Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Hiện Trạng Và Xác Định Các Ưu Tiên Cho Bảo Tồn Đa Dạn Sinh Học Khu Bảo Tồn Tây Yên Tử Huyện Sơn Động Tỉnh Bắ Giang
PREMIUM
Số trang
141
Kích thước
5.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1037

Đánh Giá Hiện Trạng Và Xác Định Các Ưu Tiên Cho Bảo Tồn Đa Dạn Sinh Học Khu Bảo Tồn Tây Yên Tử Huyện Sơn Động Tỉnh Bắ Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Vũ Văn Tùng

ii

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của

chương trình đào tạo cao học ngành Lâm nghiệp. Sau khi hoàn thành chương

trình học tập giai đoạn 2010 - 2012; được sự đồng ý của trường, khoa Sau đại

học, và sự giúp đỡ của Tiến sĩ Đồng Thanh Hải, tôi đã tiến hành thực hiện đề

tài tốt nghiệp "Đánh giá hiện trạng và xác định các ưu tiên cho bảo tồn Đa

dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử - Sơn Động – Bắc

Giang ".

Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy giáo TS Đồng

Thanh Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập. Tôi

cũng xin được cảm ơn tới Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang, Ban Quản lý

KBTTN Tây Yên Tử, các Trạm Kiểm lâm thuộc địa bàn huyện Sơn Động đã

giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình đi khảo sát thực địa. Cuối

cùng tôi xin được cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá

trình thu thập và xử lý số liệu để hoàn thành đề tài này.

Mặc dù đã nỗ lực tìm tòi học hỏi nghiên cứu, nhưng do thời gian thực

hiện Đề tài còn nhiều hạn chế, khối lượng nghiên cứu lớn, nên Đề tài không

tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý

kiến xây dựng của các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp để bản luận văn được

hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Bắc Giang, tháng 10 năm 2012

Tác giả

Vũ Văn Tùng

iii

MỤC LỤC

Trang

iv

v

CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

BQL Ban quản lý

BTTN Bảo tồn thiên nhiên

CITES

Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật thực vật

hoang dã đang bị nguy cấp

ĐDSH Đa dạng sinh học

FFI Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế

HST Hệ sinh thái

IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới

PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng

PRA

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của

người dân

SĐVN Sách đỏ Việt Nam

SWOT Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

UBND Uỷ ban nhân dan

UNDP Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc

UNEP Chương trình Môi Trường Liên hiệp quốc

WWF Qũy quốc tế bảo vệ thiên nhiên

QĐ-UB Quyết định ủy ban

ha Hecta

SUF Rừng đặc dụng

VND Tiền đồng của Việt Nam

KHKT Khoa học kỹ thuật

USD Đô la Mỹ

WB Ngân hàng Thế giới

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT TÊN BẢNG TRANG

1.1 Thành phần loài trong các ngành thực vật Việt Nam 7

1.2 Thống kê các nhóm phân loại của hệ động vật Việt Nam 8

2.1 Thành phần dân tộc sinh sống trong khu vực 14

3.1 Tổng hợp tuyến điều tra thực vật tại khu vực nghiên cứu 24

3.2 Biểu điều tra thành phần các loài thực vật trên tuyến 25

3.3 Điều tra thực vật tầng cây cao trên ô tiêu chuẩn 25

3.4 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 26

4.1 Thành phần thực vật KBTTN Tây Yên Tử 28

4.2 Mười họ thực vật có số loài lớn nhất tại KBTTN Tây Yên Tử 29

4.3 Thống kê 10 chi có số loài lớn nhất của khu vực nghiên cứu 30

4.4 So sánh thực vật KBTTN Tây Yên Tử với các vùng lân cận 31

4.5 Kết quả khảo sát động vật rừng tại khu vực nghiên cứu 35

4.6 Tổng hợp thú tại khu vực nghiên cứu. 35

4.7 Tổng hợp chim tại khu vực nghiên cứu 38

4.8 Tổng hợp bò sát và ếch nhái tại khu vực nghiên cứu 40

4.9 So sánh khu hệ động vật của khu vực nghiên cứu với một số 41

4.10 Các loài thực vật ưu tiên cho bảo tồn tại khu vực nghiên cứu 42

4.11 Số loài trong các cấp nguy hiểm của khu vực nghiên cứu 44

4.12 Danh sách các loài có tên trong nghị định 32 của khu vực 44

4.13 Thông tin về một số loài thực vật quý hiếm trong khu vực

nghiên cứu

45

4.14 Các loài động vật ưu tiên cho bảo tồn tại khu vực nghiên cứu 46

4.15 Thông tin về một số loài động vật quan trọng trong khu vực

nghiên cứu

48

4.16 Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 53

vii

4.17 Thống kê tình hình khai thác lâm sản ngoài gỗ tại KBT 53

4.18 Điều tra tình hình săn bắt động vật rừng tại khu vực nghiên

cứu

57

4.19 Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 58

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đa dạng sinh học đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế

xã hội nó cung cấp những giá trị trực tiếp cho con người như lương thực, thực

phẩm, thuốc chữa bệnh, chất đốt và các giá trị sinh thái, điều hòa khí hậu, duy

trì các quá trình sinh thái cơ bản, là nhân tố cơ bản đảm bảo cân bằng sinh

thái tự nhiên, tạo môi trường sống ổn định. Tuy nhiên, đa dạng sinh học trên

thế giới đã và đang bị suy thoái do các hoạt động của con người như chia cắt

sinh cảnh, các loài xâm lấn, ôi nhiễm, biến đổi khí hậu. Con người đã làm

tăng tốc độ tuyệt chủng của các loài. Việt Nam cũng không phải là trường hợp

ngoại lệ. Diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam ngày càng thu hẹp và nhiều loài

đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng.

Nhận thức được vấn đề này, chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chủ

trương và chính sách kịp thời để giảm thiểu suy thoái ĐDSH ở Việt Nam. Cụ

thể cho tới nay có khoảng hơn 130 Vườn quốc gia và khu bảo tồn được thành

lập, đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau trên cả nước. Tuy nhiên hiệu

quả bảo tồn của các khu bảo vệ trong cả nước vẫn là một câu hỏi đối với các

nhà quản lý. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả trong bảo tồn tại

các khu bảo vệ chưa đạt mong muốn có thể do chúng ta đang đầu tư bảo tồn

dàn trải trong điều kiện kinh tế hạn hẹp, chưa xác định các ưu tiên bảo tồn

trong từng khu bảo tồn và vườn quốc gia cụ thể. Vì vậy chủ trương hiện tại và

trong các năm tới các khu bảo tồn và vườn quốc gia cần tập trung xác định

các ưu tiên bảo tồn, đây là yếu tố quyết định tới hiệu quả và thành công của

công tác bảo tồn

Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Tây Yên Tử được thành lập năm

2002 trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Ban quản lý bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ

trước đây, Tiểu khu Thanh Sơn thuộc Lâm trường Sơn Động II và Tiểu khu

Chía – Nước Vàng thuộc Lâm trường Mai Sơn. Khu bảo tồn (KBT) nằm trên

2

địa bàn hành chính thị trấn Thanh Sơn và các xã Thanh Luận, Tuấn Mậu, An

Lạc thuộc huyện Sơn Động, xã Lục Sơn thuộc huyện Lục Nam. Nằm ở vị trí sườn

tây núi Yên Tử chiếm phần lớn diện tích rừng tự nhiên trong quần thể các dãy núi

thuộc cánh cung Đông Triều. Tổng diện tích của KBT là 13.023 ha.

Theo kết quả nghiên cứu KBT là nơi hội tụ nhiều loài động thực vật

quý hiếm trong đó có các loài đặc hữu điển hình về thực vật như Pơ mu,

Thông tre, Sến mật, Trầm hương, Táu mật, Thông nàng...về động vật như Cu

li lớn, Voọc đen má trắng, Gấu ngựa, Hoẵng, Rùa núi vàng...Đặc biệt, một số

loài mới ghi nhận đã được công bố tại khu vực này

Các kết quả nghiên cứu khoa học tại KBT đã góp phần chứng minh và

khẳng định giá trị đa dạng sinh học to lớn của khu bảo tồn. Mặc dù vậy các

kết quả nghiên cứu đó vẫn chưa thể đánh giá, phản ánh hết tính đa dạng sinh

học của khu bảo tồn. Hơn nữa các nghiên cứu này mới chỉ thống kê danh mục

các loài động, thực vật có mặt trong khu vực. Việc xác định các loài ưu tiên

bảo tồn, cũng như đề xuất các giải pháp để bảo tồn các loài này vẫn chưa

được thực hiện.

Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cho bảo tồn ĐDSH cần có những

nghiên cứu về đánh giá hiện trạng ĐDSH định kỳ và xác định các ưu tiên cho

bảo tồn, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và xác định các ưu tiên

cho bảo tồn ĐDSH tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử - Sơn Động –

Bắc Giang”.

3

chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới

Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTH)

đã trở thành một chiến lược chung trên toàn thế giới, công ước ĐDSH đã

được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh ở Rio de Janeiro năm 1992. Tiếp đó,

nhiều tổ chức Quốc tế đã tập trung chủ yếu vào công tác bảo tồn ĐDSH như:

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN), chương trình môi trường liên

hợp quốc (UNEP), quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), tổ chức bảo vệ

Động Thực vật quốc tế (FFI ), viện tài nguyên di truyền Quốc tế (IPGRI), và

nhiều hội nghị, hội thảo được tổ chứ, nhiều chính sách về ĐDSH đã được xuất

bản nhằm cung cấp những kiến thức rộng lớn về ĐDSH, công ước CITES,

công ước về các loài di cư…

Hòa chung với xu hướng xã hội ngày một phát triển, sự phụ thuộc vào

các nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc sử dụng không hợp lý các tài nguyên

sinh học ĐDSH đang ngày một cạn kiệt, suy thoái ngày một gia tăng.

Sự suy giảm về ĐDSH là nguyên nhân đáng lo ngại mà nguyên nhân chính là

do sự khai thác bừa bãi không hợp lý của con người khiến cho nhiều loài bị

tuyệt chủng.

Nhằm bảo vệ và bảo tồn ĐDSH theo hướng bền vững, những năm gần

đây mỗi quốc gia, mỗi nước, mỗi khu vực đã tự xây dựng cho riêng mình

những chiến lược khai thác và sử dụng ĐDSH một cách hợp lý. Tùy thuộc

vào đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội, điều kiện tự nhiên và tạp quán canh

tác của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia mà hình thành nên một hệ thống quản lý sử

dụng tào nguyên khác nhau. Theo lịch sử quá trình triển khai bảo tồn ĐDSH

đã có những bước thay đổi về phương pháp nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều

tranh luận.

Trong giai đoạn đầu của tiến trình bảo tồn ĐDSH các hoạt động bảo

tồn thường hay tách lập với các hoạt động kinh tế - xã hội khác nhau trong

4

vùng. Các khu bảo tồn được xem như những “hòn đảo” tách biệt với thế giới

xung quanh. Các tác động của con người nên hệ sinh thái trong khu bảo tồn

hoàn toàn bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, mô hình bảo tồn này sớm bộc lộ những

hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang phát triển, nơi có một số lượng

dân cư lớn đang sinh sống trong khu bảo tồn. ở rất nhiều nơi, xung đột giữa

người dân địa phương và ban quản lý các khu bảo tồn ngày càng trở nên trầm

trọng. những người dân được di dời ra ngoài khu bảo tồn vẫn tiếp tục di vào

khu rừng, khai thác các sản phẩm của rừng, thậm chí ngày càng trầm trọng và

thiếu ý thức hơn. Carruthes (1997) đã kết luận mô hình bảo tồn này rằng “việc

bảo tồn theo mô hình Yellowstone là nghiêm cấm hoàn toàn tác động của con

người vào thiên nhiên; được ngăn chặn bởi các hàng rào, hoặc di dời cư dân

địa phương ra khỏi khu bảo tồn sẽ không còn phù hợp trong thế kỷ 21. Nếu

chúng ta vẫn tiếp tục mô hình bảo tồn này thì hậu quả sẽ ngày càng trở nên

nghiêm trọng hơn”.

Ngày nay chiến lược tiếp cận trong công tác bảo tồn đã có nhiều thay

đổi. Các hoạt động của con người trong các khu bảo tồn ngày càng được chấp

nhận. Chiến lược tiếp cận bảo tồn mới của IUCN trong thế kỷ 21 được khẳng

định rằng: các khu bảo tồn cần phải tăng số lượng các bên tham gia và người

dân trong vùng cần được xem như những “đối tác” hơn là những “mối nguy

hiểm” cho công tác bảo tồn .

Một số quốc gia trên thế giới như “ Brazil, Trung Quốc, và các nước

Trung Đông đã thực hiện nhiều chương trình, dự án nhằm hướng tới bảo tồn

ĐDSH. Kết quả thu được từ các chương trình này là muốn tăng hiệu quả quản

lý tài nguyên ĐDSH trong khu bảo tồn thì chiến lược “ đồng quản lý” phải

được vận dụng một cách triệt để nhằm đạt được cả hai mục tiêu là bảo tồn

ĐDSH và phát triển sinh kế nông thôn.

Chương trình hỗ trợ ĐDSH (The Biodiversity Support Program, 2000)

đã thực hiện nhiều dự án với nhiều mục tiêu cho bảo tồn ĐDSH, ở các nước

Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Những nghiên cứu bước đầu đã chỉ ra một số

điều kiện thành công của bảo tồn gồm: Một là, mục tiêu bảo tồn phải được

5

thảo luận,đàm phán nhất trí bởi tất cả các chủ thể hoặc đối tác có liên quan.

Hai là, các hoạt động bảo tồn phải xác định và hỗ trợ các lợi ích và nhu cầu

của người dân địa phương. Ba là, nhận thức, kiến thức về bảo tồn ĐDSH sẽ

dẫn đến động lực, nhưng động lực không thì chưa đủ. Để biến ý tưởng thành

hành động thì con người cần có đủ kỹ năng và năng lực cần thiết.

1.2. Ở Viêt Nam

Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở Việt Nam là “rừng cấm Cúc

Phương”, được thành lập theo quyết định 72/TTg của thủ tướng chính phủ

vào năm 1962. Từ đó cho đến nay số lượng và diện tích các khu rừng đặc

dụng ở Việt Nam không ngừng tăng lên; tính đến cuối năm 2005 Việt Nam có

126 khu rừng đặc dụng, trong đó có 29 Vườn Quốc Gia (VQG), 59 khu bảo

tồn thiên nhiên và 38 khu bảo vệ cảnh quan.

Bên cạnh phát triển các khu rừng đặc dụng, Việt Nam cũng tham gia ký

kết nhiều công ước Quốc tế, ban hành nhiều văn bản pháp luật và chính sách

có liên quan đến bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH. Năm 1985, chiến lược bảo tồn

Quốc gia của Việt Nam được ban hành. Đến năm 1993, Việt Nam đã ký công

ước Quốc tế về ĐDSH và tiến hành xây dựng kế hoạch hành động ĐDSH vào

năm 1995. Đây là văn bản có tính pháp lý khung và là kim chỉ nam cho hành

động của Việt Nam trong việc bảo tồn ĐDSH ở tất cả các cấp từ Trung ương

đến địa phương, các ngành và các đoàn thể. Năm 1991, Quốc hội ban hành

luật bảo vệ và phát triển rừng và được sửa đổi và bổ sung vào năm 2004.

Cũng vào năm 2004, Luật Bảo vệ Môi trường được sửa đổi và ban hành.

Các công trình nghiên cứu quan trọng về thực vật, tính đa dạng thực vật

và rừng Việt nam có thể kể đến là:

- Maurand P.1943. L' Indochine Forestiere. Hanoi.

- Humbert H. 1938 - 1950. Supplement a la flore generale de L' Indochine. Paris.

- Lecomte H. 1907 - 1951 flore generale de L' Indochine. Paris.

- Phạm Hoàng Hộ, 1970 - 1972, Cây cỏ miền nam Việt Nam, tập 1 - 2. Sài Gòn.

- Lê Khả Kế và NNK, 1969-1976, Cây cỏ thường thấy ở Việt nam, tập 1-6.

Hà Nội.

6

- Viện Điều tra quy hoạch rừng, 1971 - 1989. Cây gỗ rừng Việt Nam, tập 1 - 7. Hà Nội.

- Phạm Hoàng Hộ, 1991 - 1993, Cây cỏ Việt Nam, quyển 1 - 3. Santa Anna

(California ).

- Trần Đình Lý, 1993, 1.900 loài cây có ích ở Việt Nam. Hà Nội.

Những công trình nghiên cứu về động vật

- Các công trình nghiên cứu quan trọng về động vật và tính đa dạng của tài

nguyên động vật hoang dã Việt Nam có thể kể đến là:

- Đại Nam Nhất Thống Chí của các nhà khoa học Triều Lê, Triều Nguyễn.

- Công trình nghiên cứu của Brousmiche ( 1887 ) về một số loài động vật có

giá trị kinh tế, dược liệu và phân bố của chúng ở Bắc bộ.

- Nghiên cứu của De Pousagues (1940) về các loài thú ở Đông Đương.

- Mười năm nghiên cứu động vật ở Đông Dương của Boutan (1906).

- Bước đầu phân loại thú Miền Nam Việt Nam của Vanpeneen (1969).

Từ những năm 1960 đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu động vật

do các nhà khoa học Việt Nam thực hiện, đáng chú ý có các công trình nghiên

cứu của Đào Văn Tiến (1964, 1983, 1985, 1989); Lê Hiền Hào (1973); Võ

Quí (1975, 1981, 1995); Đặng Huy Huỳnh ( 1968, 1975, 1986, 1994); Trần

Kiên (1977); Phạm Trọng ảnh (1983), Trần Hồng Việt (1983), Phạm Nhật

(1993), Nguyễn Xuân Đặng (1994)...

Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam vẫn còn

nhiều bất cập và hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là: (1) do nhận thức của

người dân về bảo tồn ĐDSH còn hạn hẹp, (2) năng lực, kinh nghiệm quản lý

của cán bộ còn yếu, tinh thần trách nhiệm chưa cao, (3) sự chồng chéo, giữa

giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo và công tác bảo

tồn.

Những hạn chế và tranh luận chưa thể tác động và làm giảm hiệu quả

công tác bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam, và thứ trưởng bộ Nông nghiệp và phát

triển nông thôn “Nguyễn Văn Đẳng” cũng dã thừa nhận rằng “Hiệu quả của

công tác bảo tồn ở Việt Nam vẫn còn thấp mà nguyên nhân là do không có sự

7

thống nhất trong xây dựng kế hoạch; chồng chéo về trách nhiệm và thiếu sự

hợp tác giữa các bên tham gia”.

1.2.1. Nghiên cứu về đa dạng thực vật

Cho tới nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam. Các

lĩnh vực nghiên cứu chính về đa dạng thực vật bao gồm: Phân loại thực vật,

dạng sống, quan hệ địa lý và thành phần loài. Nhìn chung, các công trình này

có giá trị khoa học cao và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu

thực vật cho đến thời điểm hiện tại.

Có rất nhiều tác giả đã thống kê mô tả thành phần loài thực vật ở Việt

Nam. Cụ thể, theo tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) hệ thực vật Việt Nam

hiện đã thống kê được 11.373 loài thuộc 2524 chi, 378 họ của 7 ngành (bảng

1.1). Tính trung bình mỗi họ có 6,67 chi và 30,0 loài và mỗi chi trung bình có

4,5 loài. Các nhà phân loại học thực vật dự đoán rằng, nếu điều tra tỉ mỉ thì

thành phần loài thực vật Việt Nam có thể lên tới 15.000 loài (Nguyễn Nghĩa

Thìn, 1997).

Bảng 1.1: Thành phần loài trong các ngành thực vật Việt Nam

Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Chi Loài

1. Rêu Bryophyta 60 182 793

2. Khuyết lá thông Psilotophyta 1 1 2

3. Thông đất Lycopodiophyta 3 5 57

4. Cỏ tháp bút Equisetophyta 1 1 2

5. Dương xỉ Polypodiophyta 25 137 669

6. Hạt trần Gymnospermae 8 23 63

7. Hạt kín Angiospermae 299 2175 9787

Tổng 378 2524 11.373

Tỉ lệ % đặc hữu 0% 3% 20%

Nguồn: (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997)

Phương pháp nghiên cứu chính về thành phần loài thực vật được các

tác giả sử dụng từ trước đến nay bao gồm: Phương pháp điều tra theo tuyến,

phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình. Trong nghiên cứu này, Đề tài sẽ sử dụng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!