Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

đánh giá lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của ngân hàng eximbank chi nhánh thuàng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thực tập giáo trình
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay hầu hết các công ty đều phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt trên thị
trường. Trong đó, cạnh tranh về khách hàng và nhất là khách hàng trung thành đã và đang
trở thành một xu hướng tất yếu. Những khách hàng trung thành tạo ra một khoản lợi
nhuận rất lớn cho công ty. Nhiều công ty đã xem khách hàng trung thành là lợi thế cạnh
tranh của họ. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng vậy, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng
rất lớn, và những khách hàng trung thành là một tài sản rất quan trọng của họ. Việc sử
dụng thẻ ATM ngày nay đang được phổ biến mở rộng, nó không chỉ đem lại sự thuận lợi
cho khách hàng trong việc cất giữ, sử dụng tiền mặt của mình mà nó còn là phương tiện
để các công ty trả lương. Trình độ dân trí ngày càng cao, mọi người nhận ra sự tiện dụng,
an toàn và linh hoạt của thẻ, do đó nhu cầu sử dụng cao. Số sinh viên Việt Nam du học
ngày càng nhiều, người Việt Nam ra nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam (du
lịch, công tác, hội nghị) liên tục tăng... Ngân hàng đang đẩy mạnh hệ thống ATM trên
toàn quốc để thu hút lượng khách hàng lớn, thu hút nguồn vốn kinh doanh và quảng bá
hình ảnh của ngân hàng mình. Nhiều ngân hàng khác có nhiều chính sách để thu hút
khách hàng sử dụng dịch vụ ATM của họ như lãi suất, sự thuận tiện, mạng lưới phân bố,
các điều kiện tín dụng khác…Nhưng thực tế thì chi phí bỏ ra để thu hút khách hàng mới
lớn hơn rất nhiều so với chi phí để giữ khách hàng và điều quan trọng ở đây là ngân hàng
phải có được các khách hàng trung thành.
Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá lòng trung thành của khách hàng
đối với dịch vụ thẻ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam –
Chi Nhánh Huế (EXIMBANK – HUẾ)”.
N07 – K43 QTKD Thương Mại Trang 1
Thực tập giáo trình
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi Nhánh Huế (EXIMBANK – HUẾ)
• Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Những vấn đề liên quan đến lòng trung thành của khách hàng
về chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng EXIMBANK – HUẾ
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn thành phố Huế.
Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập từ các tài liệu do Eximbank – Huế
cung cấp giai đoạn 2010 – 2011. Số liệu sơ cấp thu thập từ các cuộc thăm dò phỏng vấn
khách hàng tháng 9 năm 2012
3. Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu tổng quát
Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lòng trung thành của khách
hàng, từ đó đánh giá mức độ trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của Ngân
Hàng EXIMBANK – HUẾ Đề xuất các giải pháp để cải thiện mức độ trung thành của
khách hàng.
• Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của Ngân Hàng EXIMBANK –
HUẾ
- Tìm hiểu các rào cản chuyển đổi đối với khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ của Ngân
Hàng EXIMBANK – HUẾ.
- Đề xuất các giải pháp để cải thiện mức độ trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thẻ
của Ngân Hàng EXIMBANK – HUẾ
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Khách hàng cảm nhận như thế nào về dịch vụ thẻ của Ngân Hàng EXIMBANK – HUẾ ?
- Các rào cản chuyển đổi nào ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch
vụ thẻ của Ngân Hàng EXIMBANK – HUẾ ?
- Để cải thiện mức độ trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của Ngân Hàng
EXIMBANK – HUẾ cần có các giải pháp như thế nào ?
5. Phương pháp nghiên cứu
• Giả thiết nghiên cứu
- Khách hàng chưa thỏa mãn về chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân Hàng EXIMBANK – HUẾ
- Có nhiều rào cản ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng như tác động của chính
sách khuyến mãi, lãi suất hấp dẫn của các ngân hàng khác trong địa bàn…
N07 – K43 QTKD Thương Mại Trang 2
Thực tập giáo trình
- Khách hàng yêu cầu một số động thái tích cực từ ngân hàng để cải thiện chất lượng dịch
vụ thẻ của ngân hàng.
• Các loại số liệu cần thu thập
Số liệu thứ cấp
Sô liệu được lấy từ các đề tài nghiên cứu từ trước, trên các nguồn Internet, sách báo…
Số liệu sơ cấp
Tổng thể nghiên cứu :
Những khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ thẻ tại Ngân Hàng EXIMBANK – HUẾ
Cách thức chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chon mẫu ngẫu nhiên thực địa
Kích thước mẫu
Mẫu được tính dựa trên công thức xác định kích thước mẫu tối ưu hàm hồi quy của các
tác giả Tabachnick & Fidell (1991) là n ≥ 8m + 50, trong đó n là kích thước mẫu và m
là số biến lớn trong mô hình hồi quy.
Nhóm chúng tôi sẽ tiến hành hồi quy 7 biến lớn:
1. Đánh giá của khách hàng về điều kiện cơ sở vật chất tại điểm giao dịch phát hành thẻ
của Eximbank – Huế
2. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ thẻ tại Eximbank – Huế
3. Đánh giá của khách hàng về nhân viên phòng thanh toán thẻ tại Eximbank – Huế
4. Đánh giá của khách hàng về sự cố khi dùng thẻ
5. Đánh giá của khách hàng về chi phí chuyển đổi thẻ
6. Ý muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ thẻ
7. Niềm tin vào thương hiệu dịch vụ thẻ
Từ đó nhóm xác định được kích thước mẫu là: n = 8*7 + 50 = 106
• Nguồn và cách thu thập các loại số liệu
Phương pháp quan sát
Quan sát, nghiên cứu những tài liệu có sẵn.Có thể dùng phương pháp này để tìm hiểu một
số thông tin về khách hàng như số lượng khách hàng dùng thẻ, số lượt giao dịch thẻ…
Quan sát khách hàng giao dịch để ghi lại thái độ, hành vi khách hàng..
Phương pháp điều tra
Điều tra bằng công cụ bảng câu hỏi.Bảng câu hỏi được thiết kế với các thang đo khoảng
được đưa vào bảng Likert với các mức đánh giá từ 1 đến 5 tương ứng với mức hoàn toàn
không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý với các ý kiến đưa ra, thang này dùng để đánh giá
N07 – K43 QTKD Thương Mại Trang 3
Thực tập giáo trình
lòng trung thành, sự thỏa mãn và các đánh giá về biến số của chất lượng cảm nhận.Ngoài
ra bảng câu hỏi còn dùng các thang đo định danh, thang đo tỷ lệ để thu thập thêm các
thông tin chung về khách hàng như độ tuổi, nghề nghiệp…
• Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Sử dụng phần mêm xử lý số liệu SPSS 17.0.
Phân tích thống kê
Sử dụng thang điểm Likert :
1- Rất không hài lòng, 2- Không hài lòng, 3-Bình thường, 4 - Hài lòng, 5- Rất hài lòng
Kiểm định Mann – Whitney 2 mẫu độc lập:
Là phép kiểm định phi tham số phổ biến nhất để kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau
của trung bình 2 mẫu độc lập khi các giả định không thỏa mãn. Kiểm định này được sử
dụng để xem xét sự khác biệt về phân phối giữa 2 tổng thể từ các dữ liệu của 2 mẫu độc
lập.
Kiểm định Kruskal – Wallis:
Kiểm định này dùng để kiểm định sự khác biệt về phân phối giữa 3, hay nhiều hơn 3 tổng
thể từ các mẫu dữ liệu của chúng. Đâu cũng là phương pháp kiểm định giả thuyết trị trung
bình của nhiều nhóm tổng thể bằng nhau hay chính là phương pháp phân tích phương sai
một yếu tố mà không đòi hỏi bất kì một giả định nào về phân phối chuẩn của tổng thể.
- Giả thuyết và đối thuyết:
H0: µ1= µ2 =…. µk
H1: Tồn tại ít nhất một giá trị trung bình của nhóm thứ i khác nhóm ít nhất một giá trị
trung bình của nhóm còn lại
- Mức ý nghĩa: α = 0.05
- Với α = 0.05
Nếu Sig > 0.05 thì giả thuyết Ho được chấp nhận
Nếu Sig < 0.05 thì giả thuyết H0 bị bác bỏ
Kiểm định one –sample T test:
Các giá trị trung bình được kiểm định bằng kiểm định trung bình theo phương pháp Onesample T test để khẳng định xem nó có ý nghĩa về mặt thống kê hay không.
- Giả thuyết kiểm định: H0: µ = Const
H1: µ ≠ Const
α = 0.05 là mức ý nghĩa của kiểm định
N07 – K43 QTKD Thương Mại Trang 4
Thực tập giáo trình
Nếu Sig. (P-value) < 0.05: Bác bỏ H0
Nếu Sig. (P-value) > 0.05: Chưa có cơ sở để bác bỏ H0 – chấp nhận H0
Mô hình hồi quy Binary logistic
Hồi quy Binary logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một
sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được. Thông tin cần thu
thập về biến phụ thuộc là một sự kiện nào đó có xảy ra hay không, biến phụ thuộc lúc này
có hai giá trị là 0 và 1, với 0 là không xảy ra sự kiện ta quan tâm và 1 là có xảy ra.
Từ biến phụ thuộc nhị phân này, một thủ tục sẽ được dùng để dự đoán xác suất sự kiện
xảy ra theo quy tắc nếu xác suất được dự đoán lớn hơn 0.5 thì kết quả dự đoán sẽ cho là
“có” xảy ra sự kiện, ngược lại thì kết quả dự đoán sẽ là “không”
Đánh giá độ phù hợp của mô hình:
Đo lường độ phù hợp tổng quát của mô hình Binary logistic được dựa trên chỉ tiêu -2LL
(viết tắt của -2log likelihood), thước đo này có ý nghĩa giống như SSE (Sum of squares of
error) nghĩa là càng nhỏ càng tốt.
Kiểm định ý nghĩa của các hệ số
Đại lượng Wald Chi Square được sử dụng để kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số
hồi quy.
Giả thuyết kiểm định: H0: βi = 0
H1: βi ≠ 0
Với mức ý nghĩa: α = 5%
Nếu Sig. > 0,05: Không đủ bằng chứng thống kê bác bỏ giả thuyết H0
Nếu Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thuyết H0
Kiểm định độ phù hợp tổng quát
Kiểm định Chi Square được sử dụng để kiểm định độ phù hơp tổng quát.
Giả thuyết kiểm định: H0: β1 = β2 =… = βi = 0
H1: Tồn tại βi ≠ 0
Với mức ý nghĩa: α = 5%
N07 – K43 QTKD Thương Mại Trang 5