Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá nhận thức về môi trường, tài nguyên và đề xuất giải pháp nâng cao quản lý vùng đới bờ huyện đất đỏ , tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dựa vào cộng đồng :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và Môi trường
PREMIUM
Số trang
138
Kích thước
2.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
851

Đánh giá nhận thức về môi trường, tài nguyên và đề xuất giải pháp nâng cao quản lý vùng đới bờ huyện đất đỏ , tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dựa vào cộng đồng :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và Môi trường

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ MINH KHA

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG,

TÀI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG

CAO QUẢN LÝ VÙNG ĐỚI BỜ HUYỆN ĐẤT

ĐỎ, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU DỰA VÀO

CỘNG ĐỒNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Mã chuyên ngành: 8.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

`

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ MINH KHA

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG,

TÀI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG

CAO QUẢN LÝ VÙNG ĐỚI BỜ HUYỆN ĐẤT

ĐỎ, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU DỰA VÀO

CỘNG ĐỒNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Mã chuyên ngành: 8.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

`

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Nguyễn Hải Âu

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường

Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 07 năm 2021

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Hùng Anh - Chủ tịch Hội đồng

2. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đào Nguyên Khôi - Phản biện 1

3. Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Bình - Phản biện 2

4. Tiến sỹ Đinh Thanh Sang - Ủy viên

5. Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Trúc - Thư ký

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG VIỆN TRƯỞNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Lê Minh Kha MSHV: 17000691

Ngày, tháng, năm sinh: 24/09/1979 Nơi sinh: Vũng Tàu

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số:8.85.01.01

I. TÊN ĐỀ TÀI: “Đánh giá nhận thức về môi trường, tài nguyên và đề xuất giải

pháp nâng cao quản lý vùng đới bờ huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dựa vào

cộng đồng”.

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

- Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá nhận thức cộng đồng về môi trường, tài nguyên vùng

đới bờ.

- Đánh giá nhận thức cộng đồng về môi trường, tài nguyên vùng đới bờ.

- Xác định các mối đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, tài nguyên vùng đới bờ.

- Đề xuất giải pháp cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý môi trường, tài nguyên

vùng đới bờ.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

Căn cứ Quyết định số 73/QĐ-DDHCN ngày 14/01/2020 của Hiệu trưởng Trường

Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh về việc giao đề tài và cử người

hướng dẫn luận văn thạc sĩ.

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 14 tháng 04 năm 2021.

V. NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Hải Âu.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 04 năm 2021

NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

Nguyễn Hải Âu

VIỆN TRƯỞNG

i

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay học viên đã hoàn thành luận văn thạc

sĩ khoa học ngành quản lý tài nguyên và môi trường. Luận văn thạc sĩ khoa học

ngành quản lý tài nguyên và môi trường với đề tài: “Đánh giá nhận thức về môi

trường, tài nguyên và đề xuất giải pháp nâng cao quản lý vùng đới bờ huyện Đất

Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dựa vào cộng đồng” là do học viên cao học Lê Minh

Kha thực hiện và hoàn thành vào tháng 09 năm 2020, giáo viên hướng dẫn là TS.

Nguyễn Hải Âu, Viện Môi trường và Tài nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc tới TS. Nguyễn Hải Âu, người đã trực tiếp tận tâm hướng dẫn tôi nghiên cứu

thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Công nghiệp thành phố

Hồ Chí Minh. Đặc biệt là các thầy cô giáo thuộc Viện Khoa học Công nghệ và

Quản lý Môi trường thuộc trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã

tận tình giảng dạy truyền đạt kiến thức để tôi hoàn thành khóa học và làm nền tảng

cho tôi hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của Sở Tài

nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi

được nghiên cứu trong thời gian thực hiện luận văn.

Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được nguồn động viên to lớn của gia đình, bạn bè giúp

tôi có điều kiện để hoàn thành luận văn.

ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đất Đỏ là huyện ven biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có tiềm lực mạnh về kinh tế,

đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ, du lịch và chế biến thủy hải sản. Trong những

năm qua, nền kinh tế của huyện Đất Đỏ đã có những bước phát triển hết sức quan

trọng, kéo theo đó là các sức ép lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường cũng ngày

một gia tăng. Đặc biệt là vùng đới bờ đã bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực,

nhiều nguồn tài nguyên, sinh cảnh bị suy thoái do khai thác quá mức. Do đó, rất cần

thiết thực hiện Đề tài để đảm bảo phát triển ổn định vùng đới bờ của huyện Đất Đỏ.

Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí bằng phương pháp cộng trọng số đơn

giản và xác định trọng số theo phương pháp tiến trình thứ bậc, học viên xây dựng

03 bộ chỉ thị đặc trưng đánh giá nhận thức về tài nguyên, môi trường vùng đới bờ

của huyện Đất Đỏ cho 03 nhóm đối tượng: Cộng đồng địa phương, cộng đồng quản

lý và cộng đồng tổ chức kinh tế. Trên cơ sở các bộ chỉ thị được xây dựng, học viên

tiến hành điều tra, phỏng vấn 426 đối tượng có liên quan và tổng hợp, đánh giá, kết

hợp tham khảo ý kiến 10 chuyên gia nên đã xác định được 05 mối đe dọa nghiêm

trọng phát sinh do quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo mức độ từ cao đến thấp:

1) Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản tự nhiên; 2) khai thác, chuyển đổi mục

đích sử dụng đất nông nghiệp, đất ngập nước ven biển cho các dự án phát triển; 3)

khai thác và làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển; 4) chất thải từ hoạt

động công nghiệp và 5) chất thải phát sinh từ hoạt động nuôi trồng thủy sản. Hơn

thế nữa, học viên đã nghiên cứu các giải pháp từ các công trình nghiên cứu của các

nước đã được công bố trong thời gian gần đây, các chính sách của nhà nước và cách

thức quản lý đang tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương để đề xuất các giải

pháp thực hiện dựa vào cộng đồng, phù hợp với đặc trưng vùng đới bờ của huyện

Đất Đỏ nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên, môi trường vùng đới

bờ.

iii

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là công cụ hỗ trợ hữu hiệu giúp các nhà quản

lý hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện, góp phần phát triển ổn định, bền

vững vùng đới bờ của Đất Đỏ.

iii

ABSTRACT

Dat Do is a coastal district of Ba Ria - Vung Tau province. This district has a strong

economic potential, especially in the fields of services, tourism and seafood

processing. Over the past years, the economy of Dat Do district has made very

important developments, leading to increasing pressure on natural resources and the

environment. Especially, the coastal zone has been affected by negative impacts,

many natural resources and habitats have been degraded due to over exploitation.

Therefore, it is very necessary to implement the research to ensure stable

development of the coastal zone of Dat Do district.

Using the method of Multiple Attribute Decision Analysis (MADA) by method of

Simple Additive Weighting (SAW) and Analytic Hierarchy Process (AHP), the

author has established 3 sets of indicators of community awareness assessment on

natural resources and environment in the coastal zone of Dat Do District. The three

indicators are: 1) the local community, 2) the community management, and 3) the

community economic organization. Based on the set of indicators estab- lished, the

author has studied and interviewed 426 stakeholders in which he has ana- lyzed,

assessed, consulted 10 experts and identified 5 major threats, three of which are

related to natural resource utilization and two are threats to the environment. The

author also identified serious threats from high to low, which are: 1)

overexploitation of fisheries, 2) changing agricultural land and coastal wetlands for

development pro- jects, and 3) exploiting and reducing mangrove forests, 4)

industrial waste, and 5) waste generated from aquaculture. In addition, the author

has researched the solutions from the recently published articles, state policies and

local authority to propose com- munity-based implementation viable solutions,

which are to conduct the effectiveness and to improve natural resources and

environment management.

iv

The result of this research is a very important tool to support the local gov￾ernmental managers in policy making and implementation. As a result, Dat Do

District will be sustainable for more growth and prosperity.

v

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Đánh giá nhận thức về môi trường, tài

nguyên và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vùng đới bờ huyện Đất Đỏ,

tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu dựa vào cộng đồng” là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi

thực hiện, không sao chép bất kỳ kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học

nào khác. Trong quá trình thực hiện Luận văn, các thông tin thứ cấp được sử dụng

đều được chỉ dẫn rõ ràng và đầy đủ nguồn tài liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội

dung Luận văn của mình.

HỌC VIÊN

Lê Minh Kha

vi

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ............................................................................ ii

ABSTRACT.............................................................................................................. iii

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................v

MỤC LỤC................................................................................................................. vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... xii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. xiv

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................3

2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát.............................................................................3

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ..................................................................................3

3. Đối tượng và phạm vi giới hạn của đề tài...............................................................3

3.1 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3

3.2 Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................4

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................5

4.1 Tính khoa học của đề tài .......................................................................................5

4.2 Tính thực tiễn của đề tài........................................................................................5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU...................................7

1.1 Các khái niệm chính..............................................................................................7

1.1.1 Khái niệm về đới bờ và tài nguyên vùng đới bờ................................................7

1.1.2 Khái niệm quản lý môi trường (QLMT) dựa vào cộng đồng ............................8

1.1.3 Nhận thức cộng đồng .......................................................................................10

1.1.4 Vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên..............................................11

vii

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .........................................................12

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ....................................................................12

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước.....................................................................17

1.3 Đặc điểm vùng nghiên cứu .................................................................................21

1.3.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................21

1.3.2 Đặc điểm địa hình ............................................................................................22

1.3.3 Đặc điểm khí hậu .............................................................................................23

1.3.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................26

1.4 Các nguy cơ gây tác động đến môi trường, tài nguyên vùng đới bờ do quá trình

phát triển KTXH .......................................................................................................32

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................33

2.1 Sơ đồ nghiên cứu.................................................................................................33

2.2 Nội dung nghiên cứu...........................................................................................34

2.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................34

2.3.1 Phương pháp thu thập, tham khảo tài liệu và xử lý số liệu..............................34

2.3.2 Phương pháp xác định trọng số theo AHP.......................................................34

2.3.3 Phương pháp phân tích đa tiêu chí bằng SAW ................................................39

2.3.4 Phương pháp điều tra, phỏng vấn.....................................................................41

2.3.5 Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................................45

2.3.6 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu................................................................45

2.3.7 Phương pháp phân tích, đánh giá .....................................................................45

2.3.8 Phương pháp chuyên gia ..................................................................................46

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................48

3.1 Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá nhận thức của cộng đồng về môi trường, tài

nguyên vùng đới bờ...................................................................................................48

3.1.1 Thiết lập bộ chỉ thị sơ bộ..................................................................................48

3.1.2 Sàng lọc và hình thành bộ chỉ thị chính thức...................................................56

3.2 Đánh giá nhận thức cộng đồng về môi trường, tài nguyên vùng đới bờ.............69

3.2.1 Nhận thức và thái độ của cộng đồng địa phương.............................................69

3.2.2 Nhận thức và thái độ của cộng đồng quản lý...................................................75

3.2.3 Nhận thức và thái độ của cộng đồng tổ chức kinh tế .......................................79

3.2.4 Nhận diện các mối đe dọa đến môi trường, tài nguyên vùng đới bờ...............84

viii

3.3 Xác định các mối đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, tài nguyên vùng đới bờ

...................................................................................................................................86

3.4 Đề xuất các giải pháp cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý môi trường, tài

nguyên vùng đới bờ...................................................................................................88

3.4.1 Giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tự nhiên......................88

3.4.2 Giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất vùng đới bờ ....................91

3.4.3 Giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý RNM ......................................95

3.4.4 Giải pháp phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường...........................97

3.4.5 Giải pháp nuôi trồng thủy sản hợp lý, thân thiện môi trường..........................99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................102

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................104

PHỤ LỤC................................................................................................................110

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .......................................................121

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!