Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá năng lực thích ứng với xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp ở các huyện ven biển tỉnh Tiền Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
HUỲNH CÔNG MINH
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
THÍCH ỨNG VỚI XÂM NHẬP MẶN
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Ở CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
HUỲNH CÔNG MINH
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
THÍCH ỨNG VỚI XÂM NHẬP MẶN
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Ở CÁC HUYỆN VEN BIỂN TỈNH TIỀN GIANG
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 60030101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ HỌC
Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Văn Hưởng
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Đánh giá năng lực thích ứng với xâm
nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp ở các huyện ven biển tỉnh Tiền Giang”
là bài nghiên cứu của tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng qui định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
Tác giả
Huỳnh Công Minh
iv
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 2 năm học tập và nghiên cứu, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc đến Lãnh đạo Trường Đại học mở thành phố Hồ Chí Minh, Khoa
Đào tạo sau Đại học của trường Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh cùng Quí
Thầy, Cô giáo Trường Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành cho tác giả trong thời gian qua.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ quý báu các Cơ quan, tổ
chức, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã khích lệ, động viên tinh thần, tạo điều
kiện về thời gian cũng như cung cấp tư liệu, tài liệu trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm tạ tới Lãnh đạo và người dân địa phương 15 xã
và 4 huyện đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp số liệu, tư liệu nghiên cứu cần thiết liên
quan tới đề tài trong suốt quá trình tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà
và TS. Lê Văn Hưởng người đã dìu dắt, hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ với những chỉ
dẫn khoa học quý giá, đã tạo động lực, khơi dậy niềm say mê nghiên cứu, học tập
trong suốt quá trình triển khai và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
Tác giả Huỳnh Công Minh
v
TÓM TẮT
Tiền Giang là tỉnh ven biển, bên cạnh những lợi thế mà biển mang lại, thời
gian qua SXNN của tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề của tình trạng XNM, đặc biệt các
huyện ven biển ở khu vực phía đông của tỉnh. Trước ảnh hưởng của thực tế này, để
đánh giá năng lực thích ứng XNM của nông hộ ở khu vực ven biển của tỉnh, nghiên
cứu này sử dụng phương pháp chỉ số thích nghi cấp độ nông hộ (HACI) và cấp độ
cộng đồng (CACI) để đánh giá và qua đó đề xuất các giải pháp tăng năng lực thích
ứng cho nông hộ khu vực ven biển. Số liệu được thu thập thông qua bảng hỏi được
thiết kế sẵn, khảo sát 210 hộ ở 15 xã của 4 huyện, thị như Gò Công Đông Gò Công
Tây Tân Phú Đông và thị xã Gò Công. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
thích ứng XNM bằng phương pháp hồi qui đa biến trên Stata. Kết quả nghiên cứu
cho thấy giá trị chỉ số HACI của nông hộ là 55.222 và giá trị chỉ số CACI của cộng
đồng là 56.825. Điều này cho thấy năng lực thích ứng XNM cấp độ nông hộ và
cộng đồng ở mức trung bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thu nhập từ
trồng trọt, trình độ học vấn, diện tích đất SXNN, tuổi, thu nhập từ SXNN là những
nhân tố có quan hệ tỷ lệ thuận và làm tăng năng lực thích ứng của nông hộ, các yếu
tố giới tính, lao động phi nông nghiệp và khoảng cách từ khu vực canh tác đến sông
là những nhân tố có quan hệ nghịch biến, làm giảm năng lực thích ứng của nông hộ
SXNN khu vực ven biển của tỉnh Tiền Giang.
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
TÓM TẮT ...................................................................................................................v
MỤC LỤC................................................................................................................ vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ......................................................................... xii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.............................................................. xiii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU...........................................................................................1
1.1. Lý do nghiên cứu..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.....................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................4
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu ..........................................................................................5
1.5.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................5
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.......7
2.1. Cơ sở lí thuyết ..................................................................................................7
2.1.1. Các khái niệm ............................................................................................7
2.1.1.1. Biến đổi khí hậu ..................................................................................7
2.1.1.2. Thích ứng với BĐKH..........................................................................8
2.1.1.3. Cộng đồng .........................................................................................13
2.1.1.4. Xâm nhập mặn ..................................................................................14
2.1.1.5. Nông nghiệp......................................................................................15
2.1.1.6. Sinh kế và sinh kế bền vững .............................................................15
2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thích ứng.........................................17
viii
2.1.2.1. Yếu tố về nhân khẩu học...................................................................17
2.1.2.2. Yếu tố về vốn xã hội .........................................................................18
2.2. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu.......................................................18
2.2.1. Lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID (Department for International
Development, 2001) ..........................................................................................18
2.2.2. Lý thuyết khung sinh kế bền vững của CARE ........................................20
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước;...................................................................21
2.3.1. Nghiên cứu quốc tế ..................................................................................21
2.3.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................23
2.3.2.1. Nghiên cứu về năng lực thích ứng với BĐKH .................................23
2.3.2.2. Nghiên cứu về năng lực thích ứng với xâm nhập mặn .....................24
2.3.3. Kinh nghiệm của thế giới và các địa phương trong nước về thích ứng
XNM ..................................................................................................................28
2.3.3.1. Kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới....................................28
2.3.3.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước .................................29
2.3.3.3. Kinh nghiệm cho Tiền Giang............................................................30
2.4. Khoảng trống nghiên cứu ...............................................................................31
CHƯƠNG 3. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu...................................................................32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................32
3.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................32
3.1.1.2. Khí hậu..............................................................................................34
3.1.1.3. Tài nguyên nước và thuỷ văn............................................................36
3.1.1.4. Đất đai...............................................................................................37
3.1.2. Kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang..............................................................39
3.1.3. Sản xuất nông nghiệp và thủy sản: ..........................................................41
3.1.3.1. Nông nghiệp:.....................................................................................41
3.1.3.2. Thủy sản............................................................................................42
3.2. Thực trạng tình hình xâm nhập mặn tại Tiền Giang ......................................42
ix
3.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................50
3.3.1. Mô hình nghiên cứu.................................................................................51
3.3.1.1. Các biến giải thích mô hình ..............................................................51
3.3.1.2. Về cỡ mẫu..........................................................................................53
3.3.1.3. Đo lường năng lực thích ứng với XNM............................................53
3.3.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu .......................................................................55
3.3.2.1. Dữ liệu thứ cấp..................................................................................55
3.3.2.2. Dữ liệu sơ cấp ...................................................................................56
3.3.3. Phương pháp phân tích .............................................................................57
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................58
4.1. Đặc điểm của hộ điều tra ................................................................................58
4.2. Diễn biến của tình trạng XNM.......................................................................60
4.3. Đánh giá năng lực thích nghi của nông hộ với XNM ....................................61
4.4. Năng lực thích ứng cộng đồng .......................................................................64
4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thích ứng .............................................65
4.5.1. Thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng năng lực thích ứng....................65
4.5.2. Kiểm định đa cộng tuyến.........................................................................66
4.5.3. Kiểm định phương sai của sai số thay đổi...............................................66
4.5.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình.........................................................67
4.5.5. Phân tích hồi quy mô hình .......................................................................67
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.....................................73
5.1. Kết luận ..........................................................................................................73
5.2. Đề xuất giải pháp............................................................................................74
5.2.1. Nhóm giải về tuyên truyền, giáo dục.......................................................74
5.2.2. Nhóm giải pháp phát triển sản xuất thích ứng.........................................75
5.2.3. Nhóm giải pháp công trình kỹ thuật và công nghệ..................................76
5.2.4. Nhóm giải pháp kinh tế - xã hội ..............................................................77
5.3. Kiến nghị ........................................................................................................78
5.3.1. Đối với nhà nước: ....................................................................................78
x
5.3.2. Đối với nông hộ .......................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................81
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT...........................................................85
PHỤ LỤC 2: THÔNG KÊ MÔ TẢ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG XÂM NHẬP MẶN
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG .......................................................................87
PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH HỒI QUY VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG XÂM NHẬP MẶN.............88