Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Nhận Thức Và Tác Động Của Cộng Đồng Đối Với Công Tác Quản Lý Và Bảo Vệ Tài Nguyên Rừng Tại Kbttb Pù Hu Huyện Quan Hóa Tỉnh Thanh Hóa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tập tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, nhằm đánh giá
kết quả học tập và bƣớc đầu làm quen với nghiên cứu khoa học và các vấn đề
thực tế của ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên (CT Chuẩn). Đƣợc sự đồng
ý của Trƣờng ĐH Lâm nghiệp và Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi
trƣờng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá nhận thức và tác động của
cộng đồng đối với công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng tại KBTTN
Pù Hu, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.”
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp
em đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Trƣờng đặc
biệt là các thầy cô giáo Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng. Với
lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trƣờng,
các thầy cô Khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng và đặc biệt là Ths.
Tạ Tuyết Nga đã hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Ban quản lý KBTTN Pù Hu,
cùng gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành bài
khóa luận này.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng song do thời gian và năng lực có
hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất
mong những ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy cô giáo và các bạn để bài
khóa luận tốt nghiệp đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2018
Sinh Viên
Phạm Thị Diệu Linh
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
CHƢƠNG I ....................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................... 3
1.1. Một số khái niệm chính.............................................................................. 3
1.2. Nghiên cứu về bảo tồn và quản lý tài nguyên rừng trên thế giới............... 4
1.3. Nghiên cứu về bảo tồn và quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam ............. 5
1.4. Nghiên cứu về bảo tồn và quản lý tài nguyên rừng tại KBTTN Pù Hu..... 6
CHƢƠNG II.................................................................................................... 10
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG..................................... 10
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 10
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 10
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 10
2.3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 10
2.4. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 11
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 11
2.5.1. Phƣơng pháp luận.................................................................................. 11
2.5.2. Phƣơng pháp kế thừa và thu thậptài liệu............................................... 13
2.5.3.Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp ....................................................... 13
2.5.4. Phƣơng pháp phân tích,xử lý số liệu..................................................... 16
CHƢƠNG III................................................................................................... 17
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,........................................................... 17
iii
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................. 17
3.1. Đặc điểm Khu vực nghiên cứu................................................................. 17
3.2. Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 19
3.2.1.Vị trí địa lý và ranh giới......................................................................... 19
3.2.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo .................................................................. 19
3.2.3. Đặc điểm về khí hậu,thủy văn............................................................... 20
3.2.4. Đặc điểm về địa chất,thổ nhƣỡng ......................................................... 21
3.2.5. Đa dạng sinh học Khu bảo tồn.............................................................. 21
3.2.6.Giá trị văn hóa và cảnh quan.................................................................. 28
3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................... 29
3.3.1. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 29
3.3.2. Đặc điểm dân cƣ, dân tộc và dân số...................................................... 31
3.3.3. Lao động và phân bố lao động.............................................................. 31
3.3.4. Cơ sở hạ tầng và văn hóa giáo dục........................................................ 32
3.3.5. Các công trình phúc lợi khác ................................................................ 33
3.3.6. Nhận xét chung về điều kiện KT-XH ảnh hƣởng đến công tác quản lý
tài nguyên rừng tại KBTTN ............................................................................ 34
CHƢƠNG IV .................................................................................................. 35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 35
4.1. Nhận thức và thái độ về công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng giữa
các nhóm đối tƣợng trong cộng đồng. ............................................................ 35
4.1.1. Đối với ngƣời dân ................................................................................. 35
4.1.2. Nhận thức của học sinh về tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.... 42
4.2.Vai trò của các nhóm đối tƣợng trong cộng đồng đến công tác quản lý và
bảo vệ tài nguyên rừng tại xã Thanh Xuân và Hiền Kiệt, KBTTN Pù Hu..... 48
4.3. Vai trò của các cơ quan, đơn vị nhà nƣớc và mối quan hệ với cộng đồng
địa phƣơng trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng tại xã Thanh
Xuân và Hiền Kiệt, KBTTN Pù Hu ................................................................ 50
iv
4.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,thách thức trong công tác bảo vệ tài nguyên
rừng dựa vào cộng đồng.................................................................................. 53
4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng dựa
vào cộng đồng tại khu vực nghiên cứu. .......................................................... 56
4.5.1. Nhóm giải pháp quản lý nhà nƣớc quản lý bảo, bảo vệ........................ 56
4.5.2. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, giáo dục ........................................... 58
4.5.3.Tăng cƣờng kiểm tra xử lý các đối tƣợng vi phạm................................ 59
4.5.4. Nhóm giải pháp tăng cƣờng phát triển kinh tế...................................... 59
KẾT LUẬN , TỒN TẠI VÀKHUYẾN NGHỊ............................................... 61
1. Kết luận ....................................................................................................... 61
2.Tồn tại .......................................................................................................... 62
3. Kiến nghị..................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
BQL KBTTN Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên
BVR Bảo vệ rừng
BVR&PCCCR Bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
DVMTR Dịch vụ chi trả môi trƣờng rừng
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
KBT Khu bảo tồn
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PCCCR Phòng cháy chữa cháy
QL&BVTNR Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng
QL 15A Quốc lộ 15A
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
TNR Tài nguyên rừng
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
THCS Trung học cơ sở
THCSBT Trung học cơ sở Bán trú
TNR Tài nguyên rừng
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
UBND Ủy ban nhân dân
VQG Vƣờn quốc gia
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT.................................... 16
Bảng4.1: Đánh giá nhận thức của ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu............ 35
Bảng 4.2: Nhận thức của ngƣời dân theo thu nhập hộ gia đình...................... 37
Bảng 4.3: Bảng so sánh nhận thức của ngƣời dân theo nghề nghiệp ............. 38
Bảng 4.4:Nhận thức của ngƣời dân theo thành phần dân tộc ......................... 39
Bảng 4.5:Nhận thức của ngƣời dân theo độ tuổi ............................................ 40
Bảng 4.6: Nhận thức của ngƣời dân theo giới tính ......................................... 41
Bảng 4.7: Kết quả tổng hợp so sánh nhận thức theo các nhóm đối tƣợng trong
cộng đồng ........................................................................................................ 42
Bảng 4.8. Nhận thức của học sinh theo giới tính............................................ 45
Bảng 4.9. Nhận thức của học sinh theo độ tuổi .............................................. 46
Bảng 4.10. Nhận thức của học sinh theotrình độ học vấn .............................. 46
Bảng 4.11. Nhận thức của học sinh theo thành phần dân tộc ......................... 47
Bảng 4.12. Kết quả tổng hợp so sánh nhận thức theo các nhóm đối tƣợng.... 48
Bảng 4.13: Vai trò của các đơn vị, cơ quan Nhà nƣớc đến công tác quản lý và
bảo vệ tài nguyên rừng.................................................................................... 50
Bảng 4.14: Mô hình phân tích SWOT về thực trạng công tác quản lý........... 53
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.Câu khẩu hiệu đƣợc đặt trƣớc cổng BQL KBT ................................. 7
Hình 3.1. Cơ quan ban quản lý KBTTN Pù Hu.............................................. 18
Hình 3.2. Một cá thể gấu ngựa mới sinh đƣợc phát hiện tại khu bảo tồn Pù Hu
......................................................................................................................... 28
Hình 4.1. Biểu đồ kết quả đánh giá nhận thức của 30 học sinh...................... 44
tại 02 trƣờng THCS......................................................................................... 44
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gần năm thập kỷ qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và đã đạt đƣợc nhiều
thành tựu trong công tác quản lý bảo tồn hệ thống rừng đặc dụng, vai trò của các
khu bảo tồn, VQG ngày càng đƣợc khẳng định. Nhận thức về vai trò của rừng
đặc dụng đối với bảo vệ đa dạng sinh học, môi trƣờng trong xã hội đƣợc tăng
cƣờng đáng kể.Tuy nhiên,điều khó khăn lớn nhất gặp phải trong công tác quản
lý khu bảo tồn là cộng đồng dân cƣ sinh sống phía ngoài, sát với khu bảo tồn,
thậm chí ngay cả trong khu bảo tồn đã tạo sức ép nặng nề lên quản lý và bảo tồn
các giá trị đa dạng sinh học tại KBT. Với những áp lực từ việc gia tăng dân
số;nghèo đói;hoạt động kinh tếtheo phong tục tập quán chủ yếu dựa vào khai
thác tài nguyên rừng,trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp,kiến thức bản
địa chƣa đƣợc phát huy, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chƣa phát
triển.Trong những năm gần đây, Nhà nƣớc đã ban hành và áp dụng nhiều chính
sách có tác động mạnh đến đời sống của nhân dân nhƣ: giao đất lâm nghiệp
khoán quản lý bảo vệ rừng quy chế quản lý rừng phòng hộ, quy chế hƣởng
lợi.Tuy nhiên các sinh kế tạo nguồn thu nhập khác cho ngƣời dân địa phƣơng
chƣa bù đắp đƣợc sự thiếu hụt lớn lao này. Chính vì vậy, đã gây ra mâu thuẫn
giữa các khu bảo tồn, VQG với ngƣời dân địa phƣơng - những ngƣời đã và
đang sống phụ thuộc một phần vào nguồn TNR. Do đó, việc tồn tại những tác động
bất lợi của ngƣời dân vào TNR là một tất yếu.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huthuộc tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố
Thanh Hóa 140km về phía Tây Bắc theo đƣờng Quốc lộ 15A và quốc lộ 47.
Đƣợc thành lập với diện tích 23.835,96ha, trong đó hơn 23.149 ha rừng đặc
dụng cần đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là KBT có nhiều loài động, thực vật
quý, hiếm, có tên trong sách Đỏ Việt Nam và Thế giới nhƣng chúng đang đƣợc
xem là đối tƣợng bị săn lùng, khai thác và đối mặt với nhiều mối đe dọa nhƣ
khai thác trái phép, quá trình làm nƣơng rẫy, chăn thả gia súc và cháy rừng,..
làm cho tài nguyên rừng bị tàn phá và suy giảm. Cùng với đó là những hạn chế
2
trong công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên rừng của Ban quản lý KBT và của
chính quyền địa phƣơng, tài nguyên rừng hiện nay đang gặp khó khăn để tồn tại
và phát triển. Và nếu không có các giải pháp bảo vệ thì tài nguyên rừng sẽ ngày
bị mất đi, và không có khả năng phục hồi. Chính vì vậy,để thực hiện tốt công tác
quản lý bảo tồn không thể thiếu đƣợc sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cƣ
xung quanh KBT vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm thực hiện
mục tiêu quản lý rừng đạt đƣợc hiệu quả cao.
Xuất phát từ lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá nhận thức
và tác động của cộng đồng đối với công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng
tại KBTTB Pù Hu, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.” Với mong muốn bổ
sung thêm cơ sở dữ liệu về nhận thức và tác động của cộng đồng địa phƣơng
xung quanh khu bảo tồn đến công tác quản lý tài nguyên rừng, từ đó đề xuất giải
pháp trong công tác quản lý và phát triển tài nguyên rừng tại khu vực này.
3
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm chính
Sau đây là một số khái niệm chính có liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
-Cộng đồng (commune) theo tổ chức FAO (1990) đƣợc định nghĩa là
“những ngƣời sống tại chỗ trong một tổng thể hoặc là một nhóm ngƣời sinh
sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung”.
Ở Việt Nam, cộng đồng đƣợc hiểu là những nhóm ngƣời có những đặc
điểm về thái độ, cách ứng xử, tập quán sinh hoạt và ƣớc muốn tƣơng đối giống
nhau, kể cả những tổ chức xã hội do cộng đồng lập ra cùng sống trong bối cảnh
tự nhiên, kinh tế, xã hội. cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống
chung trong cùng một môi trƣờng thƣờng là có cùng các mối quan tâm
chung.Cộng đồng là cộng đồng dân cƣ cùng nhau cƣ trú lâu đời. Khái niệm này
còn đƣợc hiểu là các nhóm hộ/dòng họ cùng chung sống trong một thôn làng có
các quan hệ huyết thống hoặc các truyền thống, tập quán quản lý chung một
phần tài nguyên đất, rừng.
-Quản lý rừng cộng đồng: khái niệm về quản lý rừng cộng đồng đã đƣợc đề
cập hàng thập kỷ nay nhƣng trên thực tế vẫn chƣa có một định nghĩa trọn vẹn.
Nhìn nhận một cách tổng quát và chung nhất thì quản lý rừng cộng đồng đề cập
đến những hoạt động của cộng đồng nhằm hƣớng tới việc quản lý và sử dụng
bền vững nguồn tài nguyên rừng. Ngoài ra, việc quản lý rừng cộng đồng không
chỉ đóng khung trong các hoạt động của cộng đồng mà nó liên quan đến nhiều
bên tham gia nhƣ các nhà lập định chính sách, các tổ chức chính phủ, phi chính
phủ, các cơ quan tài trợ và các nhà khoa học. Sự tham gia của các tổ chức này ít
nhiều cũng có tác động đến tiến trình quản lý, bảo vệ rừng cũng nhƣ điều kiện
kinh tế, xã hội của các cộng đồng.
Trên thế giới khái niệm quản lý rừng cộng đồng lần đầu tiên đƣợc tổ chức
FAO đƣa ra vào năm 1978 trong hội nghị lâm nghiệp thế giới đó là “tất cả các
hoạt động lâm nghiệp mà cộng đồng ngƣời dân tham gia, bao gồm những hoạt