấp xã của huyện Tam Nông trong những năm tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng
Nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức cấp xã của
huyện Tam Nông, gồm hai vấn đề chính:
- Nghiên cứu về đội ngũ cán bộ và công chức các xã, thị trấn.
- Nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ và công chức
cấp xã của huyện Tam Nông.
- Đối tượng khảo sát của đề tài là cán bộ và công chức hiện đang công
tác tại một số xã của huyện Tam Nông. Cụ thể:
+ Cán bộ cấp xã bao gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó
Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Chủ
tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông
dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
+ Công chức cấp xã gồm: Trưởng Công an, Chỉ huy Trưởng Quân sự;
Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường;
Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hoá - Xã hội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu một số vấn đề về đội ngũ cán bộ và công chức cấp xã.
5
+ Thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức cấp xã.
+ Đề xuất một số giải pháp về việc sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã và nội dung chương trình, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ và công chức cấp xã cho phù hợp.
- Phạm vi về không gian:
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Tam Nông; trong đó chọn nghiên
cứu cụ thể tại 4 xã, thị trấn.
+ Thị trấn Hưng Hóa
+ Xã Dị Nậu
+ Xã Cổ Tiết
+ Xã Hương Nha
- Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu được thu thập: Số liệu đã công bố thu thập 3 năm, từ năm
2010 đến năm 2013, số liệu mới chúng tôi tiến hành điều tra năm 2013.
+ Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài được tiến hành trong 12
tháng, từ tháng 02 năm 2013 đến tháng 02 năm 2014.